Đề cương môn Vật lý 7- Học kì I

Đề cương môn Vật lý 7- Học kì I

1. Sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng có tác dụng chiếu sáng các vật chung quanh và các vật đó hắt lại ánh sáng vào mắt nên ta nhìn được lối đi dễ dàng.

2.Vì các vật phía trước mặt được đèn chiếu sáng và hắt ánh sáng vào mắt ta, còn các vật sau lưng mặc dù vẫn có ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ánh sáng đó không truyền vào mắt ta.

3. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, nên ánh sáng truyền từ ngọn đèn đã bị người ngăn cản, sau người đó có một vùng bóng tối. Vì vậy, ta nhìn thấy trên tường có hình bóng của người đó.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Vật lý 7- Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 7-HKI:
1. Sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng có tác dụng chiếu sáng các vật chung quanh và các vật đó hắt lại ánh sáng vào mắt nên ta nhìn được lối đi dễ dàng.
2.Vì các vật phía trước mặt được đèn chiếu sáng và hắt ánh sáng vào mắt ta, còn các vật sau lưng mặc dù vẫn có ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ánh sáng đó không truyền vào mắt ta.
3. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, nên ánh sáng truyền từ ngọn đèn đã bị người ngăn cản, sau người đó có một vùng bóng tối. Vì vậy, ta nhìn thấy trên tường có hình bóng của người đó. 
4. Mặt hồ nước phẳng được coi như một gương phẳng nên tạo ảnh của ta, gốc cây ở gần mặt nước nên ảnh của nó cũng gần mặt nước, ngọn cây xa mặt nước nên ảnh của nó cũng xa mặt nước. Vì thế, ta nhìn thấy bóng của cây trên bờ lộn ngược xuống nước.
5. Vì Mặt Trời ở rất xa nên coi chùm sáng tới gương, là chùm sáng song song. Sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ tập trung ở 1 điểm trước gương, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời đến gương đều tập trung ở 1 điểm.
6. +Giống nhau: Đều cho ảnh ảo.
 + Khác nhau:- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
 -Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật.
 -Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
7. Pha đèn pin dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là chùm phân kì. Trong 3 gương chỉ có gương cầu lõm mới có khả năng biến đổi chùm tia tới phân kì phát ra từ vị trí thích hợp, thành chùm tia phản xạ song song, giúp cho việc chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
8. Khi gõ tay vào bàn mặt bàn dưới tác dụng của tay bị dao động tạo ra âm thanh mà ta nghe được
9. Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối ở phần đầu (phần bẹp) của kèn dao động mạnh và tiếng kèn phát ra to.
10. Khi gãy đàn tức là ta tác dụng 1 lực lên dây làm dây dao động và phát ra âm. Nếu chạm tay vào dây thì dây lúc đó sẽ thôi dao động và âm thanh sẽ tắt.
11. a/ Vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều.Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 3000.000m/s, vận tốc của âm thanh trong không khí là 340m/s.Vì vậy thời gian của tiếng sét truyền đến tai ta đài hơn thời gian mà tia chớp truyền đến mắt ta.
 b/ Khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sảy ra tiếng sét là: 
S = v.t = ................. = ....................(m)
12. Vì âm truyền trong kim loại với vận tốc lớn vận tốc lớn hơn so với âm truyền trong không khí, nên âm tới đầu kia ở 2 thời điểm khác nhau, vì vậy ta nghe được 2 tiếng gõ tách rời nhau.
13. Vì ta nghe thấy tiếng vang. Rèm nhung hoặc đồ đạc trong phòng phản xạ âm kém nên hầu như ta chỉ nghe thấy tiếng nói phát ra. 
14. Tiếng động chân người đi đã tryền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác. 
C5/ trang 5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng này xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy đc.
C5/ trang 8: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khutất cái kim thứ hai. Sau đó di chuyển cái kim thứ ba và cắm sao cho khi ngắm chỉ thấy cái kim thứ nhất mà không nhìn thấy 2 cái kim còn lại.
C6/trang 11: Dùng quuyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn không nhận đc ánh sáng từ đèn truyền tới nên không thể đọc sách đc. Với đèn ống, quyển vở không che kín đc đèn, bàn nhận đc một phần ánh sáng từ đèn truyền tới nên vẫn đọc sách đc.
C3/trang 21: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, nên giúp người lái xe nhìn đc khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4/trang 21: Người lái xe nhìn qua gương cầu lồi thấy xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất tránh đc tai nạn.
C5/trang 41: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang, âm đc nghe rõ hơn.
C6/trang 41: Làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai, giúp nghe đc âm to hơn.
Bài 1.3: Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, nên không có ánh sángtừ mảnh giấy hắt vào mắt ta.
Bài 2.2: Em đứng trong hàng sao cho em nhìn thấy bạn đứng liền trước em, mà không nhìn thấy các bạn trước đó.( giải thích như C5/trang 8)
Bài 12.3: a/ Bạn ấy thay đổi độ to của các nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
 	b/Dao động của sợi dây đàn mạnh, khi bạn ấy gảy mạnh và yếu khi bạn ấy gảy nhẹ.
	 Biên độ dao động của sợi dây đàn lớn khi bạn ấy gảy mạnh và nhỏ khi bạn ấy gảy nhẹ.
	c/Dao động của các sợi dây đàn ghi ta nhanh khi bạn ấy chơi nốt cao và chậm khi bạn ấy chơi nốt thấp.
Bài 12. 4: Khi thổi mạnh, ta làm cho đầu bẹp của kèn lá chuối dao động mạnh và tiếng kèn phát ra to.
Bài 14.3: Vì ở đó ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ.
Bài 15.6: Vì tường là vật rắn truyền âm tốt và trực tiếp đến tai ta, còn khi không áp tai vào tường thì tường là vật chắn âm, nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh.
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap vat li 7.doc