Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 93 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 93 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Tiết : 93

Văn bản : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Phạm Văn Đồng

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chátcao đẹp của bác hồ là đức tính giản dị : Giản dị trong lối sống, trong mối quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết.

 - Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nên dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn và sâu sắc.

 - Nhớ và thuộc được một số câu văn hay.

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 93 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 : 
Tiết 93 : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 
Tiết 94 : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
Tiết 95 + 96 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 93 
Văn bản : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chátcao đẹp của bác hồ là đức tính giản dị : Giản dị trong lối sống, trong mối quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết. 
	- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nên dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn và sâu sắc. 
	- Nhớ và thuộc được một số câu văn hay.
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (2’) 
	F Kiểm tra vở soạn của hs . 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
I. Đọc và tìm hiểu văn bản : 
- Yêu cầu hs đọc văn bản 
Lưu ý cho hs đọc to rõ ràng, mạch lạc, biểu hiện được tình cảm của tác giả.
- Gọi hs đọc phần chú thích 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Văn bản nghị luận về vấn đề gì? 
F Văn bản có bố cục như thế nào? Văn bản có nội dung như thế nào? 
- Gv goi hs trả lời 
- Gv chốt lại.
- Hs đọc 
- Hs đọc 
- Hs tìm hiểu thông tin, thống nhất ý kiến . 
+ Đức tính giản dị của BH
+ MB : (đoạn 1,2) à Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ TB: (Còn lại) Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Đọc : 
 a) Đọc văn bản (sgk)
 b) Đọc chú thích (sgk) 
 2) Tìm hiểu chung về văn bản : 
 a) Vấn đề nghị luận : 
 Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 b) Bố cục : 2 phần 
 + MB : (đoạn 1,2) à Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
 + TB: (Còn lại) Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ .
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs phân tích văn bản : 
II. Phân tích : 
Gv: Trong phần mở bài có 2 câu : 1 câu nêu nhận xét chung, 1 câu giải thích nhận xét ấy. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Luận điểm chính trong đoạn mở bài là gì? 
Gv : Luận điểm này đề cập đến 2 phạm vi đời sống của BH đó là đời sống cách mạng to lớn và đời sống giản dị hằng ngày. 
F Em nhận thấy văn bản này tập tring làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác ?
F Đức tính này được tác giả nhận định bằng những từ nào ?
F Trong đó từ nào quan trọng nhất ? Vì sao ? 
F Trong khi nhận định về đức tính của BH, tác giả đã có thái độ như thế nào?
F Trong phần thứ 2 tác giả đã cho thấy hai biểu hiện lớn trong đức tính giản dị của bác hồ, đó là biểu hiện nào? 
F Giản dị trên lối sống được biểu hiện trên những phương diện nào? 
F Tác giả đã chứng minh nếp sống giản dị của BH bằng những chứng cứ nào? 
F Các chứng cứ này được nêu cụ thể bằng những chi tiết nào?
F Trong quan hệ với mọi người lối sống giản dị được thể hiện như thế nào? 
Gv: Để kết lại ý ngày, tác giả đưa ra những nhận xét, bình luận về ý ghĩa sâu xa của sự giản dị trong bữa ăn :
“Ở việc làm nhỏ đó . người phục vụ” 
F Để làm sáng tỏ giản dị trong cách nói, viết của Bác , tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ?
F Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết của Bác ? 
F Tác giả đã giải thích lí do Bác giản dị là gì? 
F Tác dụng lời nói và cách viết của Bác ? 
F Tác giả đã bình luận về tác dụng này như thế nào? 
 F Ý nghĩa của lời bình luận này ? 
F Những chứng cứ tác giả đưa ra để chứng minh có sức thuyết phục hông? Vì sao ? 
F Ngoài những dẫn chứng trong bài em có thể tìm những dẫn chứng khác nói về sự giản dị của Bác ? 
GV: Tác giả đưa ra lờibình về sự giản dị của Bác : Không phải là lối sống khắc khổ của nhà tre tranh, giản dị về đời sống vật chất và tinh thần của Bác. à Đó là một đời sống văn minh mà Bác nêu gương sáng.
F Vì sao tác giả nói cuộc sống đó thự sự văn minh ?
gv: Có thể đọc một số bài thơ của Bác .
- Gv chốt lại.
- Hs nghe 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, trả lời . 
+ Sự nhất quán giữa đời sống Cm và đời sống bình thường của Bác .
+ Đời sống giản dị hằng ngày . 
+ trong sáng thánh bạch, tuyệt đẹp
+ Từ “thanh bạch” vì từ này thâu tóm đức tính giản dị của Bác . Trong thanh bạch có giản dị, trong sáng và đẹp trong cuộc sống của Bác. 
+ Tin ở nhận định của mình ( Điều rất quan trọng )
+ Ngợi ca (rất lạ kỳ, kỳ diệu )
+ Giản dị trong lối sống (từ con người Bác tới thế giới ngày nay) 
+ Giản dị trong cách nói và viết (còn lại) 
+ Giản dị trong tác phong sinh hoạt
+ Giản dị trong quan hệ với mọi người.
+ Bữa cơm của Bác 
+ Cái nhà sàn nơi Bác ở 
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn 
+ Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng , luôn lộng gió và ánh sáng, phản phất hương thơm của hoa vườn . 
+ Viết thư cho một đồng chí 
+ Nói chuỵên với các cháu mầm non.
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngũ nhà ăn. 
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường kì, kháng, chiến, nhất, định, thắng, lợi .
+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do. 
+ Nước VN là 1, dân tộc việt nam ..không đổi.
+ Đó là những câu nói nổi tiếng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Mọi người dân đều biết
+ Muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được .
+ Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người. 
+ “Những chân lí .. chủ nghĩa anh hùng” 
+ Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng.
+ Khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác Hồ.
+ Giàu sức thuyết phục 
+ Luận cứ toàn diện (ăn, ở, sống, làm việc, nói, viết)
+ Dẫn chứng cụ thể, xác thực 
+ Tác giả có mối quan hệ gắn bó, gần gũi với chủ tịch HCM.
+ Bộ quần áo màu nâu, đôi dép lốp cao su..
+ Đó là cuộc sống cao đẹp về tinh thần , tình cảm. Không mong đến hưởng thụ vật chất, không riêng về mình. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Nhận định chung về Đức tính giản dị của Bác Hồ. (đ1,2):
 - Sự nhất quán giữa đời sống Cm và đời sống bình thường của Bác .
- Đời sống giản dị hằng ngày . trong sáng thánh bạch, tuyệt đẹp
à Thể hiện sự ca ngợi và tin ở nhận định của tác giả . 
 2) Những biểu hiện đức tính giản dị : 
 a) Giản dị trong lối sống : 
 - Giản dị trong tác phong sinh hoạt :
 + Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn 
 + Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng , luôn lộng gió và ánh sáng, phản phất hương thơm của hoa vườn . 
- Trong mối quan hệ với mọi người :
+ Viết thư cho một đồng chí 
+ Nói chuỵên với các cháu mầm non.
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngũ nhà ăn. 
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường kì, kháng, chiến, nhất, định, thắng, lợi .
 b) Giản dị trong cách nói và viết : 
- Dùng những câu nói nổi tiếng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người. 
àĐề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng.
Khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác Hồ.
* Cách lập luận của tác giả giàu sức thuyết phục:
 + Luận cứ toàn diện (ăn, ở, sống, làm việc, nói, viết)
 + Dẫn chứng cụ thể, xác thực 
 + Tác giả có mối quan hệ gắn bó, gần gũi với chủ tịch HCM.
+ Đó là cuộc sống cao đẹp về tinh thần , tình cảm. Không mong đến hưởng thụ vật chất, không riêng về mình. 
3’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết 
III. Tổng kết 
F Nội dung văn bản đề cập đến vấn đề gì? 
F Đặc sắc về nghệ thuật lập luận của tác giả là gì? 
- Gv chốt lại.
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Ghi nhớ sgk tra 55
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập 
IV. Luyện tập 
- Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sgk 
- Yêu cầu hs về nhà làm . 
- Hs lắng nghe 
- Hs ghi nhớ 
Các bài tập sgk .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Văn bản nghị luận : Đức tính giản dị của Bác mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về BH?
	- Em học tập được gì từ nghệ thuật lập luận của tác giả ? 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài 
	- Đọc phần đọc thêm 	
	- làm phần luyện tập 
	- Xem trước bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” 
	- Học phần văn bản chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93.doc