Bộ đề Ngữ văn (Đọc hiểu) Lớp 7 ngoài chương trình - Nguyễn Mai

Bộ đề Ngữ văn (Đọc hiểu) Lớp 7 ngoài chương trình - Nguyễn Mai

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Quà của bà

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu Cháu biết rồi, bà ơi Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho

 

docx 226 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề Ngữ văn (Đọc hiểu) Lớp 7 ngoài chương trình - Nguyễn Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 7 – NGUYỄN MAI
Stt
Chủ đề
Số đề
Trang
1
Truyện 
20
01-32
2
Tiểu thuyết
03
33-39
3
Thơ bốn chữ, năm chữ
22
40-93
4
Truyện ngụ ngôn
10
94-117
5
Văn bản nghị luận
34
118-158
6
Thơ tự do
26
159-186
7
Văn bản thông tin
6
187-200
8
Tản văn
1
201-206
9
Truyện viễn tưởng
11
207-220
10
Trang sách và cuộc sống
1
221-226

TỔNG
126


1.TRUYỆN:
ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Quà của bà
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu Cháu biết rồi, bà ơi Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho
	 (Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.”
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”
Câu 4 : Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà.
GỢI Ý: 
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2
HS tìm được 1 cụm C-V theo yêu cầu của đề bài. 
VD: bà trồng, 
3
Biện pháp tu từ: Liệt kê.
 Liệt kê cử chỉ, hoạt động của bà: ngồi dậy, cười cười, mở, đưa
Tác dụng: Thể hiện hình ảnh người bà hiền hậu với tình thương yêu trìu mến của bà dành cho người cháu; luôn quan tâm và dành cho cháu những món quà “đặc biệt” mà cháu thích.
4
Đây là câu hỏi mở, tùy học sinh lựa chọn bức thông điệp miễn là lí giải hợp lí. Dưới đây là một số nội dung gợi ý:
- Tình cảm của bà cháu là tình cảm gia đình thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước.
- Chúng ta cần yêu thương và có hiếu với bà vì tình yêu thương của bà dành cho cháu là sâu nặng vô bờ bến.
- Cần kính yêu, tự hào và giữ gìn trân trọng tình cảm bà cháu. Vì đó là tình cảm thiêng liêng, là điểm tựa cho cuộc đời của mỗi chúng ta...
- Người cháu thấu hiểu và cảm nhận được tình cảm của bà dành cho mình và rất mực yêu thương, kính trọng bà nên đã viết về bà với thái độ trân trọng ngợi ca bà
(HS cần nêu ít nhất 2 nội dung)
5

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số chữ qui định. 
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh người bà
c. Nội dung: 
- Hình ảnh người bà: nhân hậu, yêu thương các cháu hết lòng, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đến thăm cháu và khi chân đau không thể tiếp tục đến thăm cháu được, bà vẫn luôn có quà cho cháu, làm ô mai sấu cho cháu
- Tình cảm của nhân vật “tôi”: gần gũi, thấu hiểu những tình cảm bà dành cho mình, từ đó rất mực yêu thương, kính trọng, tự hào ngợi ca bà.

ĐỀ 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
 HAI CON GÀ TRỐNG
 “ Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.
 Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại.
 Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên trên.
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ có trong văn bản?
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện bằng đoạn văn khoảng 7- 9 câu:
GỢI Ý:
PTBĐ: tự sự
BPTT: nhân hóa
 3* Hình thức: Đoạn văn khoảng 7- 9 câu, trình bày mạch lạc...
* Nội dung:
- Câu chuyện kể về 2 anh em nhà gà cãi vã, đánh nhau vì tranh nhau làm vua Nông Trại.
- Câu chuyện đề cập đến vấn đề: Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình. Anh em cùng cha mẹ sinh ra phải thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn nhau, không nên cãi vã, tranh giành sẽ mang lại hậu quả xấu. Đồng thời, câu chuyện cũng phê phán thói kiêu ngạo, hiếu thắng.
ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Bố tôi
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
	(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm): Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.”
Câu 3 (0.1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.”
Câu 4 (0.1 điểm): Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bố.
GỢI Ý: 
1.Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2.HS tìm được 1 cụm C-V theo yêu cầu của đề bài. 
VD: bố sẽ đi, tôi sẽ đi
3.Biện pháp tu từ: Liệt kê các hành động, cử chỉ của người cha: xem, chạm vào, ép, Tác dụng: Thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu quý mến của người cha dành cho con.
4.Đây là câu hỏi mở, tùy học sinh lựa chọn bức thông điệp theo cảm nhận của cá nhân, miễn là lí giải hợp lí. Dưới đây là một số nội dung gợi ý:
- Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước.
- Chúng ta cần yêu thương trân trọng kính yêu bố của mình vì tình cảm bố dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.
- Người con yêu thương, thấu hiểu về bố nên viết về bố với tấm lòng trân trọng ngợi ca tự hào
(HS cần nêu ít nhất 2 nội dung)
5.Nội dung: 
- Người bố trong văn bản luôn dành cho con những tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.
- Tình cảm của người con: Kính yêu, trân trọng, tự hào về bố, cảm thấy xót xa hụt hẫng nuối tiếc khi bố không còn.
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Người ăn xin
 Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
 Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
 Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: 
 - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
 Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc. 
 Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
 (Theo Tuốc-ghê-nhép) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
Câu 3. Xét về cấu tạo, câu: “Chao ôi!” trong văn bản trên thuộc kiểu câu nào? Có tác dụng gì? 
Câu 4. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
GỢI Ý: 
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự.
Câu 2

- Cậu bé đã cho ông lão tình yêu thương, sự cảm thông và tôn trọng bằng tất cả tấm lòng.
- Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.
Câu 3

- Chao ôi! -> Là câu đặc biệt.
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc.
Câu 4

- Tình yêu thương, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người
(HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau, khi chấm GV cần linh hoạt) 

ĐỀ 5: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đ ... y dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác. Làm sao biết được người khác nhìn nhận như thế nào về ta? Kinh nghiệm cho hay, người khác chưa hẳn chú ý ưu điểm của ta để khen ngợi, biểu dương, mà thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta để góp ý (nếu chân tình) hoặc giễu cợt (nếu thiếu thiện cảm). Khi hình dung rằng, trong mắt người khác, hình ảnh ta chưa tốt đẹp thì cần dũng cảm mà nhận rằng, đó có thể là sự thật. Trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Ưu điểm thường được phô ra, khuyết điểm hay bị che đậy. Có những cái xấu của ta, người ngoài thấy rõ hơn bản thân ta. Hiểu được như vậy, ta sẽ không phớt lờ sự nhìn nhận của người ngoài, ngược lại, nhờ đó tìm cách khắc phục những điểm yếu của mình để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 87)
1. Vấn đề gì được bàn bạc trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung nhằm thể hiện rõ điều đó?
2. Rất cần soi mình trong mắt người khác - em hiểu câu này như thế nào? 3. Theo tác giả, người khác thường chú ý mặt nào khi nhìn nhận về ta? Sự chú ý
đó thường nhằm mục đích gì? 4. Cần có thái độ như thế nào khi hình dung rằng trong mắt người khác, hình ảnh của ta chưa tốt đẹp? Vì sao cần có thái độ như vậy?
5. Ở đoạn văn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề? Dựa vào đâu em khẳng định điều ấy?
6. Hãy chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối ở đoạn văn.
GỢI Ý
1. Cần có cách ứng xử phù hợp khi biết được người khác nhìn nhận như thế nào về bản thân ta – đó là vấn đề được bàn luận trong đoạn văn này. Để thể hiện rõ vấn đề, người viết đã sử dụng các từ ngữ: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta, sự nhìn nhận của người ngoài,..
2. Rất cần soi mình trong mắt người khác có nghĩa là phải cố gắng để biết người khác nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá như thế nào về bản thân ta.
3. Theo tác giả, người khác ít chú ý ưu điểm, mà thường soi kĩ những nhược điểm, thiếu sót của ta. Sự chú ý này có hai mục đích khác nhau. Người chân tình thì soi để góp ý về những thiếu sót của ta; người thiếu thiện cảm thì soi nhằm giễu cợt những nhược điểm của ta.
4. Biết được trong mắt người khác, hình ảnh mình chưa tốt đẹp, bản thân ta cần có thái độ cầu thị. Phải chân thành, dũng cảm mà nhận rằng những điểm yếu của ta có là thật, vì thực tế, nhiều lúc ta không thể tự biết mình, mà nhờ có cái nhìn của người ngoài, ta mới nhận ra được những khuyết điểm mà cố gắng hoàn thiện.
5. Ở đoạn vấn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề. Điều này thể hiện ở chỗ: người viết tập trung diễn giải rõ ràng từng khía cạnh của vấn đề bằng cách đặt ra câu hỏi để tự trả lời chứ không dẫn ra các nhân vật, sự kiện có thật là từ đời sống làm bằng chứng. 
6. Số chỗ trong đoạn văn. Chẳng hạn nhưng là từ nối được dùng để liên kết hai câu: “Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không?”. Hoặc từ nối bởi vậy dùng để liên kết hai câu: “Dân gian có câu: “Cọc đèn tối chân, có nghĩa, tự ta không biết hết những hay dở của bản thân. Bởi vậy, rất cần soi mình trong mắt người khác.
ĐỀ 11:  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có – tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất ớc đó, ng lâu trước , người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một loé chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết chích choè trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim.
(Dương Tường, Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè?, in trong Chỉ tại con chích choè, NXB Hải Phòng, 2003, tr. 60 – 61)
1. Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nào? Vì sao em xác định như vậy?
2. Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích là gì? Em tán thành hay không tán thành ý kiến của tác giả? Vì sao?
3. Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã thêm cho trời đất không chỉ đơn thuần một loài chim. Vậy theo em, người ấy còn thêm cho trời đất cái gì khác nữa?
4. Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.
5. Hãy viết lại câu văn sau đây theo cách diễn đạt khác mà em cho là phù hợp (cần bảo lưu ý chính, có thể lược bớt ý phụ). Nêu nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc qua so sánh nó với câu văn em vừa viết. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.
6. Từ những điều được tác giả đề cập trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) nói lên cảm nhận, suy nghĩ của em về hoạt động sáng tạo của nhà thơ.
GỢI Ý
1. Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nghị luận vì mục đích hướng tới của nó là thuyết phục – thuyết phục người đọc đồng tình với một quan niệm riêng của tác giả về thi sĩ. Phần lớn nội dung của đoạn trích chứa đựng những lí lẽ và bằng chứng nhằm làm sáng tỏ quan niệm được nêu lên đó.
2. Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích: Thi sĩ là người đưa đến cho độc giả những phát hiện mới về thế giới, qua đó, làm phong phú thêm vốn sống, vốn kiến thức của họ và đặc biệt phát triển ở mỗi người khả năng biết xúc động trước mọi biểu hiện phong phú của cuộc sống.
Trước khi nêu sự tán thành hay không tán thành với ý kiến của người viết, cần hiểu đúng những câu chữ, những ý trong đoạn trích, vốn được diễn đạt bằng hình ảnh hay bằng cách nói bóng bẩy.
3. Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã “thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim”. Có thể nói, người linh ấy còn thêm cho trời đất một lối nhìn, lối cảm thụ mới, giúp cho mọi điều được ghi nhận bởi tri giác con người đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, phản chiếu chính sự giàu có, phong phú của tâm hồn con người.
4. Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện rất rõ.
Mạch lạc: Tất cả các ý trong đoạn trích đều được tổ chức xoay quanh chủ đề do câu đầu tiên nêu lên: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra 5 khỏi vùng khuyết danh.”. Ý giải thích về khái niệm khuyết danh, ý giải thích về ý nghĩa của việc gọi tên sự vật đều là lí lẽ được nêu lên nhằm làm sáng tỏ nội Em dung được câu đầu tiên đề cập. Ví dụ về hai tiếng chích choè cũng chứng tỏ âm thanh được thốt ra đó có tác dụng đưa con chích choè có sẵn trong tự nhiên vào vùng ý thức của con người như thế nào.
Liên kết: Trong đoạn trích, câu sau luôn lặp lại một từ có ở câu trước, hoặc lặp nguyên vẹn, hoặc lặp bằng cách dùng một từ hay khái niệm có ý nghĩa tương đương (khuyết danh, thi sĩ – nhà thơ, chích choè, tồn tại). Bên cạnh đó, ở câu thứ năm, tác giả dùng đại từ ấy (loài chim ấy), nó để thay thế cho từ chích choè đã được nhắc ở câu thứ tư. Chính điều này khiến cho các câu gắn nối với nhau một cách chặt chẽ, phục vụ cho sự mạch lạc được duy trì trong cả đoạn trích.
5. Câu “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ” có thể được viết lại với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Cách đơn giản nhất là bỏ bớt một số cụm từ, ví dụ:. Bỏ cụm từ khi nó còn khuyết danh: "Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.". Từ cách lược bớt cụm từ nói trên, có thể thay trong câu văn gốc, người viết đã làm tăng nội dung biểu đạt cho nó qua việc phát triển, mở rộng nghĩa cho danh từ chích choè bằng một thành phần phụ
– Bớt cụm từ nhắc lại chủ thể của hoạt động:“Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, đích thị là một nhà thơ”. Việc lược bớt cụm từ này cho thấy trong câu văn gốc, người viết đã nhắc đến chủ thể của hoạt động hai lần nhằm nhấn mạnh ý chính muốn biểu đạt.
6. Để viết đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở điều được gợi ý từ nội dung đoạn trích, cần xác định được một từ hoặc cụm từ có thể thâu tóm được ý chính mà tác giả Dương Tường muốn phát biểu. Từ, cụm từ đó có thể là phát hiện hay khám phá mới về thế giới. Sau khi xác định được tin những từ, cụm từ như vậy, người viết có thể thực hiện viết đoạn văn dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Chức năng của nhà thơ là gì? Điều gì khiến người ta muốn đọc thơ? Qua bài thơ được thi sĩ viết ra, thế giới đã hiện lên mới mẻ như thế nào?
TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. 
[] 
Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
 (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr. 23) 
Chỉ ra 02 lợi ích của việc đọc sách được nêu trong đoạn trích. 
Tìm câu rút gọn có trong đoạn trích trên. 
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với sách? 
GỢI Ý: 
a 
HS chỉ được đúng 02 trong số các lợi ích sau của việc đọc sách. 
+ mở mang trí tuệ 
+ đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, 
+ đem lại cho con người những phút giây thư giãn + Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp . 
b 
HS tìm đúng câu rút gọn. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
c 
-HS xác định được: 
+ Phép liệt kê: hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 
+ Tác dụng: Làm nổi bật được những lợi ích/tác dụng/tầm quan trọng của việc đọc sách; từ đó khuyến khích, thôi thúc mọi người có ý thức đọc sách. 
d 
HS nêu được thái độ: yêu quý, trân trọng, giữ gìn sách, chăm chỉ đọc sách 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_ngu_van_doc_hieu_lop_7_ngoai_chuong_trinh_nguyen_mai.docx