BÀI 18
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Ngày soạn: 02.01.2010 Vật lý 7 Ngày dạy: 04.01.2010 Tiết 20 BÀI 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn. 2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát. 3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: Tranh phóng to mô hình đơn giản của nguyên tử (tr 51). Bảng phụ ghi sẵn nội dung: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Ở tâm nguyên tử có một mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các ..mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối..bằng điện tích dương hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. .có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Phô tô bài tập trên bảng phụ cho các nhóm. * Mỗi nhóm. Hai mảnh nilon kích thước khoảng 70mm x 12mm hoặc một mảnh 70mm x 250mm. 1 bút chì gỗ hoặc đũa nhựa + 1 kẹp nhựa. 1 mảnh len hoặc dạ cỡ 150mm x 150mm, 1 mảnh lụa cỡ 150mm x 150mm. 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ kích thước (5 x 10 x 200)mm. 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước φ 10, dài 20mm + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa. III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (10’) Học sinh 1: Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? Học sinh 2: Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau. Muốn kiểm tra được điều này thì ta phải tiến hành như thế nào? GV nhận xét phương án TN kiểm tra mà HS đưa ra. Đánh giá cho điểm HS. * Tổ chức tình huống học tập: Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ khác. Vậy nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Bài 17 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH * Hoạt động 2: Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng (10’). GV yêu cầu HS đọc TN 1 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN. Nêu cách tiến hành TN –Chú ý cọ xát mỗi mảnh nilon theo một chiều với số lần như nhau. Học sinh nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét ý kiến của các nhóm khác. +Trước khi cọ xát: 2 mảnh nilon không có hiện tượng gì. +Sau khi cọ xát: 2 mảnh nilon đẩy nhau. Quan xát hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét. Giáo viên: Hai mảnh nilon khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao? Học sinh: Hai vật giống nhau cùng là nilon cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilon phải nhiễm điện giống nhau. Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không? Chúng ta tiến hành tiếp TN hình 18.2. Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô → đẩy nhau. Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét. GV thông báo người ta đã tiến hành nhiều TN khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy. Yêu cầu HS ghi vở nhận xét. ĐVĐ: Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau. Chúng ta cùng tiến hành TN để kiểm tra điều này. I. Hai loại điện tích Thí nghiệm +Trước khi cọ xát: 2 mảnh nilon không có hiện tượng gì. +Sau khi cọ xát: 2 mảnh nilon đẩy nhau. Hai vật giống nhau cùng là nilon cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilon phải nhiễm điện giống nhau. * Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. * Hoạt động 3: làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại (10’). Yêu cầu HS đọc TN 2, chuẩn bị đồ dùng, tiến hành TN. HS đọc TN 2, làm TN theo nhóm: + Đũa nhựa, thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện: Chưa tương tác với nhau. + Thanh thuỷ tinh nhiễm điện lại gần thước nhựa: Thanh thuỷ tinh hút thước nhựa. + Nhiễm điện cả thanh thuỷ tinh và thước nhựa: Thanh thuỷ tinh hút thước nhựa mạnh hơn. → + 1 vật nhiễm điện có thể hút vật khác không nhiễm điện: Hút yếu. + 2 vật nhiễm điện khác loại hút nhau mạnh hơn. Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét tr 51 và ghi vở. Tại sao em lại cho rằng thanh thuỷ tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại? Thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại vì nếu nhiễm điện cùng loại nó phải đẩy nhau. Thí nghiệm 2 * Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. * Hoạt động 4: Hoàn thành kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng (5’) Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. GV thông báo quy ước về điện tích: Có hai loại điện tích: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Yêu cầu HS vận dụng trả lời C1-Thảo luận cả lớp – Ghi vở. *Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. C1: Cọ xát mảnh vải và thanh nhựa mảnh vải và thanh nhựa đều nhiễm điện. +Chúng hút nhau → mảnh vải và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. + Mảnh vải mang điện tích (+) → thước nhựa mang điện tích (-). * Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (5’) + + + + GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4. Yêu cầu HS đọc phần II (SGK tr 51) Phát bài tập cho các nhóm, yêu cầu hoàn thành bài tập. Yêu cầu học sinh điền đúng: 1- Hạt nhân; 2 - êlectrôn; 3 - bằng; 4 - êlectrôn. Hãy trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên tử- nhận biết kí hiệu hạt nhân và êlect rôn, đếm số dấu (+) ở hạt nhân và số dấu (-) ở các êlectrôn để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện-GV sửa chữa sai nếu cần. GV thông báo thêm nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, nếu xếp sát nhau thành một hàng dài 1 mm có khoảng 10 triệu nguyên tử 1 HS lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình cấu tạo nguyên tử: Nhận biết được kí hiệu hạt nhân, êlectôn. II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử + + + + 1. Hạt nhân 2. Các electron 3. Tổng số điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. 4. Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. * Hoạt động 6: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà (5’) GV hướng dẫn HS vận dụng trả lời C2, C3, C4. Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? Qua bài học này em biết thêm được những điều gì? Vận dụng vào sự hiểu biết đó, em hãy giải quyết các bài tập 18 trong SBT. Yêu cầu học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết” * Hướng dẫn về nhà: Học bài và nắm được: + Có 2 loại điện tích; các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. + Nguyên tử có cấu tạo cơ bản gồm hạt nhân mang điện dương và electron mang điện tích âm. + Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. Về nhà chuẩn bị Bài 19 dòng điện – nguồn điện để tiết sau học. III. Vận dụng. C2: Trước khi cọ xát, thước nhựa và miếng vải đều có điện tích dương và điện tích âm vì chúng đều có cấu tạo từ các nguyên tử. Trong nguyên tử: Hạt nhân mang điện tích dương, êlectron mang điện tích âm. C3: Trước khi cọ xát, các vật chưa nhiễm điện → không hút mẩu giấy nhỏ. C4: Sau khi cọ xát: +Mảnh vải mất êlectrôn → nhiễm điện dương. +Thước nhựa nhận thêm êlectrôn → mang điện tích âm. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
Tài liệu đính kèm: