Bài soạn Vật lý 7 Tiết 13: Độ To của âm

Bài soạn Vật lý 7 Tiết 13: Độ To của âm

BÀI 12

ĐỘ TO CỦA ÂM

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.

- So sánh được âm to, âm nhỏ.

 2. Kỹ năng:

- Qua thí nghiệm rút ra được:

o Khái niệm biên độ dao động.

o Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ.

 3. Thái độ:

- Hợp tác nhóm giải quyết yêu cầu của giáo viên đặt ra.

- Có ý thức liên hệ thực tế về kiến thức học được.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 Tiết 13: Độ To của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07.11.2009	Vật lí 7 Ngày dạy: 09.11.2009	Tiết 13
BÀI 12
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
So sánh được âm to, âm nhỏ.
	2. Kỹ năng:
Qua thí nghiệm rút ra được:
Khái niệm biên độ dao động.
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ.
	3. Thái độ:
Hợp tác nhóm giải quyết yêu cầu của giáo viên đặt ra.
Có ý thức liên hệ thực tế về kiến thức học được.
II. Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm: 
1 đàn ghi ta.
1 trống + dùi.
1 giá thí nghiệm.
1 con lác bấc.
1 lá thép.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (8’)
Học sinh 1: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Âm cao phụ thuộc vào tần số như thế nào?
Học sinh 2: Chữa bài tập 11.1 và 11.4 trong sách bài tập.
Giải:
Bài 11.1: đáp án D
Bài 11.4: 
a. Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn.
b. Chim bay, cánh vỗ chậm âm phát ra thấp nên ta không nghe.
* Tổ chức tình huống học tập: 
Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ. Song khi người ta hét to thấy bị đau cổ. Vậy tại sao người ta lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại thấy đau ở cổ họng?
Bài 12
ĐỘ TO CỦA ÂM
* Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động. Mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra (15’)
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 trong sách giáo khoa.
Yêu cầu học sinh cho biết để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì? Và tiến hành như thế nào?
Học sinh: hộp cộng hưởng, một thanh thép lá. Cố định một đầu thước có chiều dài khoảng 20cm khi thước đứng yên tại vị trí cân bằng, kéo thước lệch khỏi vị trí cân bằng trong 2 trường hợp kéo thước lệch nhiều và lệch ít.
Yêu cầu học sinh cần quan sát gì trong thí nghiệm?
Giáo viên chú ý học sinh các nhóm quan sát và chú ý lắng nghe âm phát ra. 
Để tránh học sinh làm ồn, yêu cầu mỗi nhóm trong mỗi trường hợp chỉ được tiến hành 2 lần: một lần quan sát dao động và một lần nghe.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thu được vào bảng 1
Giáo viên treo hình vẽ minh họa về dao động của một đầu thước, hướng dẫn cho học sinh quan sát biên độ dao động và yêu cầu học sinh cho biết biên dộ dao động là gì?
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành câu C2.
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 và nêu phương án thí nghiệm?
Học sinh nêu phương án thí nghiệm.
Giáo viên nhắc lại mục đích của thí nghiệm này: kiểm tra xem có phải biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to hay không.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm cho biết:
+ Khi gõ nhẹ âm phát ra như thế nào? Quả bóng dao động như thế nào?
+ Khi gõ mạnh âm phát ra như thế nào? Quả bóng dao động như thế nào?
Từ kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3.
Yêu cầu cá nhân học sinh hoàn thành phần kết luận.
Giáo viên chuyển ý: đơn vị đo độ to của âm là gì?
I. Âm to, âm nhỏ - biên độ dao động.
Thí nghiệm 1:
Cách làm thước dao đồng
Đầu thước dao động mạnh hay yếu?
Âm phát ra to hay nhỏ?
a. Nâng đầu thước lệch nhiều
Đầu thước dao động mạnh
Âm phát ra to
b. Nâng đầu thước lệch ít
Đầu thước dao động yếu
Âm phát ra nhỏ
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
C2:  nhiều(ít),  lớn(nhỏ), to(nhỏ).
Thí nghiệm 2:
+ Gõ nhẹ: âm nhỏ quả bóng dao động với biên độ nhỏ.
+ Gõ mạnh: âm to quả bóng dao động với biên độ lớn.
C3:  nhiều (ít)  lớn (nhỏ)  to (nhỏ).
Kết luận:
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn
* Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm (5’)
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
+ Đơn vị đo độ to của âm là gì? Được kí hiệu như thế nào?
Giáo viên: để đo độ to của âm người ta dùng máy đo. Giáo viên giới thiệu độ to của một số âm trong bảng 2.
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau tai?
II. Độ to của âm
Độ to của âm có đơn vị là đêxiben. Kí hiệu là dB
* Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu C4, C5, C6 trong 3 phút.
Gọi học sinh trả lời.
Yêu cầu học sinh ước lượng tiếng ồn trên sân trường trong giờ ra chơi?
III. Vận dụng
C4: Gãy mạnh dây đàn âm to.
C5: 
C6: khi phát ra âm to biên độ dao động của màng loa lớn và ngược lại
C7: khoảng từ 70 – 80dB
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (7’)
Yêu cầu học sinh trả lời: 
+ Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm?
+ Đơn vị đo độ to của âm là gì? Được kí hiệu như thế nào?
Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”
Giáo viên hướng dẫn học sinh: âm truyền đến tai màng nhỉ dao động. Âm to màng nhỉ dao động với biên độ lớn màng nhỉ bị căng quá nên thủng điết tai.
* Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Trả lời được các câu hỏi từ C1 đến C6.
+ Làm các bài tập từ 12.1 đến 12.5 trong sách bài tập.
+ Đọc trước Bài 13 Môi trường truyền âm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 13 Độ To của âm.doc