Câu 1: Trường từ vựng là:
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại ( danh từ, động từ,.).
C. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt,.)
Câu 2: Các từ: ”Trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?
A. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động văn hoá.
B. Hoạt động chính trị. D. Hoạt động xã hội.
Ngày soạn :.............................. Ngày thực hiện :...................... KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 8 Tiết: 63 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Trường từ vựng TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% - Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 2. Từ tượng thanh, từ tượng hình. Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình - Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể. Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 3. Tình thái từ Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% 4. Các biện pháp tu từ - Nhận biết được phép nói quá. Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu. - Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Số câu: 4 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% 5. Dấu câu - Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Tiết: 63 I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra Câu 1: Trường từ vựng là: A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại ( danh từ, động từ,...). C. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt,...) Câu 2: Các từ: ”Trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động văn hoá. B. Hoạt động chính trị. D. Hoạt động xã hội. Câu 3: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được sử dụng trong các kiểu văn bản nào? A. Tự sự và nghị luận. C. Tự sự và miêu tả. B. Miêu tả và nghị luận. D. Nghị luận và biểu cảm. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng nên trai – Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng- Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Câu 5: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào ? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn. B. Đánh dấu phần báo trước, phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Câu 6: Từ chỉ tình thái được in đậm trong câu: ”Giúp tôi với, lạy chúa !” thuộc nhóm nào và có ý nghĩa gì? A. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện sự bắt buộc của người nói với người khác để làm một việc gì đó cho mình. B. Tình thái từ cảm thán, biểu thị sự thuyết phục của người nói đối với một người khác để làm một việc gì đó cho mình. C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, thể hiện sự sợ hãi của người nói. II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: (2điểm) Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong bài ca dao sau và nêu tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh đó : ”Con cò chết rũ trên cây, Cò con mở lịch xem ngày làm ma, Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích cởi trần vác mõ đi rao”. (Ca dao) Câu 2: (2điểm) a/ Trong câu: Bà lão hãy yên lòng và nhắm mắt, sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng. b/ Cho câu ca dao sau: ”Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thot như mư ruộng cà”. Hai câu trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng. Câu 3: (3 điểm). Viết một đoạn văn ngắn chủ đề với chủ đề tự chọn ( 5- 8 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Gạch chân những tổ hợp từ nói giảm nói tránh đã sử dụng trong đoạn văn. .....................Hết........................... (Đề thi này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 8 Tiết: 63 I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Mỗi câu đúng cho 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A C B A A II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: (2đ) - TTH: La đà ==> Thể hiện hình dáng uống rượu say của bọn quan lại. ( 0,5đ) - TTT: Ríu rít ==> Không khí vui vẻ của bọn quan lại.( 0,5đ) - Phê phán, châm biếm, đả kích những hủ tục ma chay cưới xin trong xã hội cũ.(1đ) Câu 2: (2đ): - Biện pháp tu từ nói quá: Mồ hôi thánh thót:(1đ) - Tác dụng: Sử dụng cách nói quá sự thật đó là cách nói phóng đại tính chất, mức độ của hiện tượng mồ hôi chảy.(1đ) Câu 3: (3đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau: - Viết đúng ngữ pháp và chính tả. - Viết được đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dung biện pháp nói giảm nói tránh. - Gạch chân các tổ hợp từ nói tránh nói giảm đó. .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: