Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm

Tiết : 23

 Bài dạy : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM

A. Mục tiêu yêu cầu :

 1. Giúp hs hiểu các đặc điểm của văn biểu cảm .

 2. Hiểu được đặc điểm phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật , đồ vật , con người để bày tỏ tình cảm , khác với văn miêu tả , nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả .

 3. Giáo dục ý thức học tập của học sinh .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án – Sgk

 - Hs: Bài cũ + Bài mới .

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết : 23 
 Bài dạy : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM 
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Giúp hs hiểu các đặc điểm của văn biểu cảm .
	2. Hiểu được đặc điểm phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật , đồ vật , con người để bày tỏ tình cảm , khác với văn miêu tả , nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả .
	3. Giáo dục ý thức học tập của học sinh .
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án – Sgk 
	- Hs: Bài cũ + Bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	C Văn biểu cảm là gì ? Phương tiện biểu cảm ? Đặc điểm chung của văn biểu cảm ?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
 2. Phát triển bài :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’ 
9’
3’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc và trả lời các câu hỏi về bài tấm gương :
- Gọi hs đọc .
C Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì ?
- Gv lưu ý cho hs đến từ ngữ và giọng điệu ca ngợi và phê phán tính không trung thực .
C Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã làm như thế nào ?
C Bố cục bài văn gồm mấy phần ?
C Phần mở bài và kết bài có quan hệ như thế nào với nhau ?
C Phần thân bài nêu lên những ý gì ?
C Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào ?
C Tính cách, sự đánh giá của tác giả có rõ ràng chân thực không ?
C Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn ?
- Cho hs đọc đoạn văn “Mẹ ơi!  biết không” 
C Đoạn văn trên biểu hiện tình cảm gì ?
? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ?
? Em dựa vào những dấu hiệu nào mà khẳng định điều đó ?
? Mỗi bài văn biểu đạt tình cảm như thế nào ?
? Để biểu đạt tình cảm ấy người viết biểu lộ tình cảm như thế nào ? Lựa chọn hình ảnh như thế nào ?
? Bài văn biểu cảm có bố cục như thế nào ?
? Tình cảm trong bài văn phải là tình cảm như thế nào ?
- Gv nhấn mạnh lại nội dung trong phần ghi nhớ .
- Đọc 
- Ca ngợi đức tính trung thực của con người , ghét thói xu nịnh , dối trá .
- Tác giả mượn tấm gương làm điểu tựa , vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi sự vật xung quanh. Nói với gương , ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực .
- 3 phần : Mở bài , thân bài, kết bài 
- Ca ngợi tính trung thực của gương .
- Thân bài nói về các đức tính của gương .
- Hai vd về MĐC và Tchi là 2 vd về 1 người đáng trọng, đáng thương , nhưng nêu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai lệch sự thật .
- Nhằm biểu dương tính trung thực 
- Rõ ràng, chân thực , không thể bác bỏ .
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi , tạo nên giá trị của bài văn .
- Đọc 
- Tình cảm cô đơn , cầu mong sự giúp đở và thông cảm .
- Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp .
- Biểu hiện trực tiếp qua tiếng kêu , lời than , câu hỏi biểu cảm .
- Tập trung biểu cảm 1 tình cảm chủ yếu . 
- Lựa chọn hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng , để gởi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu lộ tình cảm trực tiếp .
- Ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài .
- Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị .
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm :
 1. Quan sát đoạn văn :
 “Tấm gương: (Băng Sơn)
 - Nội dung biểu cảm : Ca ngợi đức tính trung thực của con người , ghét thói xu nịch , dối trá .
 - Tác giả mượn hình ảnh chiếc gương để thể hiện nội dung biểu cảm (Vì gương luôn phản chiếu trung thành mọi sự vật xung quanh gương ) 
 - Phần mở bài và kết bài : ca ngợi tính trung thực của gương .
 - Thân bài : Nói về các đức tính của tấm gương.
=> Tính cách , sự đánh giá của tác giả thể hiện trong bài rất rỏ ràng, chân thực .--> có sức khêu gợi tạo nên giá trị của bài văn .
 2. Quan sát đoạn văn :
 “Mẹ ơi!  biết không”
(trích những ngày thơ ấu )
 - Nội dung biểu cảm : Tình cảm cô đơn rất mong sự giúp đỡ và thông cảm .
=> Tình cảm của nhân vật được biểu hiện trực tiếp qua tiếng than, lời kêu, câu hỏi biểu cảm .
Ghi nhớ : sgk tr86 
7’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập :
- Gọi hs đọc .
C Bài văn biểu cảm tình cảm gì ?
C Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này ?
C Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
C Tìm mạch lạc đoạn văn ?
C Đoạn 1 biểu hiện nội dung gì ?
C Đoạn 2 biểu hiện nội dung gì ? 
C Đoạn 3 biểu hiện nội dung gì ?
C Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ? 
- Đọc 
- Nổi buồn, cô đơn khi hè về, sự chia li ngày hè đối với học trò .
- Tác giả mượn hình ảnh hoa phượng nở hoa , hoa phượng rơi để thể hiện tình cảm buồn nhớ đó .
- Một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – biểu tượng sự chia lý ngày hè đối với học trò .
- Kì nghỉ hè, bạn bè rẽ chia , cảm xúc bối rối thẩn thờ .
- Cảm xúc trống trải (Học trò về hết phượng buồn nên mệt nhọc và rụng hoa)
- Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút dổi hờn .
- Vừa trực tiếp vừa gián tiếp có tác dụng truyền cảm sâu sắc .
II. Luyện tập :
 Đoạn văn “Hoa học trò”
 (Xuân Diệu)
 3. Củng cố :(2’)
	- Gv nhấn mạnh nội dung phần ghi nhớ sgk tr 86 
 4. Đánh giá tiết học : (1’)
 5. Dặn dò :(1’)
	- Học bài , làm các bài tập vào vở ,
	- Xem trước bài : Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc