Tiết : 79
Bài dạy : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu yêu cầu :
Giúp học sinh :
- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau .
B. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Giáo án , Sgk
- Hs : Bài cũ + Bài mới
C. Phương pháp dạy học :
- Vấn đáp - Giảng giải .
Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 Tiết : 79 Bài dạy : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp học sinh : - Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Bài cũ + Bài mới C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (5’) F Trong đời sống nhu cầu nghị luận được thể hiện như thế nào? Văn nghị luận nhằm mục đích gì ? F Để vấn đề có ý nghĩa bài văn nghị luận phải như thế nào ? III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : t Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về luận điểm, luận cứ và lập luận . I. Luận điểm, luận cứ và lập luận : 7’ Gv thông báo cho hs về luận điểm . - Yêu cầu hs đọc thông tin “Chống thất học” sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : F Luận điểm chính của bài viết là gì ? F Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào ? F Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận ? F Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt những yêu cầu gì? - Gv chốt lại. - Hs lắng nghe và ghi nhớ - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . + Chống nạn thất học . + Một trong những việc + Mọi người Việt Nam phải biết + Những người đã biết chữ . à Luận điểm được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể trong bài văn. + Thống nhất các đoạn văn thành một khối, các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng tỏ . + Đúng đắn, chân thật. Đáp ứng nhu cầu thực tế. - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 1) Luận điểm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận . * Tìm hiểu bài “Chống nạn thất học” - Luận điểm chính “Chống nạn thất học” + Một trong những việc + Mọi người Việt Nam phải biết à Thống nhất các đoạn văn thành một khối, các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng tỏ . 7’ - Yêu cầu hs đọc thông tin “Chống thất học” sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : F Nội dung có tin cậy hay không ? - Gv chốt lại. F Hãy tìm những luận cứ có trong bài “Chống nạn thất học” ? ( Căn cứ vào đâu mà đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học ? Muốn chống nạn thất học thì phải làm thế nào ? ) - Gv với 2 lí lẽ đó tác giả đã đề ra nhiệm vụ : Mọi người việt nam phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, tức là chống nạn thất học . F Những luận cứ này đóng vai trì gì trong bài viết ? F Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì ? - Gv chốt lại. - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức - Do chính sách ngu dân của thực dân pháp + Nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước . + Làm cho tư tưởng bìa viết có sức thuyết phục, người ta thấy chống nạn thất học là cần kiếp và đó là việc có thể làm được . + Đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế . - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 2) Luận cứ : * K/n: Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm à Cho thấy việc chống nạn thất học là cần kiếp và đó là việc có thể làm được . 6’ -Gv thông báo cho hs về lập luận . - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : F Em hãy chỉ ra tuần tự lập luận của văn bản chống nạn thất học ? - Gv mở rộng cho hs : + Trước hết tác giả nêu lí do, vì sao chống nạn thất học, chốngn nạn thất học để làm gì ? + Có lí lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạn thất học, những chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn. + Người ta sẽ hỏi : Vậy chống nạn thất học phải bằng cách nào, phần tiếp theo của bài viết sẽ giải quyết việc đó à Cách sắp xếp như trên chính là lập luận . F Lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào ? F Ưu điểm của thứ tự này? - Hs lắng nghe và ghi nhớ - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung + Đ1: Pháp với chính sách ngu dân + Đ2: 95% dân số thất học + Đ3,4: Nêu luận điểm + Đ5: Công việc của người đã biết chữ. + Đ6: Phấn đấu của người chưa biết chữ . + Đ7: Phụ nữ cần cố gắng. - Hs lắng nghe + Trước đây và hôm nay + Công việc của người : > Đã biết chữ > Chưa biết chữ > Phụ nữ. + Tạo nên một hệ thốngvừa làm rõ các ý : Tại sao phải chống nạn thất học ? Và chống nạn thất học bằng cách nào ? 3) Lập luận : * K/n: Lập luận là cáchlựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. * Lập luận bài “Chống nạn thất học” + Đ1: Pháp với chính sách ngu dân + Đ2: 95% dân số thất học + Đ3,4: Nêu luận điểm + Đ5: Công việc của người đã biết chữ. + Đ6: Phấn đấu của người chưa biết chữ . + Đ7: Phụ nữ cần cố gắng. * Trình tự sắp xếp: + Trước đây và hôm nay + Công việc của người : > Đã biết chữ > Chưa biết chữ > Phụ nữ. àTạo nên một hệ thốngvừa làm rõ các ý : Tại sao phải chống nạn thất học ? Và chống nạn thất học bằng cách nào ? 4’ Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết II. Tổng kết - Yêu cầu hs đọc ghi nhớ - Gv nhấn mạnh lại các nội dung trong phần ghi nhớ . - Hs đọc - Hs lắng nghe và ghi nhớ. ( Ghi nhớ sgk tr 19 ) 10’ Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập III. Luỵên tập : - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập phần luyện tập sgk tr20 - Gv nhận xét, kết luận - Các nhóm Hs làm theo yêu cầu hướng dẫn của gv . - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Bài tập sgk . * Luận điểm chính : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội . * Luận cứ : Thói quen xấu : - Gạt tàn thuốc - Vứt rát ra đường - Rác ùn lên cả con mương - Ném chai, cốc vỡ ra đường . * Lập luận : - MB: Giới thiệu thói quen tốt và xấu - TB: Đưa ra những dẫn chứng về thói xấu với thái độ phê phán. - KB: Đề ra hướng có thói quen tốt à Tất cả các điều trên đã tạo ra cho bài viết ngắn gọn, giản dị, có sức thuyết phục . 3) Củng cố : (2’) - Gv nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ sgk tr19 4) Đánh giá tiết học : (1’) Gv nhận xét, tiết học . 5) Dặn dò : (1’) - Xem lại bài học - Học thuộc bài - Làm các bài tập vào vở - Đọc thêm “Học thầy, học bạn” sgk tr 20 - Xem trước bài “Đề văn nghị luận” sgk tr21 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tài liệu đính kèm: