Kế hoạch chuyên môn Sinh học 7

Kế hoạch chuyên môn Sinh học 7

PHẦN I: NHỮNG KẾ HOẠCH CHUNG CỦA MÔN SINH HỌC 7

I-Mục tiêu của chương trình

1-Kiến thức

 -Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông cơ bản tương đối hoàn chỉnh về thế giới động vật

 -Học sinh bước đầu hiểu được các qui luật cơ bản của quá trình sống cũng như mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và môi trường làm cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc kỷ thuật trong sản xuất và liên quan đến sinh học.

 a/ Kiến thức về hình thái,cấu tạo và kỷ năng sống

Học sinh liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức hình thái cấu tạo với chức năng sống và điều kiện sống của những loài động vật điển hình trong một ngành hay trong một lớp. Điều này phản ảnh những đặc điểm cơ bản nhất của một ngành hay một lớp

 

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 3377Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch chuyên môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn	Sinh học 7
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN SINH HỌC 7
PHẦN I: NHỮNG KẾ HOẠCH CHUNG CỦA MÔN SINH HỌC 7
I-Mục tiêu của chương trình
1-Kiến thức
	-Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông cơ bản tương đối hoàn chỉnh về thế giới động vật
	-Học sinh bước đầu hiểu được các qui luật cơ bản của quá trình sống cũng như mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và môi trường làm cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc kỷ thuật trong sản xuất và liên quan đến sinh học.
	a/ Kiến thức về hình thái,cấu tạo và kỷ năng sống
Học sinh liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức hình thái cấu tạo với chức năng sống và điều kiện sống của những loài động vật điển hình trong một ngành hay trong một lớp. Điều này phản ảnh những đặc điểm cơ bản nhất của một ngành hay một lớp
	b/ Kiến thức phân loại: được thể hiện nhiều trong mục “Sự đa dạng và tập tính của ngành hay của lớp” mà học sinh phải quán triệt khi trình bày đặc điểm chung của ngành hay của lớp với điều kiện sống của chúng.
	c/ Kiến thức tiến hoá: thể hiện mối quan hệ họ hàng với tiến hoá giữa các nganh và các lớp động vật với nhau, đảm bảo tính hệ thống về mặt nguồn gốc và tiến hoá trong quá trình phát triển của chúng. Sự tiến hoá bao giờ cũng đi từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy khi học hay tìm hiểu một nhóm động vật bao giờ cũng xác định dược vị trí về chủng loại phát sinh chủng loại chung của cả nhóm động vật đó.
	d/ Kiến thức về trọng tâm thực tiễn: mỗi loài sinh vật thể hiện vai trò của nó trong tự nhiên và vai trò của nó trong tự nhiên và vai trò của nó đối với con người, vì thế cần thận trọng khi đánh giá về tầm quan trọng trong thực tiễn của chúng.
	2- Kỷ năng:
	a/ Phát triển tư duy “ hình tượng cụ thể quy nạp”trên cơ sở đó hình thành những kỷ năng quan sát, thực hành, thí nghiệm
Kế hoạch bộ môn	Sinh học 7
Kỹ năng quan sát trên vật sống
Kỹ năng sử lý thông tin
Kỹ năng thực hành sưu tầm, bảo quản mẫu vật
Kỹ năng thực hành giải phẫu, phân tích mẫu mổ
b/ Kỹ năng học tập trong đó chú trọng kỹ năng tự học, biết sử dụng sách học, sách tham khảo, biến hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ
	c/ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
	d/ Kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh: học sinh biết cách hoạt động theo nhóm, các thành viên trong tổ đều phải làm việc tích cực.
	3- Thái độ hành vi:
	-Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để xử lý giải quyết những vấn đề tương tự
	-Có ý thức bảo vệ động vật
	-Bảo vệ môi trường ở địa phương
	-Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên
	-Xây dựng niềm tin hứng thú học tập
II-Giới thiệu nội dung và cấu trúc chương trình sinh học 7
	1-Cấu trúc chương trình
	Chương trình sinh học 7 có 70 tiết
	-64 tiết lý thuyêt, thực hành và giải bài tập
	-6 tiết ôn tập và kiểm tra
	Chương trình gồm 5 phần:
	Phần 1: phần mở đầu
	Phần 2: Phần giới thiệu các ngành động vật
	Phần 3: phần tổng kết sự tiến hoá của động vật
	Phần 4: phần động vật và đời sống con người
	Phần 5: phần tham quan thiên nhiên
	2-Mục tiêu từng chương
	* Chương I: ngành động vật nguyên sinh (động vật đơn bào)
	-Kiến thức: HS biết được: ĐVNS là những động vật cấu tạo chỉ gồm 1tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh; môi trường phân bố của chúng; hình dạng cấu tạo đại diện của ngành như: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét; tác hại và vai trò của chúng.
	Kế hoạch bộ môn	Sinh học 7
-Kỹ năng: hình thành kỹ năng quan sát trên tranh vẽ, so sánh, phân biệt
	-Hành vi: Từ những kiến thức đã học, HS biết được tác hại do một số đại diện của ngành ĐVNS gây ra để phòng chống: bảo vệ cơ thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường
	*Chương II: Ngành ruột khoang
	-Kiến thức: HS biết được: đây là ngành động vật đa bào đầu tiên; hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của một số đai diện như: thuỷ tức, sứa, hải quì, san hô; Vai trò của ngành ruột khoang
	-Kỹ năng: Quan sát, so sánh,phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm 
	-Hành vi: giáo dục ý thức:học tập yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ động vật có giá trị
	*Chương III: Các ngành giun
	-Kiến thức:HS nắm được: hình dạng, cấu tạo,vòng đời của một số giun ký sinh(sán lá gan, giun đũa); Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡg, sinh sản của giun đất và chỉ rõ sự tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn và giun dẹp.
	-Kỹ năng:Quan sát,so sánh, phân tích,tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm, thao tác mổ ĐVKXS
	-Hành vi: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường,vệ sinh cơ thể, bảo vệ động vật có ích, ý thức tự giác kiên trì, tinh thần hợp tác
	* Chương IV: Ngành thân mềm
	-Kiến thức: HS biết được cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trai sông và một số đại diện khác của ngành thân mềm.Vai trò của thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người.
	-Kỹ năng: Quan sát tranh và vật mẫu tìm kiến thức.
	-Hành vi: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, bảo vệ nguồn lợi thân mềm, bảo vệ môi trường nước.
	*Chương V: Ngành chân khớp
	-Kiến thức: Biết được cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, tập tính của tôm sông và một số đại diện khác thuộc lớp hình nhện, lớp sâu bọSự đa dạng của ngành chân khớp, vai trò thực tiễn của chân khớp
	-Kỹ năng: Quan sát tranh, hoạt động nhóm, quan sát vật mẫu.
	-Hành vi: Bảo vệ các loài động vật có lợi, diệt trừ các loài động vật có hại để bảo vệ cây trồng.
	*Chương VI: Ngành động vật có xương sống
	-Kiến thức:HS biết được các lớp của ngành động vật có xương sống: 5 lớp( cá- lưỡng cư- bò sát- chim- thú ) và cấu tạo của các đại diện các lớp trong ngành.
	-Kỹ năng: Quan sát tranh, vật mẫu, so sánh rút ra kết luận
	-Hành vi: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, động vật quí hiếm.
	*Chương VII: Sự tiến hoá của động vật
Kế hoạch bộ môn	Sinh học 7
-Kiến thức: HS biết được môi trường và sự vận động di chuyển của động vật, sự tiiến hoá của tổ chức cơ thể, hình thức sinh sản; Sự phát triển của giới động vật.
	-Kỹ năng: Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
	-Hành vi: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
	*Chương VIII: Động vật và đời sống con người
	-Kiến thức: 
	+HS hiểu được: đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao với điều kiện sống.
	+HS chỉ ra được lợi ích của đa dạng sinh học và nguy cơ suy giảm, các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
	+Nêu được khái niệm đấu tranh sinh học, sử dụng thiên địch
	+Khái niệm động vật quí hiếm, mức độ tuyệt chủng của động vật ở Việt Nam, biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm.
	+Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật.
	-Kỹ năng: Quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp suy luận
	-Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, khám phá tự nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP DẠY VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	1-Thuận lợi:
	Nhiều HS học khá giỏi, xem bài mới, học thuộc bài cũ, hiền dễ bảo; bàn ghế sach đẹp, bảng viết tốt, sách học sinh trình bày rõ ràng.
	2-Khó khăn:
	-Bàn ghế học sinh chưa đảm bảo cho dạy theo phương pháp mới vì thế học sinh hoạt động nhóm rất khó khăn; đồ dùng dạy học không đảm bảo cho giờ dạy khám phá 
	-Một số ít học sinh không học bài cũ trước khi đến lớp, nhiều em chưa chú ý trong giờ học.
	3-Biện pháp thực hiện:
	-Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học.
	-Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
	-Không cắt xén chương trình, không dạy dồn dạy ép.
	-Lồng ghép giáo dục học sinh bảo vệ môi trường,giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ động vật.
	-Hoàn thành hồ sơ đúng thời gian qui định.
	-Soạn giảng đúng theo phân phối chương trình.
	-Luôn luôn học hỏi những giáo viên đi trước.
	-Cung cấp đầy đủ, chính xác kiến thức, sử dụng đồ dùng trực quan, mẫu vật hợp lý với nội dung tiết dạy
	Kế hoạch bộ môn	Sinh học 7
-Sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học trong tiết dạy
	4-Chỉ tiêu phấn đấu từng lớp riêng:
Lớp-TS
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
7A-42
7
13
17
3
2
7B-44
8
15
16
3
2
7C-40
4
10
14
8
4
7D-41
6
12
15
5
3
7E-35
4
9
15
4
3
 Phần III : Phương pháp dạy môn sinh học 7
	Sử dụng khéo léo nhiều phương pháp trong giảng dạy môn sinh học 7.
Chú trọng công tác thí nghiệm thực hành, quan sát, hoạt động nhóm
 PHẦN IV: Kế hoạch cụ thể từng bài.
Tiết
Tên bài dạy 
Nội dung bài dạy 
Đồ dùng dạy học
Kỹ năng
Thái độ
1
Thế giới động vật đa dạng phong phú 
Học sinh chứng minh được đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống
Tranh vẽ H 1.1, H1.2, H 1.3, H 1.4
Quan sát, so sánh
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn 
2
Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật.
-Phân biệt ĐV với TV, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số dặc điểm cơ bản.
- Các đặc điểm của ĐV để nhận biết chúng trong thiên nhiên. 
- Phân biệt ĐVKXS và ĐVCXS, vai 
trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. 
Tranh vẽ H 2.1, H 2.2
Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn 
-Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
3
TH quan sát một số động vật nguyên sinh 
- Học sinh thấy được ít nhất hai đại diện điển hình cho ngành ĐVNS là: Trùng roi và trùng đế giày.
- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của hai đại diện này.
K. H. vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút. Váng nước ao hồ, rơm khô ngâm, rễ bèo nhật bản.
Rèn luyện kỷ năng sử dụng, quan sát mẫu bằng kính hiểm vi.
Nghiêm túc tỉ mỉ cẩn thận
4
Trùng roi
-Hs nêu được đặc điểm cấu tạo dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng
-HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.
Tranh phóng to H4.1, H4.2, H4.3
Quan sát, thu thâp. kiến thức, hoạt động nhóm
Yêu thích bộ môn
5
Trùng biến hình và trùng giày 
-Đặc điểm cấu tạo dinh dưỡng, di chuyển và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày
-HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó kà biểu hiện mầm sống của động vật đa bào.
Tranh phóng to H5.1, H5.2, H5.3
Quan sát so sánh, phân tích, tổng hợp
Yêu thích bộ môn
6
Trùng kiết lị và trùng sốt rét 
-Đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sống kí sinh.
-Những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
Tranh phóng to H6.1, H6.2, H6.3, H6.4
Thu thập kiến thức, phân tích, tổng hợp
Ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể
7
Đặc điểm chung vai trò thực tiễn của ĐVNS 
-Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
-Vai trò tích cực của động vật nguyên sinh và tác hại của động vật nguyên sinh gây ra.
Tranh phóng to H7.1, H7.2
Quan sát thông tin, thu thập kiến thức
Giáo dục ý thức học tập giữ vệ sinh môi trường và cá nhân
8
Thuỷ tức 
-Đặc điểm hình dạng, cấu tạo  ... n và sự đa dạng của lớp hình nhện
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
-Sự đa dạng của hình nhện và tập tính của chúng.
Tranh phóng to H25.1→H25.5
Quan sát tranh, 
Bảo vệ các loài nhện có lợi trong thiên nhiên
27
Châu chấu
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển.
-Đặc điểm cấu tạo trong,dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.
Mẫu vật: con châu chấu.
Tranh vẽ H26.1→H26.4
Quan sát tranh và mẫu vật
Yêu thích bộ môn
28
Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
-Nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ.
-ĐĐC của lớp sâu bọ.
-Vai trò thực tiễn của sâu bọ.
Tranh vẽ H27.1→H27.7
Quan sát, phân tích
Bảo vệ sâu bọ có lợi, tiêu diệt sâu bọ có hại
29
Giải bài tập
-Bài tập trong vở bài tập.
-Một số bài tập nâng cao.
Câu hỏi
Tổng hợp kiến thức
Tự giác trong học tập
30
Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
-Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
-Sự đa dạng của ngành chân khớp.
-Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
Tranh vẽ H29.1→H29.5
Phân tích tranh, tìm kiến thức
Ý thức bảo vệ các loài động vật có ích
31
Cá chép
-Đặc điểm đời sống của cá chép.
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước.
Mẫu vật: cá chép.
Tranh cấu tạo ngoài của cá chép
Quan sát tranh và vật mẫu
Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn
32
Cấu tạo trong của cá chép
-Vị trí các hệ cơ quan của cá chép
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
Tranh cấu tạo trong của cá chép
Quan sát tranh
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
33
Thực hành: Mổ cá
Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ
Mẫu vật cá chép; bộ đồ mổ
Mổ mẫu vật, trình bày mẫu mổ
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác
34
Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá
-Sự đa dạng của cá, số loài, lối sống, môi trường sống.
-Đặc điểm phân biệt lớp cá sụn, lớp cá xương.
-Đặc điểm chung của lớp cá.
Tranh một số loài cá
Quan sát so sánh
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
35
Ôn tập học kỳ I
Kiến thức từ chương I đến tiết 44
Câu hỏi và đáp án
Tổng hợp kiến thức.
Ý thức nghiên túc trong giờ học
36
Kiểm tra học kỳ I
Kiến thức học kỳ I
Đề kiểm tra
Trình bày bài
Tự giác trong học tập
37
Ếch đồng
-Các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng
Quan sát tranh và mẫu vật
Ý thức bảo vệ động vật có ích
38
Thực hành:Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
-Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
-Tìm những cơ quan , hệ cơ quan của ếch
Mẫu mổ ếch
Quan sát tranh và vật mẫu
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
39
Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
-Sự đa dạng của lưỡng cư về thànhphần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.
-Vai trò của lưỡng cư.
-Đặc điểm chung của lưỡng cư.
Tranh vẽ H37.1→H37.5
Quan sát hình và nhận biết kiến thức
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
40
Thằn lằn bóng đuôi dài
-Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài
-Mô tả cách di chuyển của thằn lằn.
Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn
Quan sát tranh
Yêu thích bộ môn
41
Cấu tạo trong của thằn lằn
-Các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.
-So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan của bò sát.
Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, bộ xương ếch và bộ xương của thằn lằn
Quan sát tranh, so sánh
Yêu thích bộ môn
42
Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
-Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở các loài, môi trường sống, lối sống.
-Đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt của lớp bò sát.
-Lý do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long.
-Vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống
Tranh một số loài khủng long
Quan sát tranh, hoạt động nhóm
Giáo dục học sinh bảo vệ những loài bò sát có ích
43
Chim bồ câu
-Đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. 
Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu, mô hình chim bồ câu.
Quan sát tranh, mô hình
Yêu thích bộ môn.
44
Cấu tạo trong của chim bồ câu
-Hoạt động các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.
-Điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.
Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu, mô hình bộ não chim bồ câu.
Quan sát tranh, so sánh
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
45
Thực hành: quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
-Nhận biết một số đặc điểm của xương chim thích nghi với đời sống bay.
-Xác định các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiến hóa, bài tiết, sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu.
Mẫu mổ chim bồ câu, bộ xương chim.
Quan sát, nhận biết trên mẫu mổ
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
46
Đa dạng và đặc điểm chung của chim bồ câu
-Các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.
-Đặc điểm chung và vai trò của chim.
Tranh phóng to H44.1→H44.3
Quan sát, so sánh
Giáo dục ý thức bảo vệ loài chim có lợi
47
Thỏ
-Đặc điểm về đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
-Cấu tạo ngoầi của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù.
Tranh vẽ H46.2, H46.3; mô hình thỏ.
Quan sát nhận biết kiến thức
Yêu thích bộ môn
48
Cấu tạo trong của thỏ
-Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ.
-Vị trí, thành phần chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
-Chứng minh bộ não của thỏ tiến hoá hơn động vật đã học. 
Tranh H47.2, bộ xương thỏ, thằn lằn.
Quan sát, nhận biết
Yêu thích bộ môn.
49
Sự đa dạng của thú: bộ thú huyệt, bộ thú túi.
-Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.
-Sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.
Tranh phóng to H48.1, H48.2 
Quan sát, so sánh
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
50
Sự đa dạng của thú: bộ Dơi, bộ cá voi.
-Đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.
-Một số tập tính của dơi và cá voi.
Tranh cá voi, dơi
Quan sát, so sánh
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
51
Sự đa dạng của thú: bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt.
-Cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm, bộ thú ăn thịt.
-Phân biệt từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
Tranh chân răng chuột chù, sóc , chuột đồng, bộ răng chuột
Quan sát tranh tìm kiến thức
Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật.
52
Sự đa dạng của thú: Bộ móng guốc, bộ linh trưởng.
-Những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.
-Đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
Tranh phóng to lợn, bò, tê giác.
Quan sát, so sánh
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã
53
Bài tập
-Bài tập SGK và bài tập nâng cao
Bài tập
Giải bài tập
Tự giác trong học tập
54
Giải bài tập
Bài tập nâng cao
Bài tập
Giải bài tập
Tự giác trong học tập
55
Kiểm tra
Nội dung kiến thức đã học ở học kỳ II
Đề kiểm tra
Trình bày bài
Tự giác trong học tập.
56
Môi trường và sự vận động di chuyển
-Các hình thức di chuyển của động vật.
-Sự phức tạp và phân hoá của cơ quan di chuyển.
-Ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống của động vật.
Tranh vẽ H53.1, H53.2
Quan sát, so sánh.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
57
Tiến hoá về tổ chức cơ thể
mức độ phức tạp dần trong tổ chức cỏ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
Tranh phóng to H54.1
Quan sát, so sánh, phân tích, tư duy.
Ý thức học tập yêu thích bộ môn.
58
Tiến hoá về sinh sản
-Sự tiến hoá về các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp (Sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính)
-Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.
Bảng SGK
Thu nhận thông tin.
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật trong mùa sinh sản.
59
Cây phát sinh giới động vật.
-Bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữ các nhóm động vật là các di tích hoá thạch.
-Vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trong cây phát sinh động vật.
Tranh sơ đồ H51.1
Quan sát, so sánh.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
60
Đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao ở động vật với các điều kiện sống khác nhau
Tranh phóng to H58.1,H58.2
Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học
61
Đa dạng sinh học (tt)
Sự đa dạng sinh học thể hiện ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật.
Tư liệu về đa dạng sinh học
Phân tích, tổng hợp, suy luận.
Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước
62
Biện pháp đấu tranh sinh học
-Khái niệm đấu tranh sinh học
-Các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch.
-Những ưu điểm và nhược điểm của đấu tranh sinh học.
Tranh H59.1, tư liệu về đấu tranh sinh học.
Quan sát, so sánh, tư duy, tổng hợp.
Giáo dục ý thức bảo vệ động vạt, môi trường.
63
Động vật quí hiếm.
-Khái niệm về động vật quý hiếm.
-Mức độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam.
-Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
Tranh một số ĐV quý hiếm, tư liệu động vật quý hiếm
Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Giiáo dục ý thức bảo vệ động vật quý hiếm
64
Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng đối với nền kinh tế ở địa phương.
Thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
Sưu tầm thông tin về một số động vật có giá trị
Phân tích, tổng hợp
 Biết chăm sóc và nuôi nhân giống các động vật có lợi
65
Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng đối với nền kinh tế ở địa phương (tt)
Thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
Sưu tầm thông tin về một số động vật có giá trị
Phân tích, tổng hợp
 Biết chăm sóc và nuôi nhân giống các động vật có lợi
66
Ôn tập học kỳ II
Kiến thức học kỳ II
Câu hỏi- Đáp án
Tổng hợp kiến thức
Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ động vật có lợi
67
Kiểm tra học kỳ II
Kiến thức tổng hợp đã ôn tập
Đề kiểm tra
Trình bày
Nghiêm túc, tự giác.
68
Thực hành: tham quan thiên nhiên.
HS tham quan thiên nhiên ở địa phương
Vợt bắt sâu bọ
Tìm hiểu, khám phá.
Nghiêm túc trong giờ học
69
Thực hành: tham quan thiên nhiên.
HS tham quan thiên nhiên ở địa phương
Vợt bắt sâu bọ
Tìm hiểu, khám phá.
Nghiêm túc trong giờ học
70
Thực hành: tham quan thiên nhiên.
HS tham quan thiên nhiên ở địa phương
Vợt bắt sâu bọ
Tìm hiểu, khám phá.
Nghiêm túc trong giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach mon sinh 7 moi cac thay co.doc