Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn 8. Tiết: 116

Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn 8. Tiết: 116

1. Bài thơ "Ông đồ" được viết theo thể loại:

 A. Lục bát. C. Ngũ ngôn.

 B. Song thất lục bát. D. Thất ngôn bát cú.

2. Tác giả của bài thơ "Quê hương" là :

 A. Tố Hữu. B. Tế Hanh. C. Thế Lữ. D. Vũ Đình Liên

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn 8. Tiết: 116", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.........................
Ngày thực hiện..............................
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 116
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là thơ Việt Nam giai đoạn 1900-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu
Vận 
dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
thấp
cao
Thơ Việt Nam thời kì 1900-1945
- Thể loại
- Tên các bài thơ mới đã học
- Điền tên tác giả phù hợp với tên bài thơ.
- Hiểu được tâm tư tác giả gửi gắm trong bài thơ.
- Chép thuộc lòng 1 bài (đoạn) thơ. Nhận xét nội dung bài (đoạn) thơ.
Cảm nhận về 1 bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm:1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỷ lệ: 85%
Chủ đề 2:
-Văn học trung đại: Chiếu dời đô, Nước đại việt ta,
- Nhận biết được thời gian sáng tác “Chiếu dời đô”
- Ý nghĩa của nhân nghĩa trong văn bản “Nước Đại Việt ta”.
- Hiểu nội dung bài “Hịch Tướng sĩ”
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2 
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : Ngữ văn 8.
TIẾT: 116.
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3điểm).
 Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau. .
1. Bài thơ "Ông đồ" được viết theo thể loại:
 A. Lục bát. C. Ngũ ngôn.
 B. Song thất lục bát. D. Thất ngôn bát cú.
2. Tác giả của bài thơ "Quê hương" là :
 A. Tố Hữu. B. Tế Hanh. C. Thế Lữ. D. Vũ Đình Liên.
3. Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối trong bài thơ "Khi con tu hú' của Tố Hữu?
 A. Uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do đến cháy bỏng.
 B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
 C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
 D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù. 
4. "Chiếu dời đô" được viết vào thời gian:
 A. 1010. B. 958. C. 1789. D. 1858.
5. Mục đích của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" là:
 A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức, giàu tình thương.
 B. Nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được ấm no.
 C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
 D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
6. Ý nào nói đúng nhất nội dung tư tưởng của văn bản "Hịch tướng sĩ"?
 A. Ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh.
 B. Tinh thần dân tộc sâu sắc.
 C. Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về nước Đại Việt độc lập.
 D. Tinh thần bất khuất, ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược. 
II/ Tự luận: (7điểm).
Câu 1: (2 điểm):
Chép phần dịch thơ bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh. Ngoài việc nói về nỗi gian lao vất vả của việc đi đường, bài thơ còn nêu ra một chân lí đường đời, em hãy cho biết đó là chân lí gì?
Câu 2: (5 điểm):
 Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên.
 .....................Hết.........................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 MÔN : Ngữ văn 8.
TIẾT: 116.
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3điểm).
Mỗi ý đúng được 0,5điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
A
B
D
II/ Tự luận:(7điểm).
Câu 1: (2điểm).
- Chép chính xác bài thơ được 1điểm.
- Nêu được: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. (1điểm).
Câu 2: (5điểm).
Nêu được các ý sau:
 * Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau: 
- Hình ảnh ông đồ thời vàng son: 
 + khung cảnh mùa xuân tươi tắn với sắc hoa đào nở, trong đó ông đồ trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người.
 + tài hoa của ông được thể hiện, được khen ngợi -> ông được mọi người kính trọng
 - Hình ảnh ông đồ thời tàn phai: mùa xuân vẫn trở lại nhưng cuộc đời đã thay đổi, ông đồ đã vắng bóng.... 
 * Tình cảm của tác giả: đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hoá đã đi qua.
* Suy nghĩ của bản thân: Trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc...
- Nội dung: 3,5 điểm.
- Hình thức: 1,5 điểm.
 .....................Hết..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 116.doc