Đề 1 kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2010- 2011 Môn: Ngữ Văn - Khối 7 Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)

Đề 1 kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2010- 2011 Môn: Ngữ Văn - Khối 7 Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)

Câu 1 (1.0 điểm):

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 2 (1.0 điểm):

 Cho biết nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” ? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo?

Câu 3 (1.0 điểm):

Thế nào là câu đặc biệt? Đặt hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt?

Câu 4 (1.0 điểm):

 Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2010- 2011 Môn: Ngữ Văn - Khối 7 Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
Nội dung
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
thấp
cao
Chủ đề 1:
Văn bản
Nghị luận hiện đại
Truyện ngắn hiện đại
- Nắm được ý nghĩa của tác phẩm
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ truyện ngắn thuật của 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
Câu đặc biệt
Rút gọn câu
- Nhớ khái niệm câu ®Æc biÖt
- Nhớ điều cần chú ý khi rút gọn câu 
- Đặt hai câu trong đó có sử dụng kiểu câu đã học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số câu:1,5 
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu:1/2 
Số điểm:0,5
5 %
Số câu: 2 
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Viết bài văn nghị luận chứng minh.
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu tục ngữ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 6
60%
Số câu:1
Số điểm: 6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 1/2
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ : 05%
Số câu:1
Số điểm: 7
Tỉ lệ:60%
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%
Người lập
	 Nguyễn Thị Hồng Thắm
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2010- 2011
Trường THCS Bình giang	Môn: Ngữ Văn- Khối 7
Lớp:7/.	Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)
Họ và tên:.
Điểm
Lời nhận xét
Đề bài:
I. Phần Văn bản- Tiếng Việt (4.0 điểm):
Câu 1 (1.0 điểm): 
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2 (1.0 điểm): 
	Cho biết nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” ? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo?
Câu 3 (1.0 điểm): 
Thế nào là câu đặc biệt? Đặt hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt?
Câu 4 (1.0 điểm): 
	Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
II. Phần Làm văn (6.0 điểm):
Câu 5: (6 điểm):
Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống trong đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Bài làm:
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2010- 2011
Trường THCS Bình giang	Môn: Ngữ Văn- Khối 7
Lớp:7/.	Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)
Họ và tên:.
Điểm
Lời nhận xét
Đề bài:
I. Phần Văn bản- Tiếng Việt (4.0 điểm):
Câu 1 (1.0 điểm): 
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2 (1.0 điểm): 
	Cho biết nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” ? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo?
Câu 3 (1.0 điểm): 
Thế nào là câu đặc biệt? Đặt hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt?
Câu 4 (1.0 điểm): 
	Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
II. Phần Làm văn (6.0 điểm):
Câu 5: (6 điểm):
Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống trong đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Người lập
	Nguyễn Thị Hồng Thắm
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
* Phần I: Văn bản- Tiếng Việt: (4.0 điểm):
Câu 1 (1.0 điểm):
Nhắc nhở chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (1.0 điểm): (mỗi ý đúng 0.5 điểm)
Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”:
Tương phản
Tăng cấp
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì:
Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt (nhân dân và quan lại)
Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân
Câu 3 (1.0 điểm): 
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. ( 0.5 điểm)
Yêu cầu: Hs đặt được hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt, chỉ ra câu đặc biệt trong đoạn văn ( 0.5 điểm)
Câu 4 (1.0 điểm):
Khi rút gọn câu cần lưu ý:
Không làm cho người đọc,người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
* Phần II: Làm văn: (6.0 điểm):
Yêu cầu thể loại: nghi luận chứng minh
Cách làm: Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt
* Nội dung cụ thể:
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài:
Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Thân bài: 
Giải thích: Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, 
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó:
Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà 
Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước.
Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thốngnhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc
Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Kết bài:
Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Liên hệ bản thân.
* Cách tính điểm:
Điểm từ 5.5 -> 6.0: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trong sáng.
Điểm từ 4.5 -> 5.0: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc
Điểm từ 3.5 -> 4.0: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể.
Các trường hợp còn lại giáo viên chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo và cảm xúc riêng của từng cá nhân.
Người lập
	Nguyễn Thị Hồng Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 HK II 2011.doc