Câu 1: Vùng quan sát được của gương phẳng là :A- Vùng nhỏ nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vậttrong vùng ấy.B- Vùng nhỏ nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vậttrong vùng ấy.C- Vùng rộng nhất nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vậttrong vùng ấy.D- Vùng rộng nhất nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy cácvật trong vùng ấy.
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 33 THỰC HÀNH : VẼ VÀ QUAN SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Làm thế nào để xác định vùng quan sát được của một gương phẳng ? Làm thế nào vẽ được các tia sáng xuất phát từ ảnh của ngọn cây dưới mặt hồ đến mắt. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 34 Câu 1: Vùng quan sát được của gương phẳng là : A- Vùng nhỏ nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy. B- Vùng nhỏ nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy. C- Vùng rộng nhất nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy. D- Vùng rộng nhất nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy. Câu 2: Trong hình vẽ sau, mắt O nhìn vào gương có thể nhìn thấy các vật nào ? A- Vật A và B B- Vật B và C C- Vật A và C D- Tất cả các vật trên. Câu 3: Đối với gương phẳng, vùng quan sát được : A- Không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. B- Không phụ thuộc vào vị trí đặt gương. C- Phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương. D- Phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương. Câu 4: Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì : A- Vùng quan sát mở rộng ra. B- Vùng quan sát thu hẹp lại. C- Vùng quan sát không đổi. D- Vùng quan sát mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 35 Câu 5: Ở tiệm hớt tóc, em nhìn thấy có hai gương: một ở phía trước, một ở phía sau. Nhờ thế, em có thể nhìn được gáy của mình. Em hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ gáy sau hai lần phản xạ trên gương rồi đi đến mắt. Tại sao phải để hai gương không song song nhau ? Câu 6: Hãy xác định phần giao của hai vùng quan sát sau đây. - Ảnh trong gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật, đối xứng với vật qua gương. - Vùng quan sát được là vùng chứa vật nằm trước gương mà ta thấy ảnh của các vật đó khi nhìn vào gương. - Vùng quan sát được phụ thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 36 Trong lĩnh vực trang trí nội thất, ở một số gian phòng chật hẹp, người ta bố trí thêm các gương phẳng trên tường. Nhờ thế, số “vật “ trong phòng dường như được tăng lên khiến có cảm giác như phòng rộng rãi hơn. Kính tiềm vọng là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật ở trên mặt nước. Kính có cấu tạo như hình (1). Em có thể chế tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bằng cách lấy bìa cứng cắt thành hình hộp chữ nhật dài 1m. Ở hai đầu có khoét 2 rãnh nghiêng với thành hộp 450 để luồn hai gương phẳng nhỏ vào (hình 2). Với kính tiềm vọng này, ta có thể ở dưới thấp mà quan sát các vật nằm phía trên, bên ngoài (hình 3). Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 37 Câu 1: C Câu 2: B. Ta xác định vùng quan sát được của gương như sau : -Vẽ các tia đi từ mép gương đến mắt. -Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ các tia tới ứng với hai tia trên. -Vùng quan sát được chính là vùng giữa hai tia tới này. Ta thấy B và C nằm trong vùng nhìn thấy. Câu 3: D. Đặt mắt trước gương. Thay đổi vị trí của gương hoặc mắt thì khi nhìn vào gương, kích thước của vùng quan sát thay đổi. Câu 4: A. Khi đưa vật đến gần gương thì vùng quan sát mở rộng ra, ta quan sát được nhiều vật trước gương hơn. Câu 5: Câu 6:
Tài liệu đính kèm: