Bài soạn Vật lý lớp 7 cả năm

Bài soạn Vật lý lớp 7 cả năm

Tuần thứ 1

TIẾT 1 : NHẬ N BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

Ngày soạn: 5/9

I). MỤC TIÊU:

1). Kiến thức:

 * Qua bài học hôm nay cho học sinh nắm được:

 - Muốn nhận biết được ánh sáng thì phải có ánh sáng truyền vào mắt ta

 - Muốn nhìn thăý các vật thì phải có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

 - Phân biệt được vật sáng và nguồn sáng

2). Kỹ năng:

 * Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm từ đó rút ra kết luận của bài học

* Kỹ năng làm các câu hỏi ( Điền vào chỗ trống và các * )

3).Thái độ:

 * Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập

* Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, . một cách tích cực

 

doc 91 trang Người đăng vultt Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Vật lý lớp 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 1
Tiết 1 : nhậ n biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
Ngày soạn: 5/9
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
	* Qua bài học hôm nay cho học sinh nắm được:
	- Muốn nhận biết được ánh sáng thì phải có ánh sáng truyền vào mắt ta
	- Muốn nhìn thăý các vật thì phải có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
	- Phân biệt được vật sáng và nguồn sáng
2). Kỹ năng: 
	* Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm từ đó rút ra kết luận của bài học
* Kỹ năng làm các câu hỏi ( Điền vào chỗ trống và các * )
3).Thái độ:
	* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
* Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1). Thày : 
	- Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài
2). Mỗi nhóm: 
	Mỗi nhóm cần chuẩn bị :
	- Một hộp kín bên trong có bóng đèn pin
III). Tiến trình bài giảng
Sự hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 - Kiểm tra miệng và vào bài - Thời gian 5 pghút
1/ Kểm tra đồ dùng học tạp và sách vở
2/ Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài)
* Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài) như sau: Yêu cầ h/s đọ phần vào bài như sgk? Ta học bài hôm nay
* Giáo viên ghi bảng
* H/s nghe thầy nêu tình huống học tập và ghi đầu đề bài học
Hoạt động 2 - Khi nào ta nhận biết được ánh sáng - Thời gian 15 phút
* Cho h/s quan sát thí nghiệm
* Trả lời khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
* Cho h/s nghiên cứu câu C1 và trả lời C1
- Gọi 1 h/s đọc câu hỏi C1
- Chỉ định vài em trả lời và nhận xét 
* Gọi h/s lên điền vào chỗ trống 
* H/s hoàn thành kết luận
* Giáo viên nhận xét và chốt lại và cho h/s ghi kết luận này
* H/s quan sát thí nghiệm
* H/s đọc 4 trường hợp nêu trong sgk 
* H/s nêu kết quả nghiên cứu của mình 
* H/s nghiên cứu câu C1 và trả lời c1: Trong trường hợp 2,3 giống nhau là đều có ánh sáng truyền vào mắt ta
Kết luận: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng là khi có ánh sáng chiếu vào mắt ta
Hoạt động 3 - Khi nào ta nhìn thấy một vật - Thời gian 10 phút
* Giáo viên nói ở tren ta đã biết khi nào ta nhận biết được ánh sáng là khi có ánh sáng chiếu vào mắt ta. Vậy - Khi nào ta nhìn thấy một vật? khi ấy có cần ánh sáng chiếu vào mắt ta không?
* Cho h/s nghiên cứu câu C2 và trả lời C2
* Yêu cầu h/s làm thí nghiệm như sgk, hướng đẫn h/s để mắt gần ống
- Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong ống
- Nhớ lại ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy vật không? 
* H/s nghiên cứu câu C2 và trả lời C2
* Thảo luận và thí nghiệm C2:
- Đèn sáng có nhìn thấy 
- Đèn tắt không nhìn thấy
* Nhận xét: Có đèn để tạo ra ánh sáng do đó ta
nhìn thấy vật
* Kết luận : Khi nào ta nhìn thấy một vật là khi có ánh sáng từ vật chiếu vào mắt ta 
Hoạt động 4- Phân biệt nguồn sáng và vật sáng - Thời gian 5 phút
* Làm thí nghiệm 1.3 có nhìn thấy bóng đèn sáng
* Thí nghiệm 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
* Giáo viên thông báo bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh sáng và được gọi là vật sáng.
* Yêu cầu h/s rút ra kết luận
* Thảo luận để tìm ra điểm chung của C3
- Giống là cả 2 đều có ánh sáng truyền tới mắt 
- Khác là tờ giấy trắng có ánh sáng từ đèn truyền tới và lại truyền vào mắt ta. Khác là dây tóc thì phát ra ánh sáng và ánh sáng lại truyền vào mắt ta
* Kết luận : Vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng và vật không phát ra ánh sáng nhưng hắt ánh sáng khi chiếu vào nó gọi là vật sáng
Hoạt động - Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Thời gian 10 phút
1/ Vận dụng: 
* Cho h/s nghiên cứu câu C4 và C5 
2/ Củng cố:
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.1 SBT ngay tại lớp
* Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả và thông báo những điều cần ghi nhớ trong bài học hôm nay
3/ Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 1.1 SBT
* Làm lại các C 
Tuần thứ 2
Tiết 2 – Bài: Sự truyền ánh sáng
Ngày soạn 17/9
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
	* Qua bài học hôm nay cho học sinh nắm được:
	- Biết làm thí nghiệm để thấy được đường truyền của ánh sáng 
	- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
	- Nhận biét được 3 loại chùm sáng
	- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để xác định đường thẳng trong thực tế
2). Kỹ năng: 
	* Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, Kỹ năng làm các câu hỏi 
3).Thái độ:
* Biết vận dung định luật truyền thẳng của ánh sáng vào cuộc sống
	* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
* Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1). Thày : 
	* Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài
2). Mỗi nhóm: 
	Mỗi nhóm cần chuẩn bị :
	- Một ống nhựa cong và 1 ống nhựa thẳng dài 200 mm 3 mm
	- 1 nguồn sáng dùng pin
	- 3 màn chắn có đục lỗ như nhau
	- 3 đinh ghim đục lỗ như nhau
III). Tiến trình bài giảng
Sự hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 - Kiểm tra miệng và vào bài - Thời gian 10 pghút
Kiểm tra miệng
* Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra 
Câu1:Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy vật?
Câu2:Giảívthch hiện tươngh ta nhìn thấy vệt sáng trong khoi hương?
2/ Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài)
* Cho h/s nhận xét hai câu hỏi kiểm tra 
* Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài) như sau: Cho h/s đọc phần đầu của SGK Em có thắc mắc gì thắc mắc của Hải ? Ta học bài hôm nay
* Giáo viên ghi bảng
* H/ s trả lời câu hỏi kiểm tra
- H/s1 Trả lời câu1
- H/s2 Trả lời câu2
 * H/s nghe thầy nêu tình huống học tập và ghi đầu đề bài học
Hoạt động 2 - Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng- Thời gian (15 phút)
Giáo viên : Nêu dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay đường gấp khúc?
- Nêu phương án kiểm tra?
- Giáo viên xem xét các phương án có thể cùng học sinh thảo luận các phương án của HS nào có thể thực hiện được, phương án nào không thể thực hiện được ? vì sao?
- Yêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm kiểm chứng 
-Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? có phương án nào kiểm tra được không?
- Nếu phương án hs không thực hiện được thì làm theo phương án SGK
- Để cho HS nêu phương án thử, sau đó giúp HS thử không cần kiểm tra 3lỗ A,B,C mà chỉ kiểm tra 3 bản 1,2,3 nằm trên cùng 1 đường thẳng (vì 3 bản giống hệt nhau)
- Chú ý chỉ lệch khoảng 1-2 cm tránh lệch hẳn thì ánh sáng vẫn lọt qua 2 lỗ còn lại 
- ánh sáng chỉ truyền theo đường nào ?Thông báo qua thí nghiệm : môi trường không khí, nước, tấm kính trong, gọi là môi trường trong suốt
- Mọi vị trí trong môi trường đó có t/c như nhau đồng tính đ/l truyền thẳng ánh sáng H/s nghiên cứu đ/l trong sgk và phát biểu
- 1,2 hS nêu dự đoán 
- 1,2 HS nêu phương án trả lời ( khả năng HS sẽ nêu được ánh sáng truyền qua khe hở hẹp đi thẳng hoặc ánh sáng phát ra từ đèn đi thẳng)
- Bố trí thí thí nghiệm : Hoạt động cá nhân lần lượt mỗi HS quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong .Trả lời câu C 1
- ống thẳng : nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng suy ra ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng truyền tới mắt 
- ống cong không nhìn thấy dây tóc bóng đèn suy ra ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong
- Hs nêu phương án
- Hs bố trí thí nghiệm
+Bật đèn
+ Để 3 màn chắn 1,2,3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A,B,C vẫn thấy đèn sáng
+ Kiểm tra ba lỗ A,B,C có thẳng hàng không 
HS ghi vở : ba lỗ A,B,C thẳng hàng vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng
- Để lểch 1 trong 3 bản, quan sát đèn HS quan sát không thấy đèn 
Kết luận : đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng 
- HS phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng
- HS ghi lại định luật vào vở
Hoạt động 3 - Nghiên cứu thế nào là tia sáng chùm sáng- Thời gian 10 phút
* Quy ước vẽ tia sáng như thế nào? 
* Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? 
* Yêu cầu H/s trả lời C3
* H/s ghi quy ước vẽ tia sáng như thế nào? 
* H/s ghi quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? 
* Vẽ các loại chùm sáng
Tia sáng
Chùm sáng //
Chùm sáng phân kỳ 
Chùm sáng hội tụ
Hoạt động 6 - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Thời gian
1/ Vận dụng:
* Yêu cầu h/s giải C4
* Yêu cầu h/s giải C5 từ kinh nghiệm điều chỉnh 3 kim thẳng hàng
Nếu h/s nối đúng thì yêu cầu h/s thực hiện . Nếu h/s nói sai thì g/v sửa sai rồi cho h/s tự sửa sai 
2/ Củng cố :
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.1 SBT ngay tại lớp
* Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả và thông báo những điều cần ghi nhớ trong bài học hôm nay
3/ Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 2.1 SBT
1/ Vận dụng:
* H/s giải C4
* H/s giải C5 từ kinh nghiệm điều chỉnh 3 kim thẳng hàng
* H/s làm thí nghiệm như sau:
- Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất, không nhìn thấy hai kim còn lại
	Mắt
2/ Củng cố:
* H/s làm bài tập 2.1
* Thảo luận kết quả trong nhóm
3/ Hướng dẫn về nhà: H/s ghi vào vở những hướng dẫn sau:
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 2.1 SBT
Tuần thứ 3 
Tiết 3 – Bài: ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng
Ngày soạn: 21/9
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
	* Qua bài học hôm nay cho học sinh nắm được:
	- Nhận biết được bóng tối và bóng nửa tối và giải thích
	- Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
	2). Kỹ năng: 
	* Vận dụng đ/l truyền thẳng ánh sáng để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế
	* Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm 
* Kỹ năng làm các câu hỏi 
3).Thái độ:
	* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
* Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1). Thày : 
	* Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài
	* Tranh vẽ hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
2). Mỗi nhóm: 
	Mỗi nhóm cần chuẩn bị :
	- 1 đèn pin
	- 1 cây nến
	- 1 vật cản bằng bìa dày
	- 1 màn chắn
III). Tiến trình bài giảng
Sự hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 - Kiểm tra miệng và vào bài - Thời gian 10 pghút
Kiểm tra miệng
* Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra 
Câu1: Phát biểu đ/l truyền thẳng của ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
Câu2: Làm bài tập2.2
2/ Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài)
* Cho h/s nhận xét hai câu hỏi kiểm tra 
* Tổ chức tình huống học tập ( Vào bài) như trong sách giáo khoa ? Ta học bài ... vì thanh kim loại & người là vật dẫn điện. Nếu cầm vậy dòng điện sẽ qua cơ thể người & có thể nguy hiểm đến tính mạng.
* HS làm việc theo nhóm, mắc mchj điện hình 28.1 & kiểm tra theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhận xét.
* Đại diện nhóm nêu nhận xét rút ra được từ việc làm thí ngiệm của nhóm mình.
Nhận xét: dòng điện có thê đi qua (chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
Hoạt động 3 - Tì hiêu đoản mạch và tác dụng của cầu chì - Thời gian (15 phút)
- Giáo viên mắc mạch điện và làm thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK
- Yêu cầu h/s thảo luận về tác dụng của dòng điện và vè tác hại của hiện tượng đoản mạch
- Yêu cầu h/s nhớ lại những hiểu biết về cầu chì
- Làm lại về đoản mạch như hình 29.3
- G/v liên hệ thực tế về hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi dây tiếp xúc nhau
- Hướng dẫn h/s tìm hiểu về cầu chì
- H/s quan sát thày làm thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch, ghi lại số chỉ của am pe kế để thấy dược khi đoản mach thì I lớn hơn khi bình thường là bao nhiêu
- Thảo luận nhóm và hoàn thành câu * Cho h/s nghiên cứu câu C1 và trả lời C1
- Thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch
+ Gây cháy vỏ bọc và các bộ phận khác tiếp xúc với nó gây ra hoả hoạn
+ Làm đứt dây tóc bóng đèn
- H/s thấy được sự cần thiết phải sử dụng cầ chì
- Hiểu được ý nghĩa con số ghi trên cầu chì
Hoạt động 4 - Tìm hiểu về các quy tắc an toàn khi sử dụng điện - Thời gian 5 phút
- Cho h/s đọc phần III và hoàn thành baì tập điền ô trống , hoàn thành quy tắc về an toàn khi sử dụng điện
- Cho h/s thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập
- Gọi 1 h/s lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ
- H/s đọc phần III và hoàn thành baì tập điền ô trống , hoàn thành quy tắc về an toàn khi sử dụng điện
- H/s thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập
- 1 h/s lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ
Hoạt động 6 - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Thời gian
1/ Củng cố:
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 29.2 SBT ngay tại lớp
* Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả và thông báo những điều cần ghi nhớ trong bài học hôm nay
2/ Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 29 SBT
* Làm lại các C 
1/ Củng cố:
* H/s làm bài tập 29.2
* Thảo luận kết quả trong nhóm
2/ Hướng dẫn về nhà: H/s ghi vào vở những hướng dẫn sau:
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 29 SBT
* Làm lại các C 
Tuần thứ 34
Tiết 34 - kiểm tra học kỳ II
Ngày soạn: 1 / 4
I). Mục tiêu:
I/ Mục tiêu
	* Kiến thức: Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thày và trò, về phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập
	* Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra ( Cách trình bày bài kiểm tra - Cách suy nghĩ chọn bài dễ làm trước bài khó làm sau....)
	- Rèn kỹ năg làm bài tập vật lý, cả hai loại bài định tính và định lượng
	* Thái độ : 
	- Giáo dục ý thức tự giác - Tính trung thực - Tính nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. Chống các biểu hiện tiêu cực trong kiểm tra và thi cử
	- Hăng hái - Nhiệt tình trong việc làm bài kiểm tra 
II/ Phần chuẩn bị:
	* Thày : 
	- Bàn trong nhóm song song để thống nhất cách thức ra đề và nội dung ra đề và thống nhất biểu điểm
	- Ra đề và lên biểu điểm theo phương án đã bàn trong nhóm song song, duyệt qua bộ phận chuyên môn
	* Trò :
	- Ôn tập theo nội dung hướng dẫn của giáo viên ở giờ trước
	- Làm các phần hướng dẫn về nhà của thày
	- Chuẩn bị giấy kiểm tra và dụng cụ học tập phục vụ cho bài kiêm tra 
III/ Đề bài kiểm tra 
Bài kiểm tra cuối học kỳ 2 - lớp 7
( Thời gian 45 phút) 
Từ câu 1 đến câu 9haỹ chọn câu trả lời đúng
1. (o,5 điểm ) Trong những cách sau đây , cách nào làm được nhựa nhiễm điện ?
A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.
B. áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin .
C. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.
D. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút. 
E. Dùng tay tung hứng lược nhựa trong không khí năm lần.
2. (o,5 điểm) Hai quả cầu bằng nhựa , có cùng kích thước , nhiễm điện cùng loại như nhau . Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong các số có khả năng sau đây :
A. Hút nhau ;
B. Đẩy nhau ;
C. Có lúc hút nhau có lúc đẩy nhau ; 
D. Không có lục tác dụng ;
E. Lúc đầu chúng hút nhau , sau đó thì đẩy nhau.
3. (o,5 điểm) Có 5 vật như sau : 1 mảnh sứ , 1mảnh nilông, 1mảnh nhựa , 1mảnh mảnh tôn và 1 mảnh nhôm . Câu kết luận nào sau đây đúng :
A. Cả 5 mảnh đêù là vật cách điện ;
B. Mảnh nhựa, mảnh tôn và mảnh nhôm là các vật cách điện ;
C. Mảnh nilông , mảnh sứ và mảnh tôn là các vật cách điện ;
D. Cả 5 mảnh đều là vật cách điện ;
E. Mảnh sứ , mảnh nilông và mảnh nhựa là các vật cách điện. 
4. (o,5 điểm) Câu khẳng định nào sau đay là đúng :
A. Giữa 2 đầu bóng đèn luôn có 1 hiệu điện thế ;
B. Giữa 2 chốt (+ ) và (-) của ampe kế luôn có 1 hiệu điện thế ;
C. Giữa 2 cực của pin có 1 hiệu điện thế ;
D. Giữa 2 chốt (+) và (-) của vôn kế luôn có một hiệu điện thế ;
E. Giữa 2 cực của đá nam châm luôn có 1 hiệu điện thế ; 
5 . (o,5 điểm) Ampe kế là dụng cụ dùng để đo :
A. Hiệu điện thế 	B . Nhiệt độ	C. Khối lượng 
D. Cường độ dòng điện 	 E. Lực
6 . (o,5 điểm) Vôn (V) là đơn vị của :
A . Cường độ dòng điện B . Khối lượng riêng C. Thể tích
D . Lực E . Hiệu điện thế
7 . (o,5 điểm) Dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây, khi dụng cụ hoạt động bình thường, vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ?
A . Nồi cơm điện ;	B . Rađiô ( Máy thu thanh) 
C. Điot phát quang `	D. ấm điện 	E. Chuông điện 
8.(o,5 điểm) Có hai bóng đèn như nhau, cùng loại 3V được mắc song song và nối với hai cực của một nguồn điện. Nguồn điện nào sau đây là hợp lý nhất khi đó ?
A. Loại 1,5V;	B. Loại12V;	 C. Loại 3V ;	 
 D. Loại 6V 	E. Loại 9V
9. (o,5 điểm) Một bóng đèn thắp sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0,45A. Cần sử dụng loại cầu chì nào để lắp vào mạch điện thắp sáng bóng đèn này hợp lý 
A. Loại cầu chì 3A	 B. Loại cầu chì 10A 	 C. Loại cầu chì 0,5A 
D. Loại cầu chì 1A.	 E. Loại cầu chì 0,2A
Trong các câu từ 1 đến 16, điền các từ hoặc số thích hợp vào chỗ để trống .
10. (o,5 điểm) Dòng điện chạy trong .............. nối liền giữa 2 cực của nguồn điện.
11. (o,5 điểm) Trong mạch điện mắc ............. dòng điện có cường độ như nhau tại mỗi điểm của mạch.
12. (o,5 điểm) Hiệu điện thế được đo bằng ............. và có đơn vị là ...........
13. (o,5 điểm) Hoạt động của chuông điện dựa trên ............ của dòng điện .
14. (o,5 điểm) Hiệu điện thế từ ............. trở lên là nguy hiểm đối với cơ thể người .
15. (1điểm) Trong mạch điện với sơ đồ hình bên, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 
Đ2 là U12 = 2,8 V; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp hai đèn là U13.=.6V
nên hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = .............
17. (1điểm) a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tác đóng .
b. Trong mạch điện trên, nếu tháo bớt một bóng đèn thì bóng đèn còn lại có sáng hay không ? Sáng mạnh hơn hay yếu hơn lúc trước ?
18. (1 điểm) Có một mạch điện bằng pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu hai trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục .
Tuần thứ 35 
Tiết 35 – Bài: Tổng kết chương 3 - Điện học
Ngày soạn: 10 / 4
I). Mục tiêu:
 1). Kiến thức:
 * Ôn tập, củng cố lại kiến thức trong chương 3 điện học
 * Luyện tập cách vận dụng kiến thức về điện học vào thực tế cuộc sống, thực tế sản xuất và trong nghiên cứu khoa học.
 * Hệ thống hoá lại kiến thức của chương . Và cũng là một dịp ôn lại các kiến thức có liên quan tới các chương đã học và các kiến thức liên quan đến các môn học khác 
2). Kỹ năng: 
* Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương
	* Rèn kỹ năng vẽ mạch điện và biết mắc mạch điện một cách thành thạo đúng với sơ đồ mạch điện đã vẽ.
	* Rèn kỹ năng mắc các dụng cụ đo như am pe kế và vôn kế 
	* Rèn kỹ năng giải bài tập vật lý, chú trọng tất cả các khâu: Đọc và hiểu đề bài - Tóm tắt đề bài - Tìm công thức và phương pháp giải - Trình bày cách giải và đổi đơn vị một cách hợp lý
3).Thái độ:
	* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn.
* Hăng hái trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1). Thày : 
	* Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài
	* Bảng phụ viết sẵn trò chơi ô chữ ( Có thể viết ra giấy rô ki)
 2). Chuẩn bị HS
 * H/S chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
	* Làm phần vận dụng
	* Làm phần trò chơi ô chữ
III). Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 - Kiểm tra miệng và vào bài - Thời gian 10 pghút
* Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của h/s ở nhà
* Tập hợp các câu hỏi cần phải chữa 
* Lớp trưởng hay cán bộ phụ trách học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp
* H/ s trả lời câu hỏi cần phải chữa
Hoạt động 2 - Vận dụng tổng hợp kiến thức - Thời gian 15 phút
* Yêu cầu h/s trả lời cá nhân các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7 trang 86 SGK
* Hướng dẫn h/s thảo luận 
* Gọi h/s đứng tại chỗ trả lới câu hỏi1- G/v ghi tóm tắt lên bảng : có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát
* Gọi 4 h/s lên bảng điền dấu cho câu 2
* Gọi 1 h/s lên chữa câu 3
* G/v kiểm tra câu trả lời của h/s
* Làm tương tự với các câu còn lại
* Cá nhân h/s chuẩn bị câu hỏi từ câu1 đến câu 5 ở phần 2
* H/s 1 trả lời h/s khác nghe rồi nhận xét
* 4 h/s đại diện cho 4 tổ trả lời câu hỏicâu 2
* Làm tương tự với các câu còn lại
Hoạt động 3 - Trò chơi ô chữ - Thời gian 10 phút
* Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội chơi, mỗi đội được chọn 4 lần, chọn ô chữ hàng ngang nào là tuỳ đội đó
* Gọi 1 h/s điều khiển 
* Gọi 1 h/s lên ghi điểm cho từng đội 
* Thày trọng tài và giám sát việc cho điểm 
* Công bố kết quả cuộc chơi
* H/s ở từng đội chon và trả lời câu hỏi mà mình đã chọn
Hoạt động 4 - Chữa bài tập - Thời gian 8 phút
* Bài 21.3
H/s có thể chưa hình dung ra dây nối nguồn và đèn chính là khung xe đạp. Giáo viên thông báo thêm cho h/s là đi amô xe đạp có cực dương và cực âm yhay đổi luân phiên ( Nguồn điện xoay chiều) do đó ký hiêu khác với các ký hiệu đã biết 
* Bài 26.3
Nhiều h/s lúng túng lựa chọn còn sai và thường cho rằng mạch điện nào hở thì vôn kế chỉ số không
* H/s ghi hướng dẫn của g/v 
Hoạt động 4 - Hướng dẫn về nhà - Thời gian 2 phút
 Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 26 SBT
Hướng dẫn về nhà: H/s ghi vào vở những hướng dẫn sau:
* Học thuộc phần ghi nhớ
* Làm bài tập 26 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 cot.doc