Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 14: Phản xạ âm – tiếng vang

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 14: Phản xạ âm – tiếng vang

Câu 1: Chọn câu đúng :A- Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ.B- Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ.C- Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ.D- Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ.

Câu 2: Âm phản xạ là :A- Âm dội lại khi gặp vật chắn. B- Âm đi xuyên qua vật chắn.C- Âm đi vòng qua vật chắn. D- Các loại âm trên.

 

pdf 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7324Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 14: Phản xạ âm – tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 70
 PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG 
 Tại sao ta thường nghe tiếng sấm rền khi có 
cơn dông ? 
 Loài dơi săn mồi ban đêm bằng cách nào ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 71 
Câu 1: Chọn câu đúng : 
 A- Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ. 
 B- Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ. 
 C- Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ. 
 D- Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ. 
Câu 2: Âm phản xạ là : 
 A- Âm dội lại khi gặp vật chắn. B- Âm đi xuyên qua vật chắn. 
 C- Âm đi vòng qua vật chắn. D- Các loại âm trên. 
Câu 3: Âm phản xạ : 
 A- Có độ to lớn hơn âm tới. B- Có độ to nhỏ hơn âm tới. 
 C- Có độ to bằng âm tới. D- Có độ to bằng một nửa âm tới. 
Câu 4: Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh ? 
 A- Bê tông, gỗ, vải. B- Thép, vải, bông. 
 C- Sắt, thép, đá. D- Lụa, nhung, gốm. 
Câu 5: Những vật hấp thụ âm tốt là vật : 
 A- phản xạ âm tốt. B- phản xạ âm kém. 
 C- có bề mặt nhẵn, cứng. D- có bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng. 
Câu 6: Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi 
âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn 1/15s. Khoảng cách giữa 
người và tường có giá trị nào sau đây thì bắt đầu nghe được tiếng vang ? 
 A- 15m. B- 22,7 m. 
 C- 11,35 m. D- 100m. 
Câu 7: Tại sao sau một tiếng nổ lớn (tiếng sấm chẳng hạn) ta thường nghe tiếng 
rền kéo dài ? 
Câu 8: Để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ thường 
được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải tại nhà hát. Tại 
sao vậy ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 72
 Câu 9: Một số thiết bị âm thanh có chức 
năng “ echo” tức là tạo tiếng vang. Theo em, 
khi nào sử dụng hiệu ứng này ? 
- Âm gặp các vật chắn ít nhiều bị phản xạ trở lại. 
- Nếu tai phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ thì 
âm phản xạ đó gọi là tiếng vang. 
Dơi phát ra siêu âm, khi gặp con mồi thì âm 
phản xạ lại. Dơi sẽ “tính toán” thời gian từ lúc 
phát ra âm đến lúc nhận âm để xác định vị trí 
con mồi. Ngoài ra, dơi còn biết được nếu tai trái 
nhận âm phản xạ trước tai phải thì con mồi đang 
chuyển động sang trái. Nhờ vậy dơi còn nhận ra 
hướng di chuyển của con mồi. 
Một số động vật khác như cá heo, cá voi, chó 
biển cũng có cơ quan định vị bằng siêu âm. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 73 
 Trong các hội trường, phòng hòa nhạc, nếu 
có tiếng vang thì âm thanh nghe rất khó chịu, 
không còn trung thực nữa. Để hạn chế tiếng 
vang, ngoài việc thiết kế tường sần sùi, trần nhà 
hình vòm để giảm tiếng vang, phòng được cấu 
trúc sao cho âm phản xạ không gặp nhau hoặc 
hướng ra phía không có khán giả. Đó là lĩnh vực 
nghiên cứu của ngành kiến trúc âm học. 
 Em hãy đứng tại những vị trí khác nhau 
trong hội trường của trường em nghe tiếng vang 
của dàn nhạc để tìm hiểu chất lượng phản xạ âm 
của hội trường. 
Câu 1: D; Câu 2: A. 
Câu 3: B- Sau khi phản xạ, độ to của âm giảm vì một phần âm thanh đã bị vật 
chắn hấp thụ. 
Câu 4: C- Những vật cứng và nhẵn phản xạ tốt ánh sáng. 
Câu 5: B. 
Câu 6: Trong 1/15s âm đi được: 340m/s ´ 1/15s = 22,7m. 
Khoảng cách từ người đến tường là: 22,7m/ 2 = 11,35m. 
Câu 7: Sau khi nổ, sẽ có tiếng nổ đi trực tiếp từ nơi nổ đến tai. Một số âm thanh 
khác phản xạ từ nhà cửa, rừng núi, mặt đất đến tai sau đó, vì vậy tiếng rền là 
tiếng của âm phản xạ. 
Câu 8: Tại nhà hát vẫn còn tiếng vang, nếu ghi âm tại đây, chất lượng âm giảm 
đi. 
Câu 9: Sử dụng hiệu ứng này làm cho âm thanh có tiếng vang hoặc làm cho 
người nghe có cảm giác mình đang ở trong hang động hoặc trong rừng sâu. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf14-Phan xa am-Tieng vang.pdf