Câu 1. Tục ngữ là gì?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Là một thể loại văn học dân gian.
D. Cả ba ý trên.
Câu 2. Tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là của tác giả:
A. Hồ Chí Minh C. Phạm Văn Đồng
B. Phạm Duy Tốn D. Đặng Thai Mai
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 104 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên Chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Tục ngữ Nhớ được tên thể loại, chủ đề Chép lại 1 văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản. Hiểu đúng nội dung, ý nghĩa tục ngữ về con người xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Chủ đề 2: Văn nghị luận - Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm. - Nhớ được các kiểu lập luận, PTBĐ. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ; 50% Số câu: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 8 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VĂN TIẾT: 104 I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Câu 1. Tục ngữ là gì? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian. D. Cả ba ý trên. Câu 2. Tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là của tác giả: A. Hồ Chí Minh C. Phạm Văn Đồng B. Phạm Duy Tốn D. Đặng Thai Mai Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản“Tinh thần yêu nước cuả nhân dân ta’’ là: A. Tự sự. B. Nghị luận chứng minh. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 4. Hồ Chí Minh là tác giả của văn bản nào dưới đây? A. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Đức tính giản dị của Bác Hồ D. Ý nghĩa văn chương Câu 5. Nội dung, ý nghĩa đúng về tục ngữ con người và xã hội là? A. Là các quy luật của tự nhiên B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người Câu 6. Nội dung và nghệ thuật nào đúng nhất cho đoạn trích sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. A. So sánh, nhân hoá để ca ngợi, khẳng định sức mạnh lòng nồng nàn yêu nước của dân ta. B. So sánh lòng yêu nước của dân ta C. Nhân hoá để ca ngợi lòng yêu nước của dân tộc ta. D. Miêu tả lòng yêu nước của dân tộc. II. Tự luận: ( 7 điểm ) Câu 1. (2 điểm). Em hãy chép lại một văn bản tục ngữ về con người và xã hội, nêu nội dung cơ bản của văn bản đó? Câu 2. (5 điểm). Dựa và văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng, hãy viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác. .... .............................Hết...................................... ( Đề kiểm tra này chỉ có một trang ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VĂN TIẾT: 104 I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D D B C C A 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 II.Tự luận: ( 7 điểm ) Câu 1. (2 điểm) .HS chép đúng, chính xác, sạch sẽ một văn bản về tục ngữ con người và xã hội (1 điểm ) -Nêu được đúng nội dung về văn bản đó ( 1 điểm ) +VD: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ( 1 đ ) +Nội dung: -Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó, nhiều người hợp sức lại sẽ làm được những việc lớn lao, khó khăn hơn. Câu này khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết Câu 2. ( 5 điểm ) + Yêu cầu về kỹ năng: -Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh -Viết bài văn ngắn, bố cục 3 phần cân xứng, biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm hợp lý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục -Bài làm trình bày chặt chẽ, khoa học, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp diễn đạt + Yêu cầu về kiến thức: Bài viết ngắn nhưng đảm bảo được các ý sau: 1.Mở bài: -Bác Hồ là người có nhiều phẩm chất đạo đức cao quý -Một trong những phẩm chất cao đẹp ấy là đức tính giản dị của Bác 2. Thân bài: -Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm: + Bữa ăn: vài ba món đơn giản, lúc ăn không để rơi vãi hạt cơm, lúc ăn xong ... + Nhà sàn chỉ 2,3 phòng hoà cùng thiên nhiên + Việc làm: từ việc nhỏ đến lớn ít cần đến người phục vụ + Sự giản dị trong đời sống vật chất gắn liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp + Giản dị trong lời nói, bài viết -Vì sao Bác sống giản dị như vậy: + Vì Bác có một lối sống giản dị và khiêm tốn + Vì Bác luôn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng + Bác luôn sống, chiến đấu vì một lý tưởng cao quý: Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn + Vì đạo đức của Người: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp -Suy nghĩ về cách sống giản dị của học sinh hiện nay: + Đa số học sinh đều có gia đình điều kiện khá giả, đủ mọi phương tiện, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần + Một số học sinh có ý thức sống giản dị trong cách ăn mặc, học tập, lời nói... trở thành những tấm gương tiêu biểu, thường đạt thành tích trong học tập, ngoan ngoãn được thầy quý, mẹ yêu + Bên cạnh đó không ít học sinh sống đua đòi, lãng phí tiền của bố mẹ, lười nhác, học tập yếu kém sa đà vào các tệ nạn, gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tinh thần và ý chí phấn đấu của nhiều bạn trẻ -Học sinh cần rèn thói quen sống giản dị: + Đòi hỏi phải tự rèn luyện từ những việc làm nhỏ nhất + Phải tự mình làm, tự giác + Biết sống giản dị từ trong trường học, từ gia đình đến ngoài xã hội, từ phong cách sống đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong học tập... 3.Kết bài: -Giản dị là nét đẹp, là phẩm chất đạo đức cần phải có nên bản thân mỗi người phải rèn luyện. Liên hệ bản thân... ( Tuỳ vào bài làm của hs, giáo viên chấm điểm cho linh hoạt ) .........................................Hết ................................................ GV ra đề Nguyễn Thu Hường
Tài liệu đính kèm: