Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 08: Gương cầu lõm

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 08: Gương cầu lõm

Câu 1: Gương cầu lõm là :A- Mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng.B- Mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng.C- Mặt cầu lõm hấp thụ tốt ánh sáng.D- Mặt cầu lồi trong suốt.

Câu 2: Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm :A- Chóa đèn pin.B- Chóa đèn ôtô.C- Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời.D- Câu A, B, C đúng

 

pdf 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4231Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 08: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
42 
 GƯƠNG CẦU LÕM 
 Khi khám răng, các nha sĩ quan sát phần bị che 
khuất của răng bằng cách nào ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
43 
Câu 1: Gương cầu lõm là : 
 A- Mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng. 
 B- Mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng. 
 C- Mặt cầu lõm hấp thụï tốt ánh sáng. 
 D- Mặt cầu lồi trong suốt. 
Câu 2: Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm : 
 A- Chóa đèn pin. 
 B- Chóa đèn ôtô. 
 C- Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời. 
 D- Câu A, B, C đúng. 
Câu 3: Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương 
phẳng. Chọn câu đúng : 
 A- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu 
lõm. 
 B- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu 
lõm. 
 C- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương 
phẳng. 
 D- Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là 
bằng nhau. 
Câu 4: Những vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một phần của gương cầu 
lõm : 
 A-Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc. 
 B-Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng. 
 C-Mặt trong của thành nồi được đánh nhẵn bóng. 
 D-Đáy của chậu nhựa. 
Câu 5: Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng 
một dụng cụ hình tròn bằng kim loại. Theo em đó là một gương phẳng, gương 
cầu lồi hay gương cầu lõm ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
44 
Câu 6: Nếu chùm tia sáng song song đến hội tụ tại một gương cầu thì tia phản 
xạ không hội tụ tại một điểm. Để khắc phục nhược điểm này, người ta chỉnh 
sửa mặt cầu thành mặt pa-ra-bôn. 
 Tìm hiểu trong cuộc sống thực tế, em hãy nêu các ứng dụng của mặt 
pa-ra-bôn. 
Câu 7: Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm mà dùng gương cầu lồi để 
đặt ở những chỗ đường đèo gấp khúc có vật cản che khuất. 
Câu 8: Trong hình vẽ dưới đây, cho biết các tia 
tới và tia phản xạ đến gương lõm tại A và B, 
hãy vẽ gương cầu lõm. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
45 
- Gương cầu lõm là gương cầu có mặt phản xạ là mặt lõm. 
- Các tia sáng đến gương cầu lõm phản xạ theo định luật 
phản xạ ánh sáng. 
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. 
- Chiếu một chùm tia song song đến gương cầu lõm, chùm 
tia phản xạ hội tụ tại một điểm. Ngựơc lại, nếu đặt nguồn 
sáng tại điểm đó, chùm tia phản xạ trở thành chùm song 
song. 
Để tập trung ánh sáng Mặt Trời, người ta dùng 
các gương phẳng chiếu ánh sáng vào một 
gương cầu lõm. Gương cầu lõm này sẽ tập 
trung ánh sáng, đốt nóng lò và như thế người 
ta thu được năng lượng Mặt Trời. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
46 
Mặt trong của chiếc thìa có thể 
xem là gương cầu lõm. Em hãy tìm 
một chiếc thìa bằng inox, sạch, 
nhẵn bóng, nếu là hình cầu càng 
tốt. Đứng trước gương phẳng, em 
hãy dùng thìa để quan sát những 
phần của răng mà bình thường 
không thể quan sát được. Đó cũng 
là một phương pháp để tự khám 
răng, phát hiện những khuyết tật 
nhỏ để được chữa trị kịp thời. 
Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: C; Câu 4: C 
Câu 5: Đó là gương cầu lõm, dùng để tạo ảnh lớn hơn vật để dễ quan sát chi 
tiết nhỏ trong răng. 
Câu 6: Gương pa-ra-bôn dùng để: 
 - Hội tụ ánh sáng mặt trời để đun nóng, 
làm bếp Mặt Trời. 
 - Làm ăng ten để thu sóng (thường thấy 
loại ăng ten này trên các nóc nhà cao t?ng), 
của các đài ra đa. 
 - Dùng để phát một chùm sáng hoặc 
chùm sóng song song. 
Câu 7: Vì vùng quan sát của gương cầu lõm nhỏ hơn 
gương cầu lồi. 
Câu 8: 
Vẽ các đường phân giác tại A và B. Các đường 
phân giác này cắt nhau tại tâm của mặt cầu. Từ tâm này, 
dùng com-pa vẽ mặt cầu. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf08-GUONG CAU LOM.pdf