Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 03: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 03: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Câu 1: Dựa vào sự truyền thẳng ánh sáng, em hãy đề xuất một phương pháp đểđóng các cột hàng rào cho thẳng hàng.

Câu 2: Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắnsáng. Phía sau vật là :A- Vùng tối.B- Vùng nửa tối.C- Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.D- Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau

 

pdf 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4537Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 03: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 18
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT 
TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG 
 Làm thế nào để đóng các cọc hàng rào 
cho thật thẳng hàng ? 
 Tại sao lại có hiện thượng nhật thực, 
nguyệt thực ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 19 
Câu 1: Dựa vào sự truyền thẳng ánh sáng, em hãy đề xuất một phương pháp để 
đóng các cột hàng rào cho thẳng hàng. 
Câu 2: Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn 
sáng. Phía sau vật là : 
 A- Vùng tối. 
 B- Vùng nửa tối. 
 C- Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối. 
 D- Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau. 
Câu 3: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng : 
 A- Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất 
và Mặt Trời. 
 B-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái 
Đất và Mặt Trời. 
 C-Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng 
và Mặt Trời. 
 D-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt 
Trăng và Mặt Trời. 
Câu 4: Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng : 
 A- Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất 
và Mặt Trời. 
 B-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái 
Đất và Mặt Trời. 
 C-Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng 
và Mặt Trời. 
 D-Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt 
Trăng và Mặt Trời. 
Câu 5: Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất, ta thấy : 
 A-Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 20
 B-Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kì tia sáng 
nào của Mặt Trời. 
 C-Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tai lửa xung quanh 
Mặt Trời. 
 D-Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tai lửa 
xung quanh Mặt Trời. 
Câu 6: Tại sao : 
 - Ở các phòng học, người ta thường dùng các bóng đèn dài. 
 - Ở các phòng giải phẩu ở bệnh viện, người ta dùng một hệ thống gồm 
nhiều đèn. 
Câu 7: Cho hai nguồn sáng A và 
B. Hãy vẽ các vùng tối xuất hiện 
trên màn. 
Câu 8: Tại sao nhật thực chỉ xảy ra trong vòng vài phút trong khi nguyệt thực 
xảy ra trong khoảng hơn 2 giờ đồng hồ ? 
Câu 9: Dùng đèn pin chiếu vào quả địa cầu. 
Từ đó hãy giải thích : 
- Tại sao ngày và đêm có độ dài khác nhau ? 
- Tại sao thường có hai mùa trái ngược nhau 
ở bắc bán cầu và nam bán cầu ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 21 
- Nếu nguồn sáng có kích thước nhỏ, sau vật chắn 
sáng ta có vùng tối. 
- Nếu nguồn sáng có kích thước lớn, sau vật chắn 
sáng ta có vùng tối và vùng nửa tối. 
Khi có nhật thực toàn 
phần, người ta sẽ nhìn 
thấy các tai lửa và nhật 
hoa. Vì vậy, nhật thực 
toàn phần là một dịp rất 
quý để các nhà khoa học 
nghiên cứu về bầu trời. 
Ngày 4-12– 2002 ở bang Nam Úc đã xuất hiện 
hiện tượng Nhật thực toàn phần đầu tiên tại nước 
này. Hiện tượng này chỉ kéo dài 26 giây nhưng 
người ta có thể quan sát nhật thực từng phần trong 
25 phút trước đó. 
Vào ngày trời nắng, bạn dùng một cọc cao 
khoảng 20cm cắm thẳng đứng xuống mặt đất. 
Trong ngày, cứ đúng 7, 8,  17 giờ, bạn hãy 
đánh dấu vào đỉnh của bóng hiện lên trên mặt 
đất. Điều thú vị là vào cùng một giờ, các bóng 
chỉ những vị trí khác nhau vào các ngày khác 
nhau. 
Sau một năm, vị trí của 
bóng quay lại chỗ cũ. Đồng 
hồ Mặt Trời được con người 
chế tạo ra rất sớm. Nhờ đó, 
người xưa xác định độ dài 
của năm, của các mùa 
màng 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 22
Câu 1: Ta đặt các cây cột sao cho khi ngắm từ cột cuối cùng ta không nhìn 
thấy chiếc cột đầu tiên. 
Câu 2: A 
Câu 3: A 
Câu 4: D 
Câu 5: C 
Câu 6: Dùng bóng đèn dài hoặc nhiều bóng đèn để thắp sáng sẽ tránh được 
vùng tối. 
Câu 7: 
Vùng nửa tối 
Vùng tối 
Vùng nửa tối 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 23 
Câu 8: Do Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng nên vùng tối do Trái Đất tạo ra lớn hơn 
vùng tối do Mặt Trăng tạo ra. 
Câu 9: Xét điểm A ở vùng bắc bán cầu. Khi Trái Đất quay, thời gian mà điểm 
A ở trong vùng tối nhiều hơn thời gian ở ngoài sáng. Vì vậy khi ấy tại A, ngày 
ngắn hơn đêm. 
 Trong khi đó tại một điểm B ở nam bán cầu (đối xứng với A qua dường 
xích đạo) thì phần ngoài sáng nhiều hơn phần trong tối. Vì vậy ở B, ngày dài 
hơn đêm. 
Như vậy, nếu điểm A là mùa đông thì điểm B là mùa hè. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf03-UNGDUNGDLTRUYEN THANG.pdf