Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Tiết : 107

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích .

 - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài .

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 107
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích .
	- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài . 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	F Thế nào là lập luận giải thích ? Mục đích ? Phương pháp giải thích ? Yêu cầu bài văn giải thích như thế nào ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích : 
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích 
-Yêu cầu hs đọc đề văn . 
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Khi làm một bài văn ta cần thực hiện đầy đủ những bước nào ? 
F Đề bài đặt ra yêu cầu gì ?
F Người ta làm bài cần có giải thích tại sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Vì sao ? 
F Có phải ta chỉ giải thích nghĩa đen không? Cần giải thích nghĩa gì nữa? 
F Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ? 
F Theo từ điển, nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
F Giải thích như thế có đầy đủ chưa? 
F Vậy bài văn cần đòi hỏi giải thích như thế nào ? 
F Có phải ta chỉ bó hẹp giải thích câu tục ngữ này không ? Cần liên hệ như thế nào ? 
F Bài văn giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao? 
F Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt yêu cầu gì? 
Gv: Phần mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu giải thích. 
F Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? 
F Để làm cho ý nghĩa của câu tục ngữ trên trở nên dễ hiểu nên sắp xếp các ý đã tìm được như thế nào ? 
F Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích làm nhiệm vụ gì ? 
- Yêu cầu 3 hs đọc đoạn văn mở bài . 
- Gv : Mở bài không chỉ giới thiệu câu tục ngữ mà còn phải nói được nội dung sâu sắc mà mình muốn giải thích . 
F Các đoạn văn của phần mở bài có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? Vì sao ? 
F Có những cách mở bài nào ? 
- Yêu cầu hs đọc các đoạn văn của phần thân bài . 
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
F Phần thân bài có những đoạn nào ? 
F Làm thế nào để đoạn đầu của phần thân bài liên kết với phần mở bài ?
F Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen như thế nào? 
F Giải thích phải theo thứ tự nào ? 
F Nên viết đoạn giải thích nghĩa bóng như thế nào ? 
F Đoạn nghĩa sâu viết như thế nào ? 
Gv: Nếu sử dụng cách mở bài khác thì phần thân bài cũng phải viết phù hợp với phần mở bài để bài văn thành một thể thống nhất . 
- Yêu cầu hs đọc phần kết bài .
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
F Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa ? 
F Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không ? 
F Bước cuối cùng là gì ? 
 - Hs đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ 
+ Cần , đây là nghĩa đen của câu tục ngữ . 
+ Không, cần giải thích nghĩa bóng .
+ Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm ,.... 
+ Đi đây, đi đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải.
+ Đúng nhưng còn vắn tắt chưa đáp ứng được yêu cầu hiểu rõ, hiểu sâu . 
+ Cần giải thích sâu hơn, nhiều mặt . Quan hệ nghĩa đen, nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên hướng đến khát vọng của người dân . 
+ Không, Liên hệ những câu ca dao tục ngữ có nội dung tương tự . 
Vd: (1) Làm trai ..... 
(2) Đi cho biết .... 
(3) Ếch ngồi đáy giếng ...
+ Có 3 phần, mỗi phần có một nhiệm vụ riêng .
+ Giới thiệu câu tục ngữ (là kinh nghiệm là khát vọng), trích dẫn câu tục ngữ . 
+ Phát triển vấn đề cần giải thích (trình bày nội dung giải thích) 
+ Nghĩa đen : Đi một ngày đàng nghĩa là gì ? Một sàng khôn nghĩa là gì? 
+ Nghĩa bóng : Kinh nghiệm về nhận thức (Đi nhiều hiểu lắm, phải mở rộng tầm hiểu biết) 
+ Nghĩa sâu : Liên hệ với một số câu tục ngữ, so sánh để rút ra đây là chân lý và đây còn là khát vọng. 
+ Giá trị câu tục ngữ đối với hôm nay . 
+ Đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Có 
+ Có 3 cách : 
Trực tiếp 
Đối lập hoàn cảnh hạn hẹp của người nông dân xưa với khát vọng mở rộng tri thức .
Từ chung tới riêng: có nhiều câu tục ngữ ca dao cùng đề tài, đây là câu thấm thía nhất . 
- Hs đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Đoạn nghĩa đen 
+ Đoạn nghĩa bóng 
+ Đoạn nghĩa sâu 
+ Có từ liên kết : “Thật vậy”, đúng như vậy ....”
+ Là một kinh nghiệm, giải thích các yếu tố.
+ Giải thích trước sau .
+ Đó là quy luật, những cuộc tham quan “khôn” ra nhiều .
+ Là khát vọng 
Khích lệ, ước vọng thầm kín . 
+ Làm rõ vấn đề cần giải thích . 
+ Có nhiều cách kết bài . 
+ Đọc lại và sửa chữa 
Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích câu tục ngữ đó . 
1) Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Với tục ngữ có : 
+ Nghĩa đen 
+ Nghĩa bóng 
- Tra từ điển, đọc sách báo .... để hiểu các nghĩa. 
- Mở rộng giải thích :
 Quan hệ nghĩa đen với nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên hướng đến khát vọng của người dân. 
- Liên hệ những câu ca dao tục ngữ có nội dung tương tự . 
2) Lập dàn bài : 
 a) MB : 
- Giới thiệu câu tục ngữ : là kinh nghiệm, là khát vọng .
- Trích dẫn câu tục ngữ 
 b) Thân bài : Phát triển vấn đề cần giải thích : 
 - Đi một ngày đàng nghĩa là gì ? 
 - Một sàng khôn nghĩa là gì? 
 - Nghĩa bóng : Kinh nghiệm về nhận thức 
 - Đi nhiều hiểu lắm, phải mở rộng tầm hiểu biết
- Nghĩa sâu : Liên hệ với một số câu tục ngữ, so sánh để rút ra đây là chân lý và đây còn là khát vọng. 
 c) Kết bài : 
 - Giá trị câu tục ngữ đối với thời đại ngày nay .
3) Viết đoạn văn : 
 a) Mở bài : Có 3 cách 
 - Trực tiếp 
 - Đối lập hoàn cảnh hạn hẹp của người nông dân xưa với khát vọng mở rộng tri thức .
 - Từ chung tới riêng: có nhiều câu tục ngữ ca dao cùng đề tài, đây là câu thấm thía nhất .
b) Thân bài : 
Nên có 3 đoạn : 
 - Đoạn nghĩa đen 
 - Đoạn nghĩa bóng 
 - Đoạn nghĩa sâu 
* Cần có từ ngữ liên kết : “Thật vậy”, “đúng như vậy ....”
c) Kết bài : 
 - Làm rõ vấn đề cần giải thích 
4) Đọc lại và sửa chữa. 
5’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tổng kết 
II. Tổng kết . 
- Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk .
- Hs đọc 
(Ghi nhớ sgk tr 86 ) 
10’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập 
- Gv yêu cầu hs viết đoạn kết. 
- Yêu cầu một vài em đọc và nhận xét 
- Gv nhận xét 
- Hs tiến hành viết 
- Đại diện hs đọc, các hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận. 
(Bài viết của hs) 
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại các bước làm một bài văn lập luận giải thích . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài 
	- Chuẩn bị phần chuẩn bị ở nhà “Luyện tập lập luận giải thích” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 107.doc