Câu 1: Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây :A) Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.B) Gây ra co giật hệ cơ.C) Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.D) Tất cả những tác dụng trên.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn :A) Gần đường ray xe lửa. B) Gần sân bay.C) Gần ao hồ. D) Gần đường cao tốc.
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 74 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Tiếng ồn quá to có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người. Làm thế nào để hạn chế bớt tác hại đó ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 75 Câu 1: Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây : A) Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh. B) Gây ra co giật hệ cơ. C) Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. D) Tất cả những tác dụng trên. Câu 2: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn : A) Gần đường ray xe lửa. B) Gần sân bay. C) Gần ao hồ. D) Gần đường cao tốc. Câu 3: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp : A) Làm trần nhà bằng xốp. B) Trồng cây xanh. C) Bao kín các thiết bị gây ồn. D) Tất cả các biện pháp trên. Câu 4: Ở một số căn phòng, các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là : A) Điều hoà nhiệt độ căn phòng. B) Ngăn tiếng ồn hoặc chống lạnh. C) Làm cho cửa thêm vững chắc. D) Chống rung. Câu 5: Tại sao gạch xây nhà thường có lỗ ? Câu 6: Kí hiệu này thường thấy ở đâu ? Câu 7: Theo em, ở những nơi nào trên đường phố không dược bóp còi ? Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 76 Câu 8: Đây là biện pháp kĩ thuật để chống tiếng ồn trong các xí nghiệp : “ Người ta có thể làm giảm tiếng ồn bằng cách thay máy móc; thay quá trình sản xuất gây nhiều tiếng động bằng giảm hoặïc không gây tiếng động; cách li các công nghệ có nhiều tiếng động bằng cách bố trí trong các nhà riêng; ngăn các buồng có nhiều tiếng động khác nhau bằng các hành lang; bao kín các thiết bị, trạm máy phát sinh nhiều tiếng động; bố trí chúng vào những kết cấu ngăn âm thanh hoặc hấp thụ âm thanh. Theo quy định, mức độ tiếng ồn không được vượt quá tiêu chuẩn 85 đê- xi-ben”. Sổ tay bệnh nghề nghiệp (NXB TP Hồ Chí Minh-1984) a) Em hãy liệt kê các biện pháp chống tiếng ồn trong các xí nghiệp. b) Quy định về mức độ ồn trong các xí nghiệp. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta ngăn chặn đường truyền âm, dùng các vật liệu cách âm (bông, vải, xốp) để hấp thụ âm thanh. Có hai cách chống ô nhiễm tiếng ồn : 1- Cách thụ động : dùng các vật liệu hấp thụ âm để ngăn cản âm thanh như vải, nhựa xốp 2- Cách tích cực : tạo ra các sóng âm để triệt tiêu âm thanh truyền đến. Mũ cách âm hiện đại dùng phương pháp này. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 77 Em có chiếc chuông, nhưng kêu lớn quá, gây khó chịu cho hàng xóm. Sau đây là một số giải pháp giảm bớt âm thanh của chiếc chuông đó. 1- Bấm vào nút chuông thật nhẹ. 2- Dùng vải quấn quanh chuông. 3- Thay bằng một chuông khác. Em hãy nêu ý kiến của mình về các biện pháp trên. Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: B Câu 5: Để cách âm, vì không khí cách âm tốt hơn gạch. Câu 6: Biển báo “Cấm bóp còi” thường thấy ở gần bệnh viện. Câu 7: Tuy không có biển “cấm bóp còi”, chúng ta không nên bóp còi tại các địa điểm sau đây: gần trường học, nhà trẻ, các công sở, đám tang Câu 8: a) Thay thế các thiết bị, máy móc gây nhiều tiếng động; cách li chúng bằng các hành lang; bố trí chúng vào trong phòng cách âm. Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 78 b) 85 dB.
Tài liệu đính kèm: