Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Tiết : 80

 Bài dạy :

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ

 VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Làm quen với các đề văn nghị luận

 - Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận .

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 80 
 Bài dạy : 
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
 VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Làm quen với các đề văn nghị luận 
	- Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận .
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Luận điểm là gì ? 
F Luận cứ là gì ? 
F Lập luận là gì ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận : 
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Các bài văn có thể xem là đề bài, đầu đề được không? 
F Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được không? Vì sao ? 
F Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề văn trên là đề văn nghị luận ?
- Gv bổ sung :
+ Lối sống giản dị, TV giàu đẹp  Là những nhận định những quan điểm. 
+ Thuốc đắng dã tật là một tư tưởng, hãy biết giữ thời gian là lời kêu gọi mang một tư tưởng .
+ Khi nêu lên một tư tưởng thì có thể có 2 thái độ hoặc là đồng tình hoặc là phản đối, đồng tình thì bày tỏ ý kiến đồng tình, phản đối thì hãy phê phán là nó sai trái. 
F Tính chất của đề văn (Lời khuyên, tranh luận, giải thích ) Có ý nghĩa gì với việc làm văn?
Gv bổ sung : Tính chất của đề văn, yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận . Nó giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm. 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Được 
+ Được, vì thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó?
+ Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một số vấn đề lí luận .
- Hs lắng nghe 
+ Định hướng cho bài viết, nó giúp ta khôn đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm .
- Hs lắng nghe .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận : 
* Nội dung đề văn : Thể hiện tư tưởng quan điểm hay vấn đề cần được làm rõ. 
* Tính chất : Ca ngợi phản bác  giúp ta định hướng cho bài viết .
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu đề cụ thể: “Chớ nên tự phụ” 
2) Tìm hiểu đề văn nghị luận “Chớ nên tự phụ” :
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Đề nêu lên vấn đề gì ? 
(Vấn đề gì cần luận ở đây?) 
F Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? 
(Tính chất: Ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác ) 
F Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phản định ?
F Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? 
F Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết : Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề? 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Tự phụ 
+ Phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.
+Phủ định 
+ Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng đínhự khiêm tốn học hỏi, biết mình, biết ta.
+ Xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. 
- Vấn đề : tự phụ 
- Phạm vi : Khuyên nhủ
- Khuynh hướng: Phủ định 
à Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng đínhự khiêm tốn học hỏi, biết mình, biết ta.
6’
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn lập ý cho bài văn nghị luận 
II. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận : 
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu luận điểm .
Đề bài “Chớ nên tự phụ” nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ . 
F Em có tán thành với ý kiến đó không ? 
F Em hãy nêu ra các luận điểm đối với các đề bài này?
F Cụ thể hoá các luận điểm chính bằng các luận điểm phụ ? 
- Gv hướng dẫn hs tìm các luận cứ : Để lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ” thông thường người ta nêu các câu hỏi :
F Tự phụ là gì ? 
F Vì sao khuyên chớ nên tự phụ ? 
F Tự phụ có hại như thế nào ? 
F Tự phụ có hại cho ai?
F Ta cần những dẫn chững nào? 
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu lập luận .
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi phần lập luận sgk tr22
(gv hướng dẫn hs vừa tìm hiểu vừa ghi theo sơ đồ sau) :
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Tán thành 
+ Tự phụ là một thói xấu của con người . Đức khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách cho con người bao nhiêu thì tự phụ lại bôi xấu nhân cách bấy nhiêu . 
+ Tự phụ kiến cho bản thân không biết mình là ai 
Tự phụ luân kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh .
+ tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình .
+ Mình không biết mình 
+ Bị mọi người khinh ghét
+ Cô lập mình với người khác.
+ Hoạt động của mình bị hạn chế, không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả. Gây nên nỗi buồn cho chính mình , khi thất bại thường tự ti.
+ Hại chính cá nhân người tự phụ , với những ai quan hệ với người đó.
+ Lấy từ thực tế trường lớp, môi trường xung quanh mình . 
Có lúc mình đã tự phụ 
Dẫn chững đã đọc qua sách báo.
- Bắt đầu từ việc định nghĩa tự phụ là gì à Nổi bật nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ à Nói tác hại của nó . 
* ĐỀ: “Chớ nên tự phụ”
* LUẬN ĐIỂM 
- Tự phụ là một thói xấu của 
con người .
- Khiêm tốn (cái đẹp) >< Tự phụ 
(cái xấu) 
 è
- Tự phụ khiến cho bản thân 
không biết mình là ai, bị 
chê trách, mọi người xa 
lánh, khinh bỉ (luận điểm 
tự phụ) 
* LUẬN CỨ 
- Tự phụ : Tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình .
- Khuyên chớ nên tự phụ là vì : 
+ Mình không biết mình 
+ Bị mọi người khinh ghét 
- Tự phụ có hại :
+ Cô lập mình với người khác 
+ Hoạt động mình bị hạn chế 
+ Gây nỗi buồn cho bản thân 
+ Thất bại à tự ti 
- Tự phụ có hại cho :
+ Chính bản thân người tự phụ 
+ Với những ai quan hệ với người đó. 
* DẪN CHỨNG : 
- Thực tế trường lớp, môi trường quanh mình 
- Bản thân mình 
- Qua sách báo, truỵện đọc 
* LẬP LUẬN : 
- Định nghĩa tự phụ à Làm nổi bật nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ à tác hại 
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
III. Tổng kết 
- Gv nhấn mạnh lại những nội dung theo ghi nhớ sgk tr23
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
(Ghi nhớ sgk tr 23) 
5’
Hoạt động 5: Hướng dẫn hs luyện tập 
IV. Luyện tập 
- Gv hướng dẫn về nhà làm các bài tập phần luyện tập .
- Hs lắng nghe ghi nhớ về nhà làm . 
Các bài tập sgk 
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại các nội dung phần ghi nhớ sgk tr 23 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Xem lại việc lập ý 
	- Học thuộc ghi nhớ 
	- Làm phần bài tập luyện tập 
	- Đọc bài tham khảo 
	- Soạn bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sgk tr 24
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80.doc