Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 18: Hai loại điện tích

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 18: Hai loại điện tích

Câu 1: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm :A- Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển độngquanh hạt nhân.B- Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quaychung quanh hạt nhân.C- Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quaychung quanh hạt nhân.D- Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích dươngquay chung quanh hạt nhân.

Câu 2: Chọn câu đúng:A- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.B- Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.C- Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.D- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hútnhau.

 

pdf 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4589Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 18: Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
87 
 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 
 Khi nào thì hai vật nhiễm điện hút nhau 
hoặc đẩy nhau ?
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
88 
Câu 1: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm : 
A- Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động 
quanh hạt nhân. 
B- Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay 
chung quanh hạt nhân. 
C- Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay 
chung quanh hạt nhân. 
D- Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích dương 
quay chung quanh hạt nhân. 
Câu 2: Chọn câu đúng: 
 A- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau. 
 B- Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau. 
 C- Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau. 
 D- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút 
nhau. 
Câu 3: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì : 
 A- A và C có điện tích cùng dấu. B- A và C có điện tích trái dấu. 
 C- A, B, C có điện tích cùng dấu. D- B và C trung hoà. 
Câu 4: Chọn câu đúng : 
 A- Một vật trung hoà về điện nếu mang nhiều điện tích dương hơn điện 
tích âm. 
 B- Một vật trung hoà về điện nếu mang điện tích âm bằng với điện tích 
dương. 
 C- Một vật trung hoà về điện nếu mang nhiều điện tích âm hơn điện 
tích dương. 
 D- Một vật trung hoà về điện nếu mất bao nhiêu điện tích âm thì nhận 
bấy nhiêu điện tích dương. 
Câu 5 : Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim 
loại treo trên giá (hình vẽ). Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
89 
sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích 
tại sao ? 
Câu 6: Dùng từ điển vật lí phổ 
thông hoặc truyện kể về các 
nhà vật lí, em hãy tra cứu và 
viết vài dòng về các nhà bác 
học sau : 
 - Coulomb 
 - Franklin 
Câu 7: Nếu A hút B, B hút C, C đẩy D thì : 
A- A và C có điện tích trái dấu. 
B- B và D có điện tích cùng dấu. 
C- A và D có điện tích cùng dấu. 
D- A và D có điện tích trái dấu. 
Câu 8: Lấy thanh thuỷ tinh cọ xát với miếng 
lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy 
thanh thuỷ tinh đẩy vật B, hút vật C và hút 
vật D. 
Thanh thuỷ tinh nhiễm điện gì ? Các vật B, 
C, D nhiễm điện gì ? Giữa B và C, C và D, B 
và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
90 
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. 
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút 
nhau. 
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn 
mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân. 
- Một vật mang điện tích âm nếu thừa êlectrôn, mang điện 
tích dương nếu thiếu êlectrôn. 
Sự hút và đẩy giữa các vật tích điện có nhiều ứng 
dụng trong công nghiệp và trong đời sống, chẳng 
hạn như phương pháp sơn tĩnh điện, cách thu gom 
tro bay ra từ các ống khói nhà máy, chế tạo máy in 
phun mực, máy photocopy, máy in la – de  
Sau đây là nguyên tắc họat động của máy in la-de 
- Tín hiệu từ máy vi tính được đưa vào máy in la-
de. Tia la-de (1) được chiếu đến hệ thống thấu 
kính quay để tạo lại hình ảnh trên trống. 
- Khi bị chiếu sáng, trống được tích 
điện. Tùy thuộc vào tín hiệu mà tia 
la-de mạnh hay yếu khiến chỗ bị 
chiếu được tích điện nhiều hay ít. 
- Mặt trống tiếp xúc với mực được 
tích điện trái dấu nên mực được hút 
lên mặt trống. 
Chỗ nào tích điện mạnh thì mực càng 
nhiều, khi in ra sẽ càng đậm (2). 
- Sau đó khi trống quay, mặt trống in mực lên giấy (3). 
- Giấy được cán ép và sấy khô (4). 
In bằng la-de có độ nét rất cao và mịn vì tia la-de là chùm ánh sáng 
song song rất hẹp. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
91 
Cách làm một điện nghiệm đơn giản. 
 Cắt một tờ giấy 
nhôm có kích thước 
1cm ´ 20cm. Gấp 
đôi tờ giấy lại và 
treo vào một sợi 
dây chỉ. (hình vẽ 1). 
 Nếu khéo tay, 
bạn có thể làm một 
điện nghiệm như ở 
hình vẽ 2. 
 Đưa các vật bị 
nhiễm điện lại gần 
và quan sát hiện 
tượng xảy ra. 
Câu 1: C; Câu 2: C; Câu 3: C ; Câu 4: B 
Câu 5: Sau khi quả cầu chạm vào thanh, một số điện tích của thanh di chuyển 
sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau. 
Câu 7: C 
Câu 8: A- Thanh thủy tinh nhiễm điện dương. 
 B- B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm, 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
92 
 C- B và C hút nhau, C và D đẩy nhau, B và D đẩy nhau. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf18-HAI LOAI DIEN TICH.pdf