Đề 4 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

Đề 4 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyện cổ tích ?

 A. Con Rồng, cháu Tiên. C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh.

 B. Thánh Gióng. D. Thạch Sanh.

 2. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.

B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.

 D. Tình làng nghĩa xóm.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1191Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 4 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..............................
Ngày thực hiện :......................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Mục đích kiểm tra:
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.
II. Hình thức đề kiểm tra:
1. Hình thức:
 - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
2. Thời gian: 45 Phút.
III. Thiết lập ma trận:
 Mức độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Văn học dân gian
(Truyền thuyết và Cổ tích)
- Nhớ được thể loại truyện.
- Nhớ được các nhân vật trong truyện
- Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết.
- Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện.
- Phân biệt được thể loại
truyền thuyết với cổ tích.
- Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện.
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % :
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỷ lệ 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất.
 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyện cổ tích ?
 A. Con Rồng, cháu Tiên. C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
 B. Thánh Gióng. D. Thạch Sanh.
 2. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
 D. Tình làng nghĩa xóm. 
 3. Truyền thuyết không có nhân vật nào sau đây?
 A. Lí Thông. B. Mị Nương.
 C. Thánh Gióng. D. Vua Hùng.
 4. Điểm giống nhau cơ bản giữa truyền thuyết và cổ tích là :
 A. Phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động.
 B. Kể lại những sự kiện lịch sử thời quá khứ.
 C. Chứa các yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
 D. Có cốt lõi lịch sử.
 5. Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì?
 A. Kể chuyện cho trẻ em nghe.
 B. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt.
 C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.
 D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.
 6. Ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh là:
 A. Thạch Sanh được dạy cho các phép thuật.
 B. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.
 C. Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoạ xâm lăng.
 D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua.
II. Tự luận: (7 điểm)
1. (2điểm). Phân biệt thể loại truyền thuyết và cổ tích. 
2. (1điểm). Vì sao Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết? 
3. (4điểm). Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về một chi tiết tiêu biểu của truyện Thạch Sanh.
------------------------Hết-------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) – mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
C
D
 D
II.Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt truyền thuyết và truyện cổ tích.
- Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể. (1 điểm)
- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. 
(1 điểm)
Câu 2: Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết vì:
- Là câu chuyện dân gian kể về anh hùng làng Gióng. (0,5 đ)
- Có cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt giữa dân tộc và giặc ngoại xâm.(0,5đ) 
Câu 3: (4 điểm)
- Hình thức: đoạn văn (4 đến 6 câu). Không sai hoặc sai rất ít chính tả. (1 điểm)
- Nội dung: Diễn đạt lưu loát, lời văn phù hợp trình bày tốt suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện Thạch Sanh. (3 điểm)
 ..Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 28.doc