Chuyên đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở trường thcs

Chuyên đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở trường thcs

- Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội. Đây là một môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của mỗi con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dụcquan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là một môn học thuộc nhóm công cụ,môn văn còn thể hiểnõ mối quan hệvới rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 7758Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn ở trường thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I/ Đặc trưng môn văn
- Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội. Đây là một môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của mỗi con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dụcquan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là một môn học thuộc nhóm công cụ,môn văn còn thể hiểnõ mối quan hệvới rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
 II/ Thực trạng học văn hiện nay:
 Lê-nin nói: “ Văn học là nhân học”vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này đã được báo động. Ban đầu chỉ là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả bài kiểm tra ngữ văn, chúng ta nhận thấy có rất nhiều biểu hiện tâm lí chán học văn của học sinh, cụ thể là:
 - Học sinh thờ ơ với văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lí thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buòn nhất cho các giáo viên dạy vănlà nhiều HS có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia với đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác, mà phần lớn là các môn: Toán, Lí, Hoá. 
- Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản, GV có thể nhận ra những lỗi sai cơ bản của HS như: dùng từ, viết câu, viết chính tả sai, bố cục, lời văn lủng củng, thiếu logicĐây là một tình trạng đã trở nên phổ biến thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta.
III/Nguyên nhân của thực trạng trên
- Đối với người dạy: Đa số GV có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến HS. Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế sau:
 + Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với một bộ phận không nhỏ HS yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
 + Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan đưa vào tiết học còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của HS.
 + Một só GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học
- Đối với HS: Một số HS còn lười học, mải chơi,ngại viết bài,dung lượng từ ngữ trong một bài nhiều nên ngại học, phần lớn các em không chuẩn bị tâm thế tốt cho giờ học văn.
 IV/ Mục tiêu của bậc học phổ thông: 
 Đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị HS xem nhẹ, mặc dù kiến thức của bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của HS, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất.
B/ NỘI DUNG:
I/ Bản đồ tư duy( BĐTD) và tư duy bằng bản đồ:
1/ Bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy(BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duylà hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đềbằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
- BĐTD được coi là công cụ ghi chú tối ưu do TonyBuzan khởi xướng. Sự khác nhau cơ bản giữa ghi chú truyền thống chỉ lấy chữ làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định( thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) thì BĐTD sử dụng cả đường nét, màu sắc, hình vẽlại được người sử dụng thiết kế hoàn toàn theo sở thích cá nhân của họ.
- Theo các nhà nghiên cứu thì bộ não con người sẽ hiểu sâu nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, vẽ theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc HS lập BĐTD còn giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mĩ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lí trực quan, dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu.
- Dạy học bằng BĐTD cũng có tác dụng thiết thực vì vẽ BĐTD bằng những vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế và cách làm đơn giản, BĐTD có thể vận dụng với bất kì điều kiện nào của nhà trường hiện nay.
2/Tư duy bằng bản đồ:
- Tư duy bằng bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại nhận thức của mình về sự vật, sự việc, hành độngđịnh hướng phát triển của sự vật, sự việc, hành động đó theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.
- Có thể so sánh hai cách tư duy và hai cách biểu hiện sau: 
Cách biểu hiện
Tư duy truyền thống
Tư duy bằng bản đồ
Đường nét
Màu sắc
Ngôn ngữ
Hình ảnh
Không gian định hướng phát triển
Thẳng
Không
Nhiều
Không
Đơn hướng
Nhiều loại
Có
Chắt lọc
Có
Đa hướng
3/Bản chất phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy:
- BĐTD là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào não bộ rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng.
- Dạy học bằng BĐTD- một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục.
* BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: BĐTD thật sự giúp ta tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong chúng ta.
* BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:
- Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng. Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán
- Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rõ ràng
- Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, BĐTD cho phép GV và HS làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc khiến GV và HS phải dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không phải là bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học
II/ Bản đồ tư duy đối với hoạt động giảng dạy ngữ văn
Những câu hỏi cần đặt ra là:
	- BĐTD có phải là công cụ ghi chép vạn năng với mọi bài học? 
	- BĐTD có thể vận dụng trong mọi trường hợp, mọi công đoạn của quá trình nhận thức? 
	- Giáo viên có thể soạn bài dưới hình thức BĐTD? 
	- Học sinh có thể ghi bài theo BĐTD? 
	- Trong dạy học Ngữ văn, BĐTD dùng vào các trường hợp nào sẽ phát huy hiệu quả? 
1/ Giáo viên sử dụng BĐTD như một công cụ để hỗ trợ quá trình dạy học:
a/ Vận dung BĐTD vào việc hỗ trợ kiểm tra bài học cũ của học sinh.:
- GV đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài rồi yêu cầu HS vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD.
Ví dụ :
 Kiểm tra kiến thưc cũ về bài “ So sánh”( Ngữ văn 6), đầu giờ GV cho từ khoá “ So sánh” rồi yêu cầu HS vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ ( Nhánh con cấp 2, cấp 3), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để các HS khác bổ sung ý. GV kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.
Bản đồ tư duy bài SO SÁNH
- GV cũng có thể vận dụng BĐTD như một công cụ để kiểm tra kiến thức cũ bằng cách đưa ra một bản đồ tư duy rồi nêu yêu cầu để HS thuyêt trình
Ví dụ: Muốn kiểm tra kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Nước Đại Việt ta ( Ngữ Văn 8), GV đưa ra BĐTD rồi yêu cầu HS bổ sung nội dung vào các nhánh,sau đó các em nhìn BĐTD thuyêt trình
BĐTD giới thiệu tác giả, tác phẩm bài Nước Đại Việt ta 
b/ Vận dụng BĐTD vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới: Đây la cách làm khó nhất trong việc vận dụng BĐTD vào việc dạy kiến thức mới. BĐTD ở đây là công cụ ghi chép một cách khoa học để HS nhìn vào BĐTD để đọc được va khắc sâu kiến thứcđã học thành vốn riêng của mình. Dùng BĐTD giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi ý để HS chủ động tiếp thu kiến thức, tránh được cách dạy truyền thống là GV giảng, HS nghe, ghi chép một chiều. Như vậy tính tích cực và chủ động của HS sẽ sinh động hơn, giúp các em thích học môn văn hơn.
 Ví dụ :
Với văn bản “ Thầy bói xem voi”(Ngữ văn 6) sau phần đọc và tìm hiểu chú thích, GV có thể vẽ mô hình BĐTD lên bảng. BĐTD gồm 5 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nội dung bài học.
- Để có thể hoàn thiện mô hình BĐTD của bài học GV sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức( như: Dựa vào văn bản em hãy xác định các ý chính?HS dễ dàng xác định được các ý chính: hoàn cảnh các thầy bói xem voi, cách xem voi, các thầy phán về voi, kết quả, bài học rút ra).
- Tiếp tục hoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở như: các thầy xem trong hoàn cảnh nào? Cách xem của các thầy ra sao?...
Bản đồ tư duy văn bản: Thầy bói xem voi- Ngữ văn 6.
b. Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần: 
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Dùng BĐTD để sơ đồ hoá kiến thức của một phần bài học
Ví dụ: Sơ đồ hoá kiến thức khi phân tích nhân vật Lão Hạc( Ngữ Văn 8)
- Dùng BĐTD để sơ đồ hoá kiến thức của toàn bài học:
Ví dụ: Sơ đồ hoá toàn bộ kiến thức bài Ánh Trăng( Ngữ Văn 9)
- Sử dụng BĐTD rất hiệu quả và tiết kiệm được thời gian khi dạy bài ôn tập hoặc tổng kết chương phần
Ví dụ: Sơ đồ minh hoạ
BĐTD Tổng kết Ngữ pháp( Ngữ Văn 9)
2/ Học sinh sử dụng BĐTD để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy logic, học tập độc lập
- HS có thể tự sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tự học ở nhà như: tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên g ...  Bản đồ tư duy cho hợp lí và phù hợp với nội dung và hình thức bài học.
 - Bản đồ tư duy nếu bị lạm dụng sẽ làm hạn chế kĩ năng viết bài luận của học sinh.
 - Đối với văn bản nghị luận, việc sử dụng BĐTD hỗ trợ đọc hiểu các văn bản sẽ là thuận lợi. Nhưng với văn bản nghệ thuật, muốn dùng BĐTD để biểu hiện một văn bản, người học phải tìm ra mạch của văn đó (xét đơn thuần về mặt ý). 
 - BĐTD không tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết sự tinh tuý trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, sử dụng BĐTD trong dạy học là cần thiết, nhưng phải tránh được sự suy diễn khô khan đẫn đến xã hội hoá dung tục tác phẩm.
IV/ Cách thức tạo lập một bản đồ tư duy:
 1/ Phương tiện thiết kế BĐTD
Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic.
2/ Phương thức tạo lập
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
+Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
+Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
+Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúngvào trí nhớ tốt hơn.
 3/ Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD
Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
 Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
V/ Mô hình thiết kế bài dạy sử dụng BĐTD:
TIẾT 97: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
	 (Hoài Thanh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơn giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận
3. Thái độ:
 - Yêu thích văn chương, say mê tìm hiểu các tác phẩm văn học.
B- CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, bản đồ tư duy, máy computer.
	- Học sinh: Bài soạn, sưu tầm một số quan niệm về văn chương. 
C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động 
 1. Tổ chức: 7A1 
 2. Kiểm tra: 
 - Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận cứ nào để chứng minh sự giản dị của Bác? Hãy thể hiện những luận cứ đó trên bản đồ tư duy.
 3. Giới thiệu bài: 
	* Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản
GV giới thiệu chân dung nhà văn trên máy. 
Qua phần chuẩn bị ở nhà kết hợp với chú thích SGK em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả ?
Xuất sứ văn bản?
GV hướng dẫn cách đọc: giọng vừa rành mạch, vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.
GV đọc đoạn đầu, gọi 2HS đọc tiếp, nhận xét cách đọc.
HD tìm hiểu một số từ: văn chương, cốt yếu, muôn hình vạn trạng.
xác định kiểu văn bản?
Vấn đề nghị luận?
Nêu bố cục bài văn? 
GV vẽ mô hình bản đồ tư duy lên bảng với từ khóa “Ý nghĩa văn chương”. BĐTD gồm 3 nhánh chính, ở các nhánh chính lại chia thành các nhánh nhỏ. Để có thể hoàn thiện BĐTD, GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở khai thác kiến thức.
HS đọc đoạn đầu. 
Như vậy theo Hoài Thanh thì nguồn gốc của văn chương là gì?
Ông đã lí giải điều đó dựa trên cơ sở nào?
Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt vào vấn đê của tác giả?
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Có ý kiến cho rằng quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương như vậy là đủ nhưng chưa chính xác. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Các nhóm thảo luận rồi trình bày ý kiến của nhóm mình. 
HS theo dõi hình ảnh trên máy, GV hỏi hoặc giới thiệu về nguồn gốc của văn chương.
Theo em các quan niệm về văn chương đó độc lập hay loại trừ nhau?
HS đọc phần 2.
Đoạn văn trên có mấy ý?
Dựa vào chú thích số 5, em hãy giải thích 2 ý trên và tìm dẫn chứng CM qua một số tác phẩm?
GV giới thiệu bằng hình ảnh trên máy.
Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?
Tác giả sử dụng phép lập luận nào khi đưa ra ý kiến của mình về công dụng của văn chương?
Công dụng đó được tác giả chỉ ra cụ thể bằng những chứng cứ nào?
Em hiểu văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có là thế nào?
Nhận xét cách lập luận?
Giọng văn, kiểu câu  ?
Ở đoạn cuối, theo tác giả, văn chương có ảnh hưởng ntn đối với đời sống tinh thần nhân loại?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)
- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An
- Là nhà phê bình văn học có uy tín lớn - được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
- Tác phẩm nổi tiếng nhất: Thi nhân Việt Nam.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1936 in trong sách “Văn chương và hành động”
a. Đọc- nghĩa của từ:
- cốt yếu: cái chính, cái quan trọng, không thể thiếu.
- muôn hình vạn trạng: rất phong phú, rất nhiều hình thức, hình ảnh, trạng thái, tâm trangjkhacs nhau
b. Kiểu văn bản:
- Nghị luận văn chương (Giải thích)
- Vấn đề nghị luận: Văn chương có ý nghĩa của nó đối với con người.
 c. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
- Phần 2: Nhiệm vụ của văn chương
- Phần 3: Công dụng của văn chương
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người mà rộng ra là thương muôn vật, muôn loài.
( Lấy một câu chuyện đời xưa kể về một thi sĩ Ân Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống chân mình
=> Vào đề gián tiếp nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn.( NL kết hợp tự sự).
2. Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
- Văn chương còn tạo ra sự sống .
3. Công dụng của văn chương
- Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Biết cái đẹp, cái hay của thiên nhiên.( lấy dân chứng)
=> Sử dụng nhiều câu ghép, câu khẳng định, câu hỏi tu từ, giàu hình ảnh, cảm xúc, lập luận theo lối đưa ra giả thiết.
=> Đời sống tinh thần nhân loại sẽ rất ngheo nàn nếu thiếu văn chương.
* Hoạt động 3: III. Tổng kết - Ghi nhớ
Những nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn?
Nội dung bài văn nghị luận
1, Nghệ thuật
- Bài văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh, trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa.
2, Nội dung
- Ngồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha.
- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có.
- Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Hoạt động 4: Củng cố 
GV chốt lại toàn bộ nội dung kiến thức bằng bản đồ tư duy.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Qua bài văn giúp em hiểu gì về văn chương?
	- Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có”
	- Yêu cầu cần đạt:
	+ Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có: Con người ai cũng có tình cảm nhưng không phải lúc nào tình cảm đó cũng đúng đắn, được biểu hiện một cách tinh tế, hợp đạo lí, lòng người. Những tình cảm tốt đẹp của con người không phải ai cũng có -> cần giáo dục, bồi đắp -> Văn chương rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm con người.
	+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương làm giàu tình cảm con người, hướng con người vươn tới những tình cảm tốt đẹp hơn, làm cho tình cảm luôn mới mẻ.
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập các văn bản nghị luận đã học. Giờ sau kiểm tra văn
------------------------------------------------------------------------
C/ KẾT LUẬN: 
 Trong thời đại thông tin bùng nổ, kiến thức ngày một nhiều, cái mới liên tục phủ định cái cũ thì việc có một công cụ ghi nhớ và sáng tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mạnh dạn mang cái mới đến với thế hệ trẻ yêu thích sáng tạo là việc nên làm. Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho tất cả môn học ở trường phổ thông và cho lập kế hoạch công tác quản lí. Hi vọng việc sử dụng Bản đồ tư duy sẽ được nhân rộng để tăng hiệu quả cho quá trình dạy học môn Ngữ văn nói riêng và các môn khoa học khác.
 Mong sự góp ý cuả các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC.
TIÊU ĐỀ
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Đặc trưng môn Ngữ Văn 
 II. Thực trạng học văn hiện nay 
 III. Nguyên nhân của thực trạng trên 
 IV. Mục tiêu của bậc học phổ thông
B. Nội dung
I. Bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ
II Bản đồ tư duy đối với hoạt động dảng dạy ngữ văn
III. Những ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng, sử dụng BĐTD
 IV. Cách thức tạo lập một bản đồ tư duy.
 V. Mô hình thiết kế bài dạy sử dụng BĐTD 
C. KẾT LUẬN.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tam Hồng tháng 3 năm 2012
Người thực hiện chuyên đề
Trần Phương Lan
Người viết chuyên đề
Nguyễn Thị Kim Dung
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc