Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 22: Từ Hán Việt (tt)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 22: Từ Hán Việt (tt)

Tiết : 22

 Bài dạy : TỪ HÁN VIỆT ( tt)

A. Mục tiêu yêu cầu :

 1. Giúp hs hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt .

 2. Có ý thức sử dụng từ hàn việt đúng ý nghĩa , đúng sắc thái , phù hợp với hoàn cảnh , tránh lạm dụng từ Hán Việt .

 3 Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , bảng phụ, phấn màu .

 - Hs : Bài cũ+ bài mới .

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 22: Từ Hán Việt (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết : 22 
 Bài dạy : TỪ HÁN VIỆT ( tt)
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Giúp hs hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt .
	2. Có ý thức sử dụng từ hàn việt đúng ý nghĩa , đúng sắc thái , phù hợp với hoàn cảnh , tránh lạm dụng từ Hán Việt .
	3 Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn .
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án , bảng phụ, phấn màu .
	- Hs : Bài cũ+ bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	C Từ ghép Hán Việt có những loại gì ? Có gì giống và khác với từ thuần Việt ?
(từ ghép đẳng lập – chính phụ , chính trước phụ sau (giống ) phụ trước chính sau (khác) )
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’) 
	Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt . Vậy việc sử dụng từ Hán Việt như thế nào , hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ?
 2. Phát triển bài :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
Hoạt động 2 : Giúp hs tìm hiểu sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt :
- Gọi hs đọc các câu trong mục 1 a 
C Tại sao trong các câu văn đó không dùng các từ Thuần việt tương đương mà dùng từ Hán Việt ?
C Các từ in đậm trong đoạn hội thoại b tạo sắc thái ý nghĩa gì ?
C Các từ này dùng ở thời gian nào ?
- Gv cho hs tìm thêm một số vd ở các trường hợp đã học .
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs biết cách sử dụng từ Hán Việt :
- Gv cho hs quan sát mẫu câu sgk .
C Trong 2 cặp câu a, b , câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? 
C Vì sao ?
- Đọc 
- Nhằm để tạo sắc thái trang trọng, tao nhã , tránh gây thô tục, ghê sợ .
- Các từ này tạo sắc thái cổ xưa .
- Dùng trong xh phong kiến 
- Hs tự bộc lộ .
- Hs đọc , quan sát mẫu câu a, b và trả lời .
+ Mẫu câu a2, b2 có cách diễn đạt hay hơn .
- Những trường hợp này không cần thiết phải sử dụng từ Hán Việt ., nó không phù hợp với sắc thái biểu cảm và hoàn cảnh giao tiếp .
I. Sử dụng từ Hán Việt:
 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
 a)Từ HV à Từ TV 
 + Phụ nữ à Đàn bà 
 + Từ trần à Chết
 + Mai tángà Chôn cất
 +Tử thi à Xác chết
=> Dùng từ Hán Việt trong các trường hợp trên để tọ sắc thái trang trọng , tao nhã thể hiện thái độ tôn kính .
b) Trường hợp b :
- Các từ in đậm trong đoạn hội thoại (b) : Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ , thần 
 à Các từ trên tạo sắc thái cổ xưa, phù hợp với bầu không khí xh xa xưa .
* Ghi nhớ : sgk tr 82 
 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt .
 - Khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ Hán Việt , làm cho tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
* Ghi nhớ : sgk tr 83 
14’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập :
 Bài tập 1 : Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống .
Bài tập 2 : Với bài tập này gv yêu cầu hs thống kê tên các bạn trong tổ hoặc trong lớp xem có phải phần lớn là từ Hán Việt , mở rộng ra các địa danh ở VN .
Bài tập 3: Gv hướng dẫn hs làm .
Bài tập 4 : Gv hướng dẫn hs thay thế từ cho phù hợp
 - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II. Luyện tập :
 Bài tập 1 : 
 - Nghĩa mẹ 
 - Thân mẫu chủ tịch HCM .
 - Phu nhân 
 - Vợ 
 - Sắp chết 2
 - Lâm chung 
 - Giáo huấn 
 - Dạy bảo .
Bài tập 2 : Tên người tên địa lý thường sử dụng từ Hán Việt là vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng (Tên VN, Nạ, Thơm, Bác,ba .)
Bài tập 3 : Đọc đoạn văn “Luc bấy giờ Triệu Đà An Dương Vương”
=> Các từ giảng hoà cầu thân , hoà hiếu , nhan sắc, tuyệt trần  tạo sắc thái cổ xưa .
Bài tập 4 : 
- Bảo vệ à giữ gìn 
- Mĩ lệ à Đẹp đẽ .
 3. Củng cố :(3’) 
	- G v nhắc lại nội dung 2 phần ghi nhớ sgk tr 82 , 83 .
 4. Đánh giá tiết học : (1’)
 5. Dặn dò : (1’)
- Học bài, làm bài tập còn lại
- Xem trước bài đặc điểm của văn biểu cảm .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22.doc