Bài soạn Vật lý 7 Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài soạn Vật lý 7 Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

 Tiết 16

BÀI 15

CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

- Nêu được và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

- Kể tên một số vật liệu cách âm.

 2. Kỹ năng:

- Biết được phương pháp tránh tiếng ồn.

 3. Thái độ:

- Ham hiểu biết, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

o Cho cả lớp: 1 trống, dùi trống

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.12.2009	Vật lý 7 Ngày dạy: 07.12.2009	Tiết 16
BÀI 15
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
Nêu được và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Kể tên một số vật liệu cách âm.
	2. Kỹ năng:
Biết được phương pháp tránh tiếng ồn.
	3. Thái độ:
Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Cho cả lớp: 1 trống, dùi trống
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập (10’)
Học sinh 1: Thế nào là âm phản xạ? Thế nào là tiếng vang? Tiếng vang có phải là âm phản xạ không? Âm phản xạ có phải là tiếng vang không?
Học sinh 2: Những vật như thế nào phản xạ âm tốt? Những vật như thế nào phản xạ âm kém? Giải thích vì sao trong các phòng người ta thường treo rèm màn xung quanh?
* Tổ chức tình huống học tập: Các em có biết trong tác phẩm “ Bất khuất”, nhà văn Nguyễn Đức Thuận đã kể lại một hình thức tra tấn của kẻ thù đối với người chiến sĩ, mà không cần bắn súng, đánh đập nhưng lại làm người chiến sĩ rất đau đớn. Đó là cách kẻ thù đã để người chiến sĩ vào một thùng sắt, đóng nắp lại, chỉ có một lỗ nhỏ đủ để không khí lọt vào, sau đó dùng búa gõ bên ngoài thùng. Kiểu tra tấn đó đã làm cho người chiến sĩ rất đau đớn, đau đến mức ù tai, chóng mặt, ngất xỉu. Song người chiến sĩ vẫn không khuất phục. Vậy tiếng động như thế nào mà làm đau đớn về thể xác của người chiến sĩ đến vậy?
Bài 15
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
* Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10’)
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận và cho biết trong hình nào tiếng ồn đến mức ô nhiễm tiếng ồn?
Học sinh: trả lời được:
+ Hình 15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe Không gây ô nhiễm tiếng ồn.
+ Hình 15.2 và 15.3: Tiếng ồn của máy khoan, của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe ô nhiễm tiếng ồn.
Giáo viên: Những tiếng ồn như hình 15.2 và 15.3 được gọi là tiếng ồn bị ô nhiễm, vậy ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phần kết luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt lại, yêu cầu học sinh ghi vở.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kết luận trên trả lời cho câu C2.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
C1: 
+ Hình 15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe Không gây ô nhiễm tiếng ồn.
+ Hình 15.2 và 15.3: Tiếng ồn của máy khoan, của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe ô nhiễm tiếng ồn.
* Kết luận: 
to kéo dài  sức khỏe 
C2: Trường hợp ô nhiễm tiếng ồn: b, c, d
* Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (15’)
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp?
Học sinh nêu được 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
Học sinh giải thích cho từng biện pháp.
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận câu hỏi C3
Nếu học sinh chưa trả lời được giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở cho từng biện pháp:
+ Tác động như thế nào vào nguồn âm để giảm tiếng ồn?
+ Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm?
+ Làm thế nào để ngăn chặn không cho âm truyền đến tai?
Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức của bài 14 về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành câu C4
Giáo viên gọi 2, 3 học sinh cho ví dụ về vật phản xạ âm tốt
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
C3: 
+ Tác động vào nguồn âm: cấm bóp còi 
+ Phân tán âm trên đường truyền: trồng cây xanh 
+ Ngăn không cho âm truyền tới tai: xây dựng tường chắn, làm trần nhà, 
C4. 
+ Vật liệu ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít: (những vật phản xạ âm kém) 
+ Vật liệu phản xạ âm tốt: 
* Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
Học sinh vận dụng kiến thức trong bài để trả lời cho câu hỏi C5.
Gọi học sinh nêu biện pháp của mình, giáo viên cho học sinh trao đổi các biện pháp, biện pháp nào khả thì.
Với câu hỏi C6, giáo viên đưa ra tình huống cụ thể như ở gần nhà, người hàng xóm mở karaôkê to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn?
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các biện pháp đã tìm hiểu ở câu C3 để trả lời.
III. Vận dụng
C5: 
+ Hình 15.2: yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai lúc làm việc 
+ Hình 15.3: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây, chuyển lớp học hoặc chợ đi chổ khác.
C6:  
* Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn về nhà (5’)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố bài:
+ Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn?
+ Có những biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn nào?
+ Những vật liệu nào được dùng để làm giảm tiếng ồn?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”.
* Hướng dẫn về nhà:
+ Yêu cầu học sinh học thuộc phần ghi nhớ.
+ Làm các bài tập 15.1; 15.2; 15.3; 15.4; 15.6 trong sách bài tập.
+ Học bài, ôn tập để tiết sau kiểm tra học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16 Chống ô nhiễm tiếng ồn.doc