Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009

Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009

A. Phần chuẩn bị:

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS

 - Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.

 - Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giầu cảm xúc và hình ảnh.

 - Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản trữ tình - tuỳ bút.

 - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

 II. Chuẩn bị:

 - GV : Nghiên cứu SGK, SGV , tham khảo Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập I.

 Soạn giáo án. Viết bảng phụ.

 - HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
NGỮ VĂN - BÀI 15, 16, 17
Kết quả cần đạt :
- Thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên và khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của con người Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm cảm xúc của tác giả trong Sài Gòn tôi yêu. Cảm nhận được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc, tình quê hương thắm thiết, sâu đậm và ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả trong bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi.
- Rèn luyện kĩ năng Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Đánh giá được bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm.
Ngày soạn: 13/12/2008 Ngày giảng:15/12/2008
 Tiết 64. Văn bản:
 MÙA XUÂN CỦA TÔI
 Vũ Bằng 
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
	- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
	- Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giầu cảm xúc và hình ảnh.
	- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản trữ tình - tuỳ bút.
	- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
 II. Chuẩn bị:
 - GV : Nghiên cứu SGK, SGV , tham khảo Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập I.
 Soạn giáo án. Viết bảng phụ.
 - HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
B. Phần lên lớp:
 * Ổn định tổ chức: 
	Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:....../18
 I. Kiểm tra bài cũ: (Miệng 5′)
	* Câu hỏi: Qua bài tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu em cảm nhận được điều gì về Sài Gòn và có những tình cảm như thế nào về thành phố ấy?
 * Đápán - Biểu điểm: 
	- Qua bài tuỳ bút của Minh Hương em thấy : Sài Gòn là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu . ( 3đ’)
 	- Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, trung thực, bộc trực chân thành, trọng đạo nghĩa. (3đ’)
 	- Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế. (4đ’)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tuỳ bút Thương nhớ mười hai được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của của Vũ Bằng. Ông viết tác phẩm này vào những năm tháng sống ở Sài Gòn trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và chiến tranh. Tập tuỳ bút có 12 bài, theo từng tháng trong năm. Với mỗi tháng tác giả lại tìm được một nét riêng trong cảnh sắc, sinh hoạt, phong tục hay món ăn đặc trưng cho thời điểm ấy. Mùa xuân của tôi là đoạn đầu của thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt, mở đầu cho nỗi nhớ thương suốt mười hai tháng của tác giả. Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
- Gọi HS đọc chú thích * (SGK tr.175)
I. Đọc và tìm hiểu chung : (5′)
? TB
* Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng và xuất xứ bài Mùa xuân của tôi?
- Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh năm 1913 tại Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách. Ông là cây bút viết văn làm báo có tiếng từ trước năm 1945 ở Hà Nội. Sau 1954 Vũ Bằng vào sống ở Sài Gòn và mất tại đó năm 1984. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược dù sống trong vùng địch tạm chiếm với nghề làm báo, viết văn nhưng Vũ Bằng tích cực tham gia hoạt động cách mạng, là một cơ sở trong tổ chức tình báo của ta. Vũ Bằng là một nhà báo già dặn và là cây bút viết văn có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí.
- “Thương nhớ mười hai” được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của Vũ bằng. Ông viết tác phẩm này vào những năm sống ở Sài Gòn trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và chiến tranh. Nhà văn đã gửi vào trong những trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hoà bình thống nhất. Điều đó được thể hiện qua nỗi nhớ mọi cảnh sắc, sinh hoạt và phong vị của quê hương phố xá và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội. Ngoài phần tự ngôn ở đầu sách, tập tuỳ bút này có 12 bài theo từng tháng trong năm. Với mỗi tháng tác giả lại tìm được một nét riêng trong cảnh sắc sinh hoạt hay phong tục, hay món ăn đặc trung cho thời điểm ấy. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hoá tinh tế, đọc đáo của một vùng đất nước và cũng là của dân tộc.
- Bài Mùa xuân của tôi (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn đầu của thiên tuỳ bút: “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt”, mở đầu cho nỗi nhớ thương suốt 12 tháng của tác giả. Bài văn đã tái hiện một cách tài tình không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày tháng Giêng đầu xuân qua sự quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả.. Bài văn đã thể hiện tình cảm thiết tha, nồng nàn của tác giả đối với quê hương, đất nước với cuộc sống dân tộc. Nó cũng cgho thấy tác giả là người rất trân trọng và tân hưởng những phong vị, vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên và cũng thể hiện rất rõ ngòi bút tài hoa, tinh tế của Vũ Bằng.
- Vũ Bằng (1913- 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn, nhà báo sáng tác từ trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí.
- Bài Mùa xuân của tôi trích từ thiên tuỳ bút: “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút - bút kí “Thương nhớ mười hai” của Vũ bằng.
 GV
- Hướng dẫn đọc:
 Bài văn biểu lộ tình cảm rất nhiệt thành tha thiết của tác giả cùng với nhiều hình ảnh miêu tả tinh tế và lời văn trau chuốt, giàu nhịp điệu. Do đó khi đọc cần rất chú ý thể hiện tính chất biểu cảm của bài văn.
- Đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn cho 2 HS đọc tiếp.
? TB
* Giải nghĩa từ: riêu riêu, mang mang
 HS
- Riêu riêu: thường viết là riu riu (lửa cháy nhỏ và đều) - ở đây, tác giả dùng để nói về mưa: mưa phùn, hạt mưa nhỏ, đều và kéo dài.
- Mang mang: Rộng lớn bao phủ khắp nơi.
? KH
* Em hãy nêu đại ý của văn bản?
- Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng Giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương của một người xa quê.
? TB
* Theo em văn bản này có thể chia làm mấy đoạn, giới hạn và nội dung từng đoạn?
- Bài này chỉ là một đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy có thể chia làm ba đoạn như sau:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
 + Đoạn 2 : Từ “ Tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
 + Đoạn 3: Từ “Đẹp quá đi” đến hết: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
 GV
Chuyển: chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cục trên.
II. Phân tích: (28′)
1. Tình cảm con người đối với mùa xuân:
? TB
* Tìm những chi tiết nói về tình cảm của con người với mùa xuân?
 HS
- Ai cũng chuông mùa xuân[...] Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chống thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
 ? KH 
* Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để nói về tình cảm của con người với mùa xuân? Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?
 HS
- Tác giả dùng điệp ngữ: “đừng thương”, “ai cấm được” cùng nhiều dấu phẩy, dấu chấm phấyŠ nhấn mạnh ý tình cảm con người dành cho mùa xuân thuộc nhu cầu của tâm hồn . Nhịp điệu câu văn tha thiết, mềm mại theo dòng cảm xúc. 
- Từ đó tác giả khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán, điều đó tự nhiên như non với nước, như bướm với hoa, như trai với gái đó là các quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên. Đoạn văn đã bộc lộ thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm nhớ thương, thuỷ chung với mùa xuân. ( nói một cách khác: Tình cảm yêu mến mùa xuân của con người là một quy luật tất yếu tự nhiên)
Tình cảm yêu mến mùa xuân của con người là một quy luật tất yếu tự nhiên.
? TB
* Các em chú ý đoạn 2 của văn bản và hãy tìm những câu văn viết về hình ảnh mùa xuân tháng giêng?
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân:
 HS
 - “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”
? KH 
* Tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu “Mùa xuân của tôi” ?
- Cảnh vật thiên nhiên, không khí mùa xuân được nhớ lại, gợi lại từ những chi tiêt, hình ảnh còn lắng đọng nhất, ám ảnh nhất. Đó là mùa xuân trong hồi ức của những người sầu xứ, xa xứ cho nên đó là mùa xuân rất riêng, mùa xuân của tôi, mùa xuân trong lòng tôi. Cho nên tác giả mở đầu đoạn văn bằng câu “Mùa xuân của tôi” là rất có lí và phù hợp với tâm trạng.
? TB 
* Em chú ý những biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn trên?
 HS
- Điệp ngữ “mùa xuân”, “có” được lặp lại 4 lần trong câu, cuối câu còn có dấu chấm lửng. Tác giả dùng từ “có” lặp lại để liệt kê nhằm nhấn mạnh các dấu hiệu điểm hình của mùa xuân đất Bắc, dấu chấm lửng gợi ra những vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân.
? TB 
* Qua đó tác giả đã gợi ra bức tranh xuân như thế nào?
- Về cảnh sắc thiên nhiên tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của “mưa riêu riêu (tức là mưa phùn kéo dài), gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm sâu vào lòng người những âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh (những đêm có trăng non và bầu trời trong xanh), tiếng trống chèo vọng về từ thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.Dân ta xưa kia vẫn có câu ca “ Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Vào thánh giêng hàng năm, các làng đều có mở hội xuân, đón các đoàn chèo về hát. Đó là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Không thể còn gì đặc trưng, tiêu biểu hơn về mùa xuân tháng giêng nơi miền Bắc. Cảnh sắc thiên nhiên lọc qua trí nhớ, qua thời gian bỗng trở nên lung linh huyền ảo, mơ màng như trong mộng.
? TB 
* Em hãy tìm những câu văn nói về sức sống của thiên nhiên và con người trong tháng giêng mùa xuân?
- Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượi mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ sự sống.
- [...] cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lênnhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải chồi ra thành nhữnh cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh [...] tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn [...].
- [...] Anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu đương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng th ... của mùa xuân đất Bắc sau rằm tháng giêng là: Không gian dần rộng rãi, sáng sủa, không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật trở lại. Cảnh tượng ấy mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn cho con người trước một năm mới
- Qua đó cũng thấy rõ tác giả không chỉ là người am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.
 Không gian rộng rãi, sáng sủa, cuộc sống đời thường giản dị, ấm cúng.
? TB 
* Em hãy nêu những thành công về nghệ thuật và nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi?
III. Tổng kết - ghi nhớ.
 HS
- Nghệ thuật: Đoạn trích dùng nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, câu văn giầu hình ảnh, giọng điệu vừa sôi nổi vừa thiết tha tạo nên sức truyền cảm.
- Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
- Đọc: * Ghi nhớ: (SGK,T.178)
 GV
- Hướng dẫn HS làm phần luyện tập ở nhà.
IV. Luyện tập: (2′)
III. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà: (2′)
 - Về nhà học bài, tập phân tích lại văn bản; thực hiện các câu hỏi ở phần luyện tập.
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng từ.
==========================
Ngày soạn: 15/12/2008 Ngày giảng: 18/12/2008
 Tiết 65 - Tiếng Việt:
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu bài dạy:
	- Củng cố về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực: chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách.
	- Tiếp tục nhận diện các mẫu mực về đúng chuẩn qua bài văn vừa học và sử lỗi về từ qua các bài tập làm văn.
	- Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 II. Chuẩn bị:
	- GV : Đọc SGK, nghiên cứu SGV và các bài làm văn của HS. Soạn giáo án. Viết bảng phụ.
	- HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
B. Phần lên lớp:
 * Ổn định tổ chức: 
	Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:...../18
 I. Kiểm tra bài cũ: Miệng (5′)
 * Câu hỏi: Để dùng từ đúng chuẩn mực khi sử dụng từ cân chú ý những điều gì?
 * Trả lời: Khi sử dụng từ cần chú ý:
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. (2đ’)
Sử dụng từ đúng nghĩa. (2đ’)
Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. (2đ’)
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp tình huống giao tiếp.(2đ’)
Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. (2đ’)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
	Từ những yêu cầu như các em đã nắm được về chuẩn mực sử dụng từ như vừa nêu, chúng ta sẽ cùng xem xét lại việc dùng từ của các em qua một số bài viết tập làm văn, để từ đó có hướng khắc phục. 
( GV ghi tên bài lên bảng)
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung
- GV tæng hîp c¸c lçi tõ nh÷ng bµi viÕt cña HS, yªu cÇu häc sinh ph¸t hiÖn lçi vµ söa lçi.
 (Theo nhãm)
- GV gäi mét vµi hs tr¶ lêi.
- HS nhËn xÐt, bæ sung.
- GV nhËn xÐt, chèt ®¸p ¸n. 
? Tõ “®Ñp” cã thÓ kÕt hîp víi c¸c tõ ng÷ sau:
 - ®Ñp kinh khñng.
- ®Ñp chÕt ng­êi.
* Theo em, c¸c c¸ch kÕt hîp trªn cã ®­îc chÊp nhËn ko?
- Hs th¶o luËn.
- HS thi t×m nhanh më réng tõ, ph©n lo¹i tõ ghÐp, tõ l¸y; t×m hiÓu nghÜa cña tõ. (Bµi 4)
- HS ®äc c¸c bµi tËp lµm v¨n cña m×nh, ghi l¹i nh÷ng tõ ®· dïng sai vÒ ©m, chÝnh t¶, nghÜa, tÝnh chÊt ng÷ ph¸p vµ s¾c th¸i biÓu c¶m. Nªu c¸ch söa theo mÉu sgk - 179. 
- GV nªu mét sè tõ trong c©u v¨n biÓu c¶m qua c¸c bµi tuú bót ®· häc.
- HS ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c tõ ®ã.
- GV nhËn xÐt, bæ sung.
? ý nghÜa cña viÖc dïng tõ ®Þa ph­¬ng trong v¨n biÓu c¶m?
- GV chèt ®iÒu cÇn l­u ý. 
Bµi 1. Söa lçi dïng tõ sai chuÈn.
Nhãm 1:
1. TiÕng suèi trong bµi “ C¶nh khuya ” cña Hå ChÝ Minh rÊt trong tr¾ng.
2. Sau khi chän ®­îc hoµng tö nèi ng«i, vua cha rÊt hý höng.
3. Ng­êi phô n÷ trong x· héi phong kiÕn sè phËn thËt lµ nhá nhen.
4. Thêi gian t«i vµ HiÕu bªn c¹nh nhau thËt ng¾n ngñn.
5. ¡n uèng ph¶i chõng mùc míi tèt cho søc khoÎ.
6. Em bè thÝ cho b¹n Lan mét mãn quµ ®¸ng yªu vµo ngµy N« - en.
7. Bøc tranh em t«i vÏ rÊt ®Ñp ®Ï.
Nhãm 2.
1. Ng«i nhµ míi cña t«i rÊt nhiÒu hoa, thËt ¸nh s¸ng.
2. Nh÷ng ®á chãi thËt chãi m¾t. 
3. Trong rõng cã rÊt nhiÒu mu«n thó.
4. Nh÷ng ®«i m¾t ng©y ng«, trong s¸ng ch¨m chó nh×n vµo nÐt phÊn cña c« gi¸o.
5. Muèn cã bµi v¨n hay, ph¶i th­êng xuyªn x©m nhËp ®êi sèng thùc tÕ cña x· héi.
6. Gi¶i ®­îc bµi tËp nµy, t«i thÊy nhÑ nhµng c¶ ng­êi.
7. §©y lµ bé phim tr­ëng rÊt hay.
Bµi 3. NhËn xÐt c¸ch sö dông tõ.
 KÕt hîp tõ: “®Ñp kinh khñng”.
 “®Ñp chÕt ng­êi”.
-> Cã thÓ ®­îc chÊp nhËn. C¸c tõ “kinh khñng, chÕt ng­êi” ®· bÞ biÕn ®æi, chØ møc ®é cao cña t/c do tÝnh tõ ®i kÌm biÓu thÞ.
Bµi 4: Më réng tõ. Ph©n lo¹i tõ ghÐp, tõ l¸y. T×m hiÓu nghÜa cña tõ.
a, C¸c tiÕng: SÐt - xÐt.
B, YÕu tè HV: “tiªu”.
Bµi 5: Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c tõ ng÷.
a, Tõ ng÷ dïng ®óng chuÈn.
B, Tõ ®Þa ph­¬ng: riªu riªu, ui ui, thÞ thiÒng, chót chiu, ch¬n thµnh ...
III. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: (1’)
	- Về nhà tiếp tục làm bìa tập như yêu càu bài tập 1, nhưng chữa bài khác của mình.
	- Chuẩn bị bài: Trả bài tập làm văn số 3.
=======================================
Ngày soạn: 16/12/2008 Ngày giảng:19/12/2008
 Tiết 66 - Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
	- Thấy được năng lực làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học của mình thể hiện qua những ưu, nhược điểm của bài viết.
	- Biết bám sát vào yêu cầu của đề ra, yêu cầu vận dụng lý thuyết đã học vào bài viết của mình, sửa lại những chỗ chưa đạt.
 II. Chuẩn bị: 
	- GV : Nghiên cứu dàn ý, biểu điểm, chấm bài. Soạn giáo án.
	- HS : Học lại lý thuyết. Xem lại văn bản đã học.
B. Phần lên lớp:
 * Ổn định tổ chức:
	Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:....../18
 I. Kiểm tra bài cũ: 
	Kết hợp trong quá trình trả bài.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
	Các em vừa thực hành viết một bài tập làm văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7. Bài viết lần này các em có những ưu nhược điểm gì, xin mời các em cùng xem xét trong tiết trả bài hôm nay.
(GV ghi tên bài lên bảng)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV chép đề lên bảng: 
- Gọi HS đọc lại đề, tìm những từ ngũ quan trọng. GV gạch chân.
Tb? Dựa vào các từ ngữ quan trọng hãy tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài trên?
Y? Hãy nhắc lại cách mở bài của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Nêu ý cần có của đề bài trên?
Kh? Nêu cách viết thân bài của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Áp dụng vào đề bài trên?
Tb? Kết bài của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học như thế nào? Hãy nêu ý kết bài của đề bài trên?
* Chuyển: Trên cơ sở chấm bài qua kết quả của bài làm của các em cô giáo có một số nhận xét như sau:
* Ưu điểm: đa số các em hiểu đề, bài viết đúng thể loại . Về nội dung tương đối chính xác, đầy đủ. Về hình thức bài viết của các em đủ bố cục 3 phần, chữ viết tương đối sạch sẽ, đã có nhiều bài viết đúng chính tả, ngữ pháp.
* Nhược điểm: Nhược điểm chung của cả lớp là chưa nắm chắc lý thuyết chung của kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, nên chưa biết cần làm gì đối với bài này, dẫn đến lúng túng, vụng về , bế tắc hoặc làm bừa theo cảm tính, mà không hiểu mình viết cái gì. Một số em chưa cố gắng làm bài vì vậy bài viết quá ngắn dẫn đến nội dung sơ sài, thiếu ý. Còn một vài em chữ viết cẩu thả, trình bày bài chưa khoa học. Có một số câu văn rườm rà, tối nghĩa thậm chí rất ngô nghê.
GV: Qua chấm bài các em có một số lỗi chung, chúng ta cùng chữa.
GV: chép đoạn văn có lỗi lên bảng:
1. “Vào một hôm trăng sáng Bác không ngủ được, Bác thường xuyên không ngủ được do vì cảnh khuya, rất đẹp, và cũng một phần vì Bác no cho dân cho nước, mà không ngủ được. Không ai nghĩ được trong đầu vị chủ tịch của chúng ta nghĩ gì. Ở Việt bắc có ông cụ gì đi dép cao su mặc áo nâu đội mũ lồi mặc chiếc quần ca ki dản gị đó chính là Bác Hồ của chúng ta.”
2. Một hình ảnh thơ đẹp, tiếng suối được so sánh như tiếng con người hát từ xa rất cuốn hút cho nên Bác không ngủ.
Tb? Em hãy nhận xét đoạn văn của bạn, chỉ ra những lỗi sai và nêu nguyên nhân mắc lỗi?
- Đoạn văn 1: lủng củng, dùng từ chưa đúng chuẩn mực chính tả, ngữ pháp còn viết sai lỗi chính tả, chấm phấy để ngắt câu bừa bãi. Nội dung không trong sáng, chưa đúng với tinh thần của bài thơ Cảnh khuya. Miêu tả Bác Hồ chưa chính xác. 
- Nguyên nhân: chưa hiểu bài thơ, chưa nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. Viết bài văn theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy không xem xét, cân nhắc, lựa chọn. Viết xong không đọc lại bài để sửa lỗi.
- Đoạn văn 2: Mắc lỗi diễn đạt, dùng từ còn thô, chưa biểu cảm.
 * GV yêu cầu HS tự chữa đoạn văn trên cho rõ ý và đúng nội dung đoạn văn của bạn. 
- Gọi 1 số HS đọc, các bạn nhận xét, GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
* Đọc bài làm của em Tòng Thị Phương May.
Kết quả: Lớp 7B có 18 bài, trong đó:
+ Điểm giỏi: 0 
+ Điểm khá: ............
+ Điểm TB: .............
+ Điểm yếu: .............
GV: Trả bài cho HS, giải đáp thắc mắc - gọi điểm.
Đề: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
1 .Tìm hiểu đề, tìm ý: (3′)
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Đối tượng biểu cảm: Bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
* Tìm ý:
- Nêu cảm nhận chung về hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh Bác Hồ trong bài.
- Nêu cảm nghĩ về từng câu thơ.
2 . Lập dàn ý: (7’)
 a) Mở bài: 
 - Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya. Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
b) Thân bài: 
* Nêu cảm nhận chung về các hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh Bác Hồ trong một đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.
* Nêu cảm nghĩ về từng câu thơ:
- Câu mở đầu: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” so sánh tiếng suối với tiếng hát xa vừa chính xác, vừa đặc sắc, mới mẻ.( so sánh với bài Ca Côn Sơn).
- Câu 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” điệp từ “lồng” gợi vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét quấn quýt, tạo vẻ lung linh, chập chờn lại ấm áp, hoà hợp.
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, say mê trước vẻ đẹp như tranh của núi rừng Việt Bắc. Ta cảm phục Bác tuổi cao, sức yếu, ở trong rừng những năm đầy khó khăn gian khổ mà vẫn ung dung, lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu đời.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” điệp ngữ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đàu câu 4 rất tài tình mở ra 2 phía tâm trạng trong cùng con người Bác Hồ thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
c) kết bài: Bài thơ càng làm em thêm yêu mến, cảm phục, kính yêu Bác Hồ. Em nguyện noi theo gương Bác.
3. Nhận xét chung: (5′)
4. Lỗi sai và chữa lỗi sai: (22′)
5. Đọc bài mẫu - trả bài - gọi điểm:
(7’)
III- Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà: (1′)
Về nhà ôn lại lí thuyết, học lại bài thơ Cảnh khuya.
Chuẩn bị bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình.
===========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 17 Diep Hong.doc