Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 56: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 56: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bài dạy : LUYỆN NÓI

PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp hs :

 - Củng cố về cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học .

 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học .

 - Giáo dục ý thức học tập cho hs .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 56: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết: 56 
Bài dạy : LUYỆN NÓI
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp hs : 
	- Củng cố về cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
	- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học .
	- Giáo dục ý thức học tập cho hs .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : 
	Không kiểm tra .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs : 
- Gv kiểm tra phần chuẩn bị của hs xem có đạt yêu cầu chưa , nếu chưa thì gv nhấn mạnh lại nội dung gv đã chuẩn bị để hs dễ hình dung.
- Hs chuẩn bị trong vở hoặc giấy nháp . 
- Hs dựa vào các phần tìm hiểu đề và tìm ý , dàn bài gợi ý cho đoạn văn nói để viết thành bài văn ở nhà .
I. Chuẩn bị của hs: 
 * Cho đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch HCM . “Cảnh khuya” và “rằm tháng giêng” 
 1) Tìm hiểu đề và tìm ý: 
 a) Đọc bài “Cảnh khuya” 
 - Khung cảnh thiên nhiên có âm vang tiếng suối xa vọng lại, có trăng lặng lẽ dệt bức tranh đẹp. Đây là cảnh đã rất khuya, không gian xa vắng mà rất sinh động .
 - Tính cách : Yêu cảnh đẹp , yêu đời, lo cho đất nước .
 b) Đọc bài “rằm tháng giêng” 
 - Khung cảnh mênh mông bát ngát có nước trời mùa xuân trong ánh trăng xuân . Có hình ảnh thuyền chở đầy ánh trăng đi trong khói sóng ảo huyền .
 - Tính cách : Yêu cái đẹp của thiên nhiên đặc biệt là trăng , rất lạc quan sau khi bàn xong việc quân sự . 
 c) Chi tiết gây hứng thú : 
 - Cảnh khuya : Chưa ngủ khép mở hai tâm trạng (ngắm trăng và lo lắng) cho đất nước. Ở dấy thấy giang sơn đất nước đẹp tươi cho nên phải “lo sao khôi phục giang sơn Tiên Rồng” 
 - Rằm tháng giêng : thuyền trăng .
 d) Tâm hồn HCM có sự hoà quyện của 2 hình tượng : Nhà thi sĩ và người chiến sĩ .
 2) Phần dàn bài : sgk tr 154 .
3) Viết đoạn : 
 a) Mở bài : 
 - Cách giới thiệu tác phẩm : Chú ý năm ra đời và bối cảnh lịch sử của nó .
 - Cách mở bài bằng ấn tượng . 
Ví dụ : Mỗi lúc vào bảo tàng HCM ở Cảng Nhà Rồng em lại dừng chân rất lâu trước bức ảnh trắng đen của Bác Hồ ngồi say đắm bên cửa sổ nhìn trăng bát ngát ngoài kia. Có lẽ em thích bài thơ cảnh khuya là vì bắt đầu một ấn tượng này chăng ? 
 - Các phần còn lại hs bám sát dàn bài sgk thực hiện . 
10’
Hoạt động 2 : Gv chia tổ hs , theo dõi hs tập phát biểu : 
- Gv lưu ý hs : Cần có nghi thức thưa gởi , Có thể sử dụng hình thức nói có lợi thế (câu ngắn, nhắc lại chủ ngữ , dùng “nó” để thay thế ) 
- Tự hỏi, tự trả lời 
- Cử chỉ, điệu bộ 
- Cảm xúc phát biểu rõ ràng mạch lạc, giọng nói cảm xúc, tự nhiên. 
- Chia nhóm tập phát biểu .
II. Thực hành trên lớp :
 1) Luyện nói trong nhóm.
22’
Hoạt động 3 : Gv cho một vài hs luyện nói trước lớp. 
Gv nhận xét, tổng kết .
- Hs luyện nói .
- Hs khác nhận xét, bổ sung .
2) Luyện nói trước lớp
 3) Củng cố :(4’) 
 Nhận xét chung về tiết luyện nói : 
- Phần chuẩn bị ở nhà .
- Luyện nói theo nhóm. 
- Luyện nói trước lớp.
- Gv có thể ghi nhận những hs có biểu hiện tích cực, bài nói tốt, ghi điểm .
 4) Đánh giá tiết học: (1’) 
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Xem lại nội dung dàn bài sgk .
	- Soạn và xem trước các tiết học cho tuần sau .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 56.doc