Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Câu 1: Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện :A- Bếp điện. B- Chuông điện.C- Bóng đèn. D- Đèn LED.

Câu 2: Người ta ứng dụng tác dụng hoá của dòng điện vào các việc :A- Mạ điện. B- Làm đi-na-mô phát điện.C- Chế tạo loa. D- Chế tạo mi-crô.

 

pdf 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 114 
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ 
TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN 
 Phương pháp mạ điện trong công nghiệp và 
việc chế tạo ra các thiết bị điện như : quạt máy, 
chuông điện  dựa vào những tác dụng nào của 
dòng điện ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 115 
Câu 1: Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện : 
 A- Bếp điện. B- Chuông điện. 
 C- Bóng đèn. D- Đèn LED. 
Câu 2: Người ta ứng dụng tác dụng hoá của dòng điện vào các việc : 
 A- Mạ điện. B- Làm đi-na-mô phát điện. 
 C- Chế tạo loa. D- Chế tạo mi-crô. 
Câu 3: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể : 
 A- Gây ra các vết bỏng. B- Làm tim ngừng đập. 
 C- Thần kinh bị tê liệt. D- Gây ra tất cả các tác dụng A, B, C. 
Câu 4: Khi cho dòng điện đi qua máy 
sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác 
dụng nào ? 
 A- Từ và hoá. B- Quang và hóa. 
 C- Từ và nhiệt. D- Từ và quang. 
Câu 5: Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một chiếc loa đơn giản sau : 
Câu 6: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của 
dòng điện vào các cột cho phù hợp. Nếu một hiện tượng có liên quan đến nhiều 
tác dụng, thì chọn tác dụng nổi bật nhất. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 116 
 A- Nhà bác học Gan-Va-ni nhận thấy đùi 
ếch bị co giật khi chạm dao mỗ bằøng kim loại vào. 
 B- Màn hình TV đang hoạt động. 
 C- Rơ- le nhiệt. 
 D- Mạ vàng đồ trang sức. 
 E- Máy giặt đang hoạt động. 
 G- Màn hiện số của máy tính điện tử bỏ túi. 
Tác dụng 
nhiệt 
Tác dụng từ Tác dụng 
hoá 
Tác dụng 
phát sáng 
Tác dụng 
sinh lí 
Câu 7: Hãy tìm các hiện tượng vật lí hoặc các 
thiết bị điện có liên quan đến các tác dụng sau 
của dòng điện : 
 A- Nhiệt và hoá. 
 B- Từ và nhiệt. 
 C- Quang và nhiệt. 
Câu 8: Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt 
động của chuông điện sau : 
- Dòng điện có tác dụng từ vì có thể làm quay kim nam châm 
và hút các vật bằng sắt, thép đặt gần đó. 
- Dòng điện có tác dụng hoá học vì khi đi qua một số dung 
dịch, gây nên các phản ứng hoá học. 
- Dòng điện có tác dụng sinh lí vì gây nên một số tác động 
khi đi qua cơ thể người và các động vật. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 117 
Dòng điện lớn khi qua cơ thể con người có thể 
gây nguy hiểm, nhưng các dòng điện rất nhỏ có 
thể có tác dụng chữa bệnh. Người ta ứng dụng 
hiện tượng này trong châm cứu. Các điện cực 
được nối với các huyệt. Khi có dòng điện có 
cường độ thích hợp đi vào các huyệt sẽ bị kích 
thích hoạt động làm tăng sức đề kháng của cơ 
thể. Phương pháp châm cứu này gọi là điện 
châm. 
 Lấy hai đầu dây dẫn cắm vào hai đầu của 
pin. Hai đầu còn lại cắm vào củ khoai. Một lúc 
sau ta thấy củ khoai sủi bọt. Dòng điện đã gây ra 
tác dụng hoá học. 
 Cách làm một nam châm điện và một la 
bàn đơn giản. 
- Dùng dây điện có bọc vec-ni quấn khoảng 
100 vòng xung quanh một chiếc đinh. Gắn hai 
đầu dây vào hai cực của viên pin. Khi đó chiếc 
đinh có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép khác. 
Đinh trở thành một nam châm. 
- Đưa chiếc kim khâu lại gần chiếc đinh này, 
kim cũng trở thành nam châm. Đặt chiếc kim 
này lên một miếng xốp nhỏ rồi đặt miếng xốp 
trên mặt nước. Kim luôn quay về hướng bắc-
nam. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 118 
Câu 1: B; Câu 2: A ; Câu 3: D 
Câu 4: C. Tác dụng từ làm mô-tơ quay, còn tác dụng nhiệt làm nóng không khí 
Câu 5: Khi có tín hiệu điện vào cuộn dây, do có tác dụng từ mà sức hút của 
nam châm thay đổi theo tần số dòng điện. Màng loa bằng sắt vì thế cũng dao 
động theo, phát ra âm thanh. 
Câu 6: 
Tác dụng 
nhiệt 
Tác dụng từ Tác dụng 
hoá 
Tác dụng 
phát sáng 
Tác dụng 
sinh lí 
C E D B, G A 
Câu 7: 
 A- Dòng điện đi qua không khí tạo thành các tia chớp làm không khí 
nóng lên, đồng thời xảy ra các phản ứng hoá học tạo ra khí ôzôn. 
 B- Máy sấy vừa làm nóng luồng khí (tác dụng nhiệt), vừa thổi không khí 
vào các bộ phận cần sấy (tác dụng từ làm quay mô-tơ). 
 C- Dòng điện qua các bóng đèn hồng ngoại, vừa làm đèn phát ánh sáng 
đỏ, vừa làm nóng bóng đèn. Đây là bóng đèn dùng để sấy hoặc để sưởi ấm, 
chữa bệnh. 
Câu 8: Khi nhấn nút A, dòng điện qua 
cuộn dây gây ra tác dụng từ khiến búa bị 
hút gõ vào chuông. Khi đó, tiếp điểm E 
hở, mạch điện bị ngắt, búa quay về vị trí 
cũ. MaÏch điện lại đóng, cứ như thế tiếp 
tục khiến ta nghe chuông reo liên hồi. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf23-tacdung TU HOA SINHLI.pdf