Đề 5 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 135

Đề 5 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 135

Câu 1: Bài thơ « Sang thu » được sáng tác vào thời kì nào?

A. Kháng chiến chống Pháp.

B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.

C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.

D. Thời kì sau năm 1975.

Câu 2: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ “Mây và sóng” là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống.

B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực.

C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn.

D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 5 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..............................
Ngày thực hiện :......................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 135
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
- Nhận biết được:
+Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
+ Nội dung bài thơ 
+ Tên bài thơ với tác giả bài thơ.
- Nhớ chép lại được khổ thơ và chỉ ra nội dung chính khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa, hình ảnh thơ.
Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.
Viết bài văn ngắn nghị luận về một đọan thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn 6
Tiết: 135
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).
Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra (Từ câu 1 đến câu 4)
Câu 1: Bài thơ « Sang thu » được sáng tác vào thời kì nào?
Kháng chiến chống Pháp.
Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Thời kì sau năm 1975.
Câu 2: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ “Mây và sóng” là gì?
Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống.
Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực.
Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn.
Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp.
Câu 3: Cách gọi: “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” chỉ đối tượng nào?
Những người ở cùng làng.
Những người ở cùng thôn xã.
Những người sống cùng miền đất, quê hương.
Những người cùng nhà.
Câu 4: Nối tên bài thơ tương ứng với tên tác giả sao cho đúng (1,5 điểm) 
Tên bài thơ
Tác giả
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Viễn Phương
2. Mùa xuân nho nhỏ
b. Y Phương
3. Viếng lăng Bác
c. Hữu Thỉnh
4. Sang thu
d. Phạm Tiến Duật
5. Nói với con
e. Thanh Hải
6. Mây và sóng
f. Ta - go
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Chép lại khổ thơ đầu (6 dòng đầu) bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Chỉ ra nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 2: (1 điểm) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ 1 và 2 trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh:	Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió xe
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
.....................Hết...........................
(Đề thi này có 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ văn 9
Tiết: 135
I/ Trắc nghiệm khách quan 
 (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
Đáp án
D
A
D
4
C
Câu 5: (1,0 điểm) Nối tên bài thơ tương ứng với tên tác giả: (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1 - d; 	2 - e; 	3 - a; 	4 - c; 	
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
Học sinh chép đủ và chính xác khổ thơ đầu của bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ
Nội dung: Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Đồng thời bộc lộ tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.
Câu 2: (1 điểm) 
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng:
+ Là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là bạn của người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến trường
+ Là biểu tượng của qua khứ nghĩa tình, nguyên vẹn không phai mờ. Đồng thời là lời nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lí sống; con người có thể vô tình nhưng quá khứ, lịch sử thì mãi mãi vẹn nguyên.
Câu 3: (5 điểm) 
* Yêu cầu về kĩ năng: (1điểm) 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Viết bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng cân xứng, lập luận chặt chẽ thuyết phục. 
- Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức: 
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Hữu Thỉnh và nội dung hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu (0,5 điểm)
2. Thân bài: bài viết cần làm rõ các ý sau:
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (1 điểm) 
+ Cảm nhận về hương ổi
+ Cảm nhận về làn sương chùng chình
+ Những tín hiệu mùa thu chưa rõ nét nhưng cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng: bỗng, hình như
- Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (1điểm) 
+ Cảnh rộng và rõ nét
+ Dòng sông được lúc “dềnh dàng” êm ả sau mùa lũ. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng và trong sáng.
+ Hình ảnh đám mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “ vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng của lúc giao mùa cuối hạ đầu thu.
- Từ hai khổ thơ, hiện lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, được vẽ bằng nét bút tinh tế. Người đọc cũng am hiểu được tác giả.(1 điểm) 
3. Kết bài.
- Khẳng định sự biến chuyển nhẹ nhàng nhưng rõ nét của thiên nhiên đất trời lúc sang thu. (0,5 điểm)
(Trên đây là một số gợi ý chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt chấm điểm phù hợp với đối tượng học sinh ở các miền vùng khác nhau)
.....................Hết...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 135.doc