Chuyên đề Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích

Chuyên đề Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích

Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích

 Bài: Phòng tránh đuối nước (Lớp 1)

I. Mục tiêu:

 Học xong bài này, HS có khả năng:

-Kể được các hoạt động thường ngày có sử dụng nước.

- Nhận biết được nguy cơ gây đuối nước khi thực hiện các hoạt động đó.

- Biết được nguy hiểm do đuối nước gây ra.

- Bước đầu biết cách phòng tránh nguy cơ gây đuối nước trong cuộc sống hàng ngày

II. Đồ dùng dạy học

 - Một số tranh ảnh về các hoạt động thường ngày có sử dụng nước gần gũi với học sinh.

 

doc 12 trang Người đăng vultt Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích
 Bài: Phòng tránh đuối nước (Lớp 1)
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
-Kể được các hoạt động thường ngày có sử dụng nước.
- Nhận biết được nguy cơ gây đuối nước khi thực hiện các hoạt động đó.
- Biết được nguy hiểm do đuối nước gây ra.
- Bước đầu biết cách phòng tránh nguy cơ gây đuối nước trong cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học
 - Một số tranh ảnh về các hoạt động thường ngày có sử dụng nước gần gũi với học sinh.
III.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
KN ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đuối nước
 KN tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Phát triển kĩ năng giao tiếp ( trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực) Thông qua tham gia các hoạt động học tập 
IV. Hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Khám phá:
-GV đưa ảnh chụp sông Hồng
Yêu cầu HS QS, TLCH:
_ Bức ảnh chụp cảnh gì?
GV nói: Đó chính là sông Hồng, dòng sông thơ mộng chảy qua địa bàn xã Liên Hồng của chúng ta. Dòng sông hiền hòa là thế nhưng vẫn thường chứng kiến những cái chết thương tâm. Tai nạn thường xảy ra vào mùa hè. VD mùa hè năm 2011,một thanh niên 17 tuổi, đi tắm ở sông cùng bố mẹ,k hông may trượt chân ngã và chết đuối tại khúc sông thuộc địa phận xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Ngày 22-4-2012, em Hoàng Thị Phương Thảo, HS lớp 5 trường Tiểu học Liên Hồng đi chơi cùng bạn và chị, em đã bị ngã và chết ở khúc sông thuộc địa phận xã Liên Hồng. Cũng tại dòng sông này, cũng vào mùa hè năm 2012, 4 HS cấp 3 bị chết đuối tại khúc sông thuộc dịa phận xã Hồng Hà. Vậy làm thế nào để phòng tránh những tai nạn đuối nước đáng thương tâm này, cô cùng các em đi tìm hiểu qua bài: Phòng tránh đuối nước.
GV viết tên bài
2.Kết nối:
GV giải thích khái niệm đuối nước: Là hiện tượng chất lỏng thâm nhập vào đường thở làm cản trở sự hô hấp gọi là đuối nước. Đuối nước dẫn đến thiếu ô xi cung cấp lên não, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bất tỉnh, chết hoặc để lại di chứng não nặng nề
*Hoạt động 1: Động não
- Mục tiêu: HS biết được nguy hiểm do duối nước gây ra và kể được các hoạt động hàng ngày có sử dụng nước.
- Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi: Hãy kể các họat động thường ngày mà các con cần dùng đến nước.
GV ghi lên bảng các hoạt động mà HS nêu và nói: Nước rất cần cho sự sống, chúng ta không thể sống và tồn tại mà không có nước. 
- Kết luận: 
 Chúng ta cần nước để sống, nhưng chúng ta không thể thở dưới nước. Nếu để nước lọt vào đường thở của mình sẽ ngăn cản không khí vào phổi dẫn đến ngạt thở và có thể gây tử vong nếu không được cứu kịp thời.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh, thảo luận nhóm
- Mục tiêu: 
HS nhận biết được nguy cơ có thể gây đuối nước và biết cách phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách tiến hành:
GV đưa ra 4 bức tranh:
1
2
3
4
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm QS 1 tranh và thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Điều gì có thể xảy ra với các bạn?
Báo cáo kết quả: Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Hỏi thêm:
 +Đã có khi nào em có hành động như trong tình huống đó không?
+ Nếu em ở đó, em sẽ khuyên các bạn nhỏ như thế nào?
- Kết luận: 
 Để đảm bảo an toàn, phòng tránh đuối nước các em cần:
+ Không chơi đùa ở khu vực gần nước hoặc trong môi trường nước.
+ Không đi bơi, tắm ở sông ngòi, ao hồ, bể bơi khi không có người lớn đi kèm hoặc giám sát.
+Nhắc người lớn làm nắp đậy giếng, chum, vại, bể nước, thùng nước, rào ao, cắm biển báo tại nơi nước sâu nguy hiểm.
+Không tự lấy nước ở ao, hồ, giếng, bể, chum vại vì như thế là quá sức của các em và dễ trượt ngã, chết đuối.
3. Thực hành:
- Mục tiêu: 
HS biết xử lí một số tình huống để đảm bảo an toàn.
- Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
a. Em đi chơi cùng bạn, bạn bị ngã xuống nước( ao, hồ, giêng).Em sẽ làm gì?
b. Bạn rủ em ra tắm ở sông. Em sẽ làm gì?
c. Bạn mang xô ra lấy nước ở sông về dùng em sẽ làm gì?
Báo cáo kết quả thảo luận.
GV NX và chốt:
+ Trong tình huống 3, cách xử lí tốt nhất là gọi người lớn đến giúp. Tuyệt đối không nhảy xuống để kéo bạn lên.
+Tình huống 2: Không đi và khuyên bạn không nên đi.
+ Khuyên bạn không nên đi lấy nước vì quá sức hoặc có thể trượt chân , ngã xuống sông.
4. Liên hệ:
GV hỏi: + Ở địa phương chúng ta có sông gì chảy qua?
+ Có bao giờ em ra bờ sông chơi hoặc xuống sông tắm không?
+ Ở đó có những tai nạn nào có thể xảy ra?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Chốt: Đúng vậy, dòng sông cho chúng ta nguồn nước dồi dào, bồi đắp cho chúng ta những bãi phù sa màu mỡ nhưng cũng lấy đi của chúng ta biết bao sinh mạng. Vì vậy các em cần nhớ những điều cô đã dạy hôm nay để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh.
Cuối cùng GV cho HS QS hình ảnh về những cái chết thương tâm do đuối nước.
5. Vận dụng: 
- Về nhà các em cần thực hành những điều sau:
+ Không chơi đùa ở khu vực gần nước hoặc trong môi trường nước.
+ Không đi bơi, tắm ở sông ngòi, ao hồ, bể bơi khi không có người lớn đi kèm hoặc giám sát.
+Nhắc người lớn làm nắp đậy giếng, chum, vại, bể nước, thùng nước, rào ao, cắm biển báo tại nơi nước sâu nguy hiểm.
+Không tự lấy nước ở ao, hồ, giếng, bể, chum vại vì như thế là quá sức của các em và dễ trượt ngã, chết đuối.
+ Mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thuỷ.
HSQS, trả lời
- Ảnh chụp một dòng sông
- HS lắng nghe
HS nhắc tên bài
Mỗi HS nêu 1 hoạt động
VD: tắm, rửa, uống.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi gợi ý của GV: 1 phút
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm theo 3 tình huống của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Sông Hồng
- Vài HS nêu.
- HS QS.
- HS lắng nghe.
Liên Hồng, tháng 12 năm 2012
 Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích
 Bài: Phòng tránh tai nạn do các con vật (Lớp 4)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
-Những thương tích do rắn cắn.
- Cách phòng tránh rắn cắn.
- Biết cách xử lí khi bị rắn cắn.
II. Đồ dùng dạy học
Hình ảnh một số loại rắn.
Băng gạc, thuốc sát trùng, 3 thân chuối nhỏ (thay cho chân người), dao phục vụ cho mục 3
III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
KN ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh rắn cắn.
 KN tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Phát triển kĩ năng giao tiếp ( trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực) thông qua tham gia các hoạt động học tập. 
IV. Hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Khám phá:
GV hỏi:
Em đã bao gờ bị rắn cắn hoặc chứng kiến người bị rắn cắn chưa? Theo các em vì sao lại xảy ra tai nạn như vậy?
GV nêu vấn đề: 
- Bị rắn cắn nếu không biết cách phòng tránh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài học hôm nay cả lớp cùng tìm hiểu về điều đó.
GV ghi tên bài
2. Kết nối:
*Hoạt động 1: Các loại rắn và sự nguy hiểm khi bị rắn độc cắn
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số loại rắn; sự nguy hiểm khi bị rắn độc cắn.
- Cách tiến hành:
GV cho HS QS tranh ảnh về một số loài rắn.
Tranh1: Rắn lục
Tranh 4 : Rắn hổ mang
Tranh 5: Rắn hổ mang chúa
Đặt câu hỏi về một số loài rắn và yêu cầu một số HS trả lời:
+ Con rắn này có đặc điểm gì về hình dạng, màu da
GV nhận xét câu trả lời của HS
GV nói về đặc điểm của một số loài rắn.VD:
Rắn lục xanh( Tranh 1): Lưng chúng có màu xanh lá cây, bụng màu vàng hoặc xanh nhạt. Rắn lục xanh thích sống trên cây ở rừng núi, trong các bụi cây rậm hoặc những mảnh đất bỏ hoang, trong lùm cỏ và các rừng trúc. Đây là một trong những loài rắn độc, có thể cắn chết người và cũng thường dùng để làm thuốc chữa bệnh cùng với các loại rắn độc khác dưới dạng ngâm rượu, sấy khô tán bột uống, sắc thang cùng với các vị thuốc khác.
Rắn hổ mang chúa( tranh 5): Thân rắn hổ mang chúa không dày và trọng lượng ít khi vượt quá 20 kg. Đầu, lưng màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 75%, nhưng phần lớn các cú cắn của nó có mức nọc độc không gây hại. Rắn hổ mang chúa thường sống trong hang dưới nhũng gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng, bên bờ suối... thức ăn là các loài rắn khác, chim, chuột, thằn lằn, kì đà. Rắn hổ mang chúa đẻ trứng vào khoảng tháng 4-5.
Rắn hổ mang chúa sống trên mặt đất, nhưng leo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm.
Tương tự với các loài rắn còn lại.
+Bị rắn độc cắn nguy hiểm như thế nào?
-GV cho HS QS hình ảnh người bị rắn cắn.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với nội dung câu hỏi
+ Dấu hiệu để nhận biệt bị rắn độc cắn là gì?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV chốt cách nhận biết rắn độc cắn:
Nhóm rắn hổ:Tại chỗ rắn cắn: Vết đau buốt, phù nề lan tỏa và có thể hoại tử tím đen.Toàn thân (xuất hiện sau vài giờ): khó chịu, buồn nôn, vã mồ hôi, sụp mí mắt làm mắt không mở được, giãn con ngươi, khó nói, khó nuốt rồi thở yếu , chân tay liệt không cử động được. Nạn nhân có nguy cơ bị rối loạn tim mạch, suy thở, bất tỉnh và chết.
Nhóm rắn lục: Tại chỗ cắn: sưng tấy nhanh, phù to cứng, sau đó xuất hiện hoại tử tím đen, phòng rộp. Sau vài ngày, có thể dẫn đến hoại thư, nhiễm khuẩn. Toàn thân chóng mặt, lo lắng, rối loạn tiêu hóa(nôn, ỉa chảy).Trường hợp nặng có biểu hiện trụy tim mạch, chảy máu nhiều nơi ( Trên da, miệng)..đái ít hoặc không còn nước tiểu
 Kết luận: 
 Rắn có nhiều loại, loại rắn lành và loại rắn độc. Rắn độc nguy hiểm vì có thể gây chết người. Rắn độc có hai loại chính là nhóm rắn hổ và nhóm rắn lục. Cả hai loại đều rất độc
*Hoạt động 2: Cách phòng tránh và xử lí khi bị rắn cắn
- Mục tiêu: 
Giúp HS biết cách phòng tránh và xử lí khi bị rắn cắn.
- Cách tiến hành:
 GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi:
1. Rắn thường sống ở đâu?
2. Nguyên nhân nào bị rắn cắn?
3. Làm gì để phòng tránh rắn cắn?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Kết luận: 
 + Rắn thường sống ở bụi rậm, rừng rậm hoặc rắn được nuôi ở trại rắn.
+ Trẻ em bị rắn cắn khi đi vào nơi rắn sinh sống như rừng, bụi rậm hoặc trêu nghịch rắn được nuôi ở trại nuôi rắn hoặc nhà hàng rắn..
+Để phòng tránh rắn cắn, các em không đi vào bụi rậm, rừng rậm vì dễ bị rắn bất ngờ tấn công. Nếu phải đi , cần đi ủng cao, mặc quần vải dày và dùng gậy khua khi đi.
Khi bị rắn cắn, cần phân biệt chắc chắn là rắn lành hay rắn độc để có biện pháp xử lí kịp thời vì biểu hiện nhiễm độc có thể không xuất hiện ngay sau khi bị cắn nhưng có thể tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng. 
Khi bị rắn cắn, cần làm ngay những việc sau:
+ Cho nạn nhân nằm yên, không cử động nhiều vì nọc độc có thể lan tỏa toàn thân.
+ Rửa sạch vết cắn, sát khuẩn tại chỗ( nước muối hoặc thuốc sát khuẩn vết thương nếu có)
+ Băng ép vết cắn bằng băng bản rộng( không buộc chặt ga rô, không băng ép nếu bị rắn lục cắn vì có thể làm tổn thương nặng thêm).
+ Có thể rạch rộng vết cắn và nặn hút máu ngay sau khi bị rắn cắn( rạch bằng dao sạch dã khử khuẩn, rạch dài 10 mm sâu 3 -5 mm)
Bất động và đặt vùng bị cắn thấp hơn ngực người bị nạn để nọc độc chậm lan vào tim.Di chuyển đến trạm y tế gần nhất, giữ người bị nạn nằm yên trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lây lan của nọc độc. Nên làm cáng để di chuyển người bị nạn..
3. Thực hành:
- Mục tiêu: 
HS biết xử lí ban đầu cho người bị rắn cắn đảm bảo an toàn.
- Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm các đồ dùng: Băng gạc, thuốc sát trùng, dao, thân chuối .
GV đưa ra tình huống: Có người vừa bị rắn lục cắn, yêu cầu các nhóm hãy xử lí ban đầu.
GV QS các nhóm và hướng dẫn thêm.
-Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
GV NX và chốt:
+ Bị rắn cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần biết cách phòng tránh để không bị rắn cắn. Khi bị rắn cắn cần biết cách xử lí để giảm thương tổn.
4. Liên hệ:
+ Ở nơi em sống, thường thấy những loại rắn nào?
+ Những loài rắn đó là rắn lành hay độc?
+ Khi nhìn thấy rắn em và các bạn làm gì?
+ Nếu em hoặc bạn bị rắn cắn em sẽ làm gì?
GV chốt: 
- Khi bị rắn cắn em cần phát hiện xem đó là loài rắn gì. Nếu là rắn độc hoặc nghi ngờ là rắn độc các em cần gọi người lớn đến xử lí và các em cần phối hợp cung cấp thêm cho người xử lí những kiến thức mà các em học được để xử lí an toàn ban đầu cho người bị rắn cắn. Sau đó đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Vận dụng
- Dặn dò HS không trêu đùa, nghịch rắn, không đi vào bụi rậm, bờ mương, bờ rãnh, những nơi có nước.
- Cần biết xử lí ban đầu khi bị rắn cắn.
+ HS trả lời
HS nhắc lại tên bài
HSQS, 
Tranh 2: Rắn khúc đen khúc trắng ( cạp nong cạp nia)
Tranh 3: Rắn khúc đen khúc vàng ( cạp nong cạp nia)
Tranh 3: Rắn nước
- HS QS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi gợi ý của GV: 1’.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm theo 3 tình huống của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và tập băng ép vết cắn.
-Lớp QS và NX, bổ sung.
Liên Hồng, tháng 12 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de phong chong tai nan thuong tich.doc