Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) (Hồ Chí Minh)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) (Hồ Chí Minh)

Tiết: 45

 Văn bản : CẢNH KHUYA

 RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)

 *** Hồ Chí Minh ***

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp hs đạt được :

 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ .

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 :
Bài 12 :
Tiết 45 : Cảnh khuya
 Rằm tháng giêng
Tiết 46 : Kiểm tra TV .
Tiết 47 : Trả bài TLV số 2
Tiết 48 : Thành Ngữ .
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết: 45 
 Văn bản : CẢNH KHUYA 
 RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
 *** Hồ Chí Minh ***
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp hs đạt được :
	- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ .
	- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Em hãy đọc thuộc bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” .
	F Lòng thương người, tinh thần nhân đạo của tác giả Đỗ Phủ được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : 
 Hướng dẫn hs đọc văn bản chú thích : 
- Gọi hs đọc 2 văn bản .
- Gv lưu ý cho hs cách ngắt nhịp thơ ở bài 1 .
- Gọi hs đọc chú thích .
- Đọc 
- Đọc (Gv nhấn mạnh lại)
I. Đọc – Chú thích :
 1. Đọc 
 2. Chú thích :
5’
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản :
F Theo em, căn cứ vào các dấu hiệu nào để xếp 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” vào cùng một bài học ? 
(So sánh thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung biểu cảm ) 
à Chúc : Khai - thừa - chuyển - hợp . Hai dòng đầu tả cảnh, hai dòng sau thể hiện tâm trạng .
F Bức tranh trong sgk minh họa cho nội dung nào của văn bản ?
F Nếu cần đề tên tranh, em sẽ ghi lời thơ nào cho bức tranh ?
F Bức tranh cảnh khuya được tạo từ những lời thơ nào ?
F Em có nhận xét gì về nghệ thuật của 2 bài thơ ?
F Trong chương trình Ngữ văn 7 đã học ta cũng đã gặp hình ảnh thơ nào cũng dùng tiếng suối để so sánh ?
Gv: Tiếng hát trong như tiếng nước ngọc huyền” (Thế Lữ) .
F Cách tả (so sánh) của tác giả HCM đã gợi ra một cảnh tượng như thế nào ?
F Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng được miêu tả như thế nào ở câu 2 ? 
F Từ “Lồng” ở đây có nghĩa là gì ?
(Có phải ngựa lồng, hay lồng chim )
F Việc dùng tiếng “lồng” ở đây vẽ ra một bức tranh như thế nào ?
GV: Hình ảnh thơ đã vẽ nên 1 bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. (Ô dóng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp lánh ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất thành những bông hoa thêu dệt à tạo vẻ đẹp lung linh chập chờn, ấm áp, hòa hợp, quấn quýt bởi từ “lồng” .
- Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người . Con người trong thơ Bác vừa là con người say đắm thiên nhiên, vừa là con người lo toan cách mạng . 
F Lời thơ nào diễn tả điều này ?
Gv: Hai câu thơ cuối đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả . 
F Câu thứ 3 thể hiện phẩm chất gì ?
F Câu 3,4 từ ngữ nào được lặp lại ?
F Em hiểu tâm sự lo nổi nước nhà của Bác như thế nào ?
F Như vậy, Người chưa ngủ trong lời thơ 4 phản ánh cảm xúc tâm hồn gì của tác giả ?
Gv: Câu thơ thứ 3 à Chuyển từ thiên nhiên à Tâm trạng .
Câu thơ thứ 4 mới là câu đúc kết toàn bài (hợp) sự chuyển biến vừa bất ngờ vừa tự nhiên của tâm trạng .
 Chính vì thức tới cảnh khuya lo chuyện nước nhà đã bắt gặp được cảnh đêm trăng tuyệt đẹp à 2 nét tâm trạng này thống nhất, hòa hợp trong con người Bác, giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong một vị lãnh tụ .
- Cùng hoàn cảnh sáng tác tại VN những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp .
- Cùng tác giả : HCM 
- Cùng thể thơ : TNTT .
- Cùng kết hợp miêu tả với biểu cảm .
- Thể hiện cảnh đẹp, tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước và phong thái lạc quan của HCM .
- Đêm trăng trong rằm tháng giêng .
- Rằm xuân lồng lộng trăng soi, khuya về bát ngát, trăng ngồi đầy thuyền .
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” .
- Dùng cách so sánh đặc sắc à ấn tượng về âm thanh .
 “Côn Sơn suối chảy rì rầm, 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” . 
 (Nguyễn Trãi )
- Sự sống thanh bình của thiên nhiên núi rừng trong đêm à Tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung .
- “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
- Lồng : cho vào bên trong 1 vật (cảnh vật) khác thật khớp để cùng làm một chỉnh thể .
- Bức tranh toàn cảnh với, cây, hoa, trăng hòa hợp sống động .
- Nghe 
- “Cảnh khuya .
 Chưa ngủ ..”
- Sự rung động niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc .
- “Chưa ngủ” 
- Lo cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho đến ngày thắng lợi .
- Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn tác giả.
II. Tìm hiểu văn bản :
 1. Văn bản “Cảnh khuya”
 a) Bức tranh cảnh khuya trong thơ:
 “Tiếng suối 
 Trăng lồng .”
à Dùng cách so sánh đặc sắc, tạo ấn tượng về âm thanh .
à Tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung .
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
- Bức tranh toàn cảnh với, cây, hoa, trăng hòa hợp sống động à tạo vẻ đẹp lung linh, chạp chờn, ấm áp .
=> Sự sống thanh bình của thiên nhiên núi rừng trong đêm .
 b) Hình ảnh con người trong cảnh khuya :
 “Cảnh khuya 
 Chưa ngủ .”
à Sự rung động niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc .
à Thể hiện tình yêu nước thuờng trực trong tâm hồn tác giả .
=> Hai nét tâm trạng này thống nhất hòa hợp trong con người Bác , Giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong một vị lãnh tụ .
15’
F Em có nhận xét gì về thể thơ của phần phiên âm và dịch thơ ?
Gv: Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm mới .
F Tác giả đã tả không gian đêm rằm ấy qua hình ảnh thơ nào ?
F Nguyệt chính viễn nghĩa là gì ?
F Không gian trong đêm trăng tròn nhất được tả như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về không gian này ?
Gv: Hai câu đầu đã vẽ ra một khung cảnh khung gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm trăng tháng giêng . Câu thơ mở ra một khung cảnh bầu trời cao rộng, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh . Ở câu thơ 2 phần phiên âm có 3 chữ xuân (à2) thể hiện sự hòa hợp của không gian , bất ngát, không có giới hạn.
F Cảm xúc của tác giả gọi lên từng cảnh xuan này như thế nào ?
- Giữa đêm trăng lồng lộng ấy xuất hiện hình ảnh con thuyền chở người kháng chiến .
F Lời thơ nào tạo hình ảnh này ?
F Em hiểu như thế nào về chi tiết bàn việc quân ?
F Qua chi tiết này phản ánh tính cách gì của tác giả?
F Câu cuối gợi cho em về cảnh tượng như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa người với cảnh vật ở đây ?
F Qua đây, ta hiểu thêm gì về tâm hồn của HCM ?
F Bài Nguyên tiêu có hình ảnh tương đồng với bài nào đã học ? 
- Phiên âm : TNTT 
- Dich thơ : Lục bác .
- Rằm xuân . 
- Sông xuân .
- Trăng tròn nhất 
- Sông, nước, bầu trời lẫn vào nhau .
- Không gian bát ngát, tràn ngập ánh trăng .
- Nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên .
- Giữa dòng .
- Bàn việc kháng chiến chống Pháp rất khẩn trương .
- Bàn việc sinh tử của đất nước .
- Lo toan công việc kháng chiến .
- Tình yêu CN, yêu nước .
Con ngừơi chở cả trăng và người chiến sĩ kháng chiến đang lướt nhanh .
- Con thuyền chở người kháng chiến đang lướt trên sông trăng .
- Gắn bó, hòa hợp .
- Tâm hồn yêu nuớc của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên .
- Suy rộng ra đó là vẻ đẹp của tình yêu đất nước .
- Bài Phong kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phong kiều) .
- Câu 4: Dạ bán chung thanh đón khách thuyền (Nữa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách )
 2. Văn bản : “Rằm tháng giêng”
 a) Cảnh đêm rằn tháng giêng :
 “Rằm xuân .
 Sông xuân .”
=> Không gian bát ngát, tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đếm trăng rằm tháng giêng .
à Thể hiện tình cảm nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên .
 b) Hình ảnh con ngừơi giữa đêm rằm tháng giêng :
“Giữa dòng bàn bach việc quân , khuya về bất ngát trăng ngân đầy thuyền”
à Lo việc kháng chiến (tình yêu nước) 
à Con thuyền chở người kháng chiến lướt trên sông trăng (tình yêu thiên nhiên)
=> Gắn bó, hòa hợp .
4’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tổng kết :
Gv: Cảnh khuya và rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
F Hai bài thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào ?
F Hai bài thơ mang giá trị nghệ thuật gì ?
- Mặc dù cả ngày ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tam hồn Bác luôn rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của một đêm trăng rừng, của “tiếng hát xa” hay hình ảnh ung dung, lạc quan của vị lãnh tụ và các đồng chí bàn việc quân trên dòng sông lấp lấp 
 => Phong thái ấy toát lên vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại, khỏe khắn, trẻ trung .
- Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại trong thơ.
III. Tổng kết :
 Ghi nhớ sgk tr 143 .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Hai bài thơ điều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc .
	F Em hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào ?
	- Hãy đọc một số bài thơ, câu thơ của Bác viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc 2 bài thơ .
	- Học nội dung bài và ghi nhớ sgk tr 143 .
	- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra TV 1 tiết .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc