" Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương quá, khóc nấc lên, quả tim cũng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguôn gốc của thi ca. "
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
C. Ý nghĩa văn chương. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh. C. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng. D. Tố Hữu.
Ngày soạn :..................... Ngày thực hiện :..................... KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 98 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên Chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Tục ngữ Nhớ được tên thể loại, chủ đề Chép lại 1 văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản. Hiểu đúng nội dung, ý nghĩa tục ngữ về con người xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Chủ đề 2: Văn nghị luận - Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm. - Nhớ được các kiểu lập luận, PTBĐ. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ; 50% Số câu: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 8 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 98 I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoăn tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất. " Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương quá, khóc nấc lên, quả tim cũng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguôn gốc của thi ca. " Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Ý nghĩa văn chương. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh. C. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. D. Tố Hữu. Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì? A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và muôn vật muôn đời. B. Văn chương là hình ảnh của sự sống. C. Văn chương sáng tạo ra sự sống. D. Đời sống sẽ nghèo nàn nếu không có văn chương. Câu 4: Văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" lập luận theo kiểu lập luận nào? A. Giải thích. C. Bình luận. B. Chứng minh. D. Phân tích. Câu 5: Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" thể hiện nội dung và ý nghĩa gì? A. Quy luật của thiên nhiên. B. Kinh nghiệm lao động sản xuất. C. Kinh nghiệm về con người và xã hội. D. Khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. Câu 6: Câu tục ngữ : "Tấc đất, tấc vàng" thuộc chủ đề gì? A. Về thiên nhiên. C. Về đạo lí. B. Về lao động sản xuất. D. Về lẽ sống nhân văn. II. Tự luận: ( 7 điểm ) Câu 1. (2 điểm) Chép theo trí nhớ một văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản của văn bản đã chép. Câu 2. (5 điểm) Qua văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ”- ( Ngữ Văn 7 tập 2), hãy viết bài văn ngắn nghị luận về đức tính giản dị trong đời sống của Bác Hồ. .....................Hết........................... (Đề thi này có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 7 Tiết: 98 I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C A A B D B II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1. - Chép đúng 1 văn bản tục ngữ ( 1 điểm ) - Nêu đúng nội dung ( 1 điểm ) Câu 2. 1. Yêu cầu về kĩ năng. - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Viết bài văn ngắn, bố cục 3 phần rõ ràng, cân xứng. - Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức. a, Mở bài. - Giới thiệu khái quát về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. - Một trong những đức tính tiêu biểu của Bác Hồ là tính giản dị trong đời sống đã để lại những ấn tượng bài học sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam. b. Thân bài. ( Trình bày các biểu hiện cụ thể về sự giản dị trong đời sống của Bác ). - Giản dị trong bữa ăn: Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản. Cá kho, cà muối, cháo hoa... - Giản dị trong cách ở: Ở nhà sàn chỉ có hai ba phòng vừa làm việc vừa tiếp khách, hòa cùng thiên nhiên. - Giản dị trong trang phục: Áo nâu, túi vải, dép cao su ... - Giản dị trong việc làm: Cần ít người phục vụ. c. Kết bài, khẳng định về lối sống đã làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn tình cảm của Bác. Đó thực sự là đời sống văn minh mà Bác đã nêu gương sáng. - Liên hệ bản thân. 3. Biểu điểm: + Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, trình bày lập luận mạch lạc, rõ ràng, chữ viết đẹp, dẫn chứng sát thực. + Điểm 5-6: Bài viết đảm bảo các ý cơ bản trên, lập luận tương đối rõ ràng, có 1 chút sai sót nhỏ, mắc 1 số lỗi chính tả, diễn đạt. + Điểm 3-4: Bài viết được một nửa ý trên hoặc sắp xếp chưa hợp lí, mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt. + Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài, thiếu ý, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả. + Điểm 0: Học sinh bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề sai nội dung và phương pháp. .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: