Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm

Tiết: 43

 Bài dạy : TỪ ĐỒNG ÂM

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp hs đạt được :

 - Hiểu được thế nào là từ đồng âm .

 - Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.

 - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết: 43
 Bài dạy : TỪ ĐỒNG ÂM
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp hs đạt được : 
	- Hiểu được thế nào là từ đồng âm .
	- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
	- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	F Thế nào là từ trái nghĩa ? Cách sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ?
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm từ đồng âm :
F Em hãy giải thích các từ “lồng” trong các câu sau ? (nghĩa giống nhau hay khác nhau) .
F Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không ?
F Các từ “chân” trong chân bàn, chân người, chân tường có phải là từ đồng âm không ? 
F Từ sự phân tích trên , em hãy khái quát khái niệm từ đồng âm ? 
F em hãy lấy ví dụ minh họa .
- Lồng1 : (Động từ) con ngữa nhảy  lên .
- Lồng2 : (danh từ) Chỉ cái lồng để nhốt chim .
- Không liên quan .
- Không 
- Từ “chân” thuộc từ nhiều nghĩa (các nghĩa của từ chân đều có mối liên hệ nhất định : Chân bộ phận dưới cùng) 
- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì với nhau.
- Vd (hs tự lấy vd) 
I. Thế nào là từ đồng âm?
 1. Xét các vì dụ :
 - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên .
 - Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng .
=> Các từ “lồng” có nghĩa khác xa nhau :
 + Lồng (1) : Động từ (hành động của con ngựa)
 + Lồng(2) : Danh từ (Cái để nhốt chim .
 * Chú ý : Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều ( các nghĩa có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định )
 2. Khái niệm : 
 Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan gì với nhau. 
- Ví dụ : 
 + Cuốc (con cuốc, cây cuốc)
 + Mực (con mực, lọ mực)
 + Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu .
10’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách sử dụng từ đồng nghĩa:
F Dựa vào cơ sở nào mà em xác định được nghĩa của các từ “lồng” là trái nghĩa ?
F Em hãy lấy vd cụ thể .
F Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
F Em hãy biến câu trên thành câu chỉ có một nghĩa? (thêm từ ) .
F Từ sự phân tích trên các em rút ra được kết luận gì về việc sử dụng từ đồng âm trong khi giao tiếp ?
Gv: Trong cuộc sống nhất là văn chương thường sử dụng hiện tượng đồng âm vì mục đích tu từ à học ở tiết chơi chữ .
- Gv lấy một vài truờng hợp làm ví dụ . 
- Dựa vào ngữ cảnh (trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể)
- Hs lấy vd .
- Hai cách hiểu 
+ Kho : một cách chế biến thức ăn .
+ Kho : Cái kho để chứa cá .
- Hs suy nghĩ trả lời .
- Hs trả lời 
- Bà già đi chợ cầu Đông 
- Con bò đã ra đường cái rồi .
- Con đã bò ra đường cái rồi .
- Chàng cóc ơi ! chàng cóc ơi 
Thiếp nén duyên chàng có thế thôi ,
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé ,
Ngàn vàng khôn chuộc dấu .
II. Sử dụng từ đồng âm:
 1) Dựa vào ngữ cảnh (trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể) để xác định từ đồng âm .
vd: 
 + Đường rất dài và rộng .
 + Đường rất ngọt và thơm 
 + Hạt muối lấy từ nước biển (dt)
 + Mua cá về muối (đt)
 2) Nếu tách khỏi ngữ cảnh 1 từ có thê hiểu nhiều cách khác nhau .
vd : Đem cá về kho :
 + Kho : một cách chế biến thức ăn .
 + Kho : Cái kho để chứa cá .
=> Đem cá về mà kho ,
Đem cá về để nhập kho .
 3. Kết luận : 
 Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của các từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng từ đồng âm .
14’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập :
- Gv hướng dẫn các bài tập 1.2.3 cho hs về nhà làm .
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4 tr 136 cho hs làm tại lớp .
- Hs lắng nghe và lớp bài tập .
III. Luyện tập :
 Bài tập 1 : 
 - Cao (cao lớn / cao hổ)
 - Ba ( ba lớp / ba má )
 - Tranh (tranh giành / mái tranh )
 - Nam (Thôn nam / nam giới )
 - Nhè (nhằm / lè nhè)
 - Tuốt (đi tuốt / tuốt lúa)
 - sang (đi qua bên kia / sang giàu )
 - Sức ( sức lực / trang sức )
 - Môi ( môi miệng / môi trường )
 Bài tập 2 : 
 a) Danh từ cổ :
 - Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân .
 - Khăn quàng cổ 
 - Hươu cao cổ .
 - Cổ áo, cổ chai .
 b) Từ đồng âm với danh từ cổ :
 - Đồ cổ (xưa, quý )
 - Truyện cổ (xưa) 
Bài tập 3 : Đặt câu ( hs tự đặt )
 Bài tập 4 : Cho hs thảo luận : 
 Trong câu chuyện, anh chàng nọ để sử dụng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại các vạc cho người hàng xóm . Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi lại anh chàng nọ rằng “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng nọ phải chịu thua .
 3) Củng cố :(2’)
	Gv cũng cố các nội dung :
	+ Khái niệm từ đồng nghĩa ? 
	+ Cách sử dụng từ đồng nghĩa ?
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học bài 
	- Xem trước nội dung bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”
	- Tiết TV tuần sau kiểm tra 1 tiết .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43.doc