Đề 6 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

Đề 6 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28

I. Mục đích kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.

II. Hình thức đề kiểm tra:

1. Hình thức:

 - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.

2. Thời gian: 45 Phút.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1577Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 6 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :.....................
Ngày thực hiện :.............. 
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 28
I. Mục đích kiểm tra:
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh qua một số bài học về truyền thuyết và cổ tích.
II. Hình thức đề kiểm tra:
1. Hình thức:
 - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
2. Thời gian: 45 Phút.
III. Thiết lập ma trận:
 Mức độ 
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Văn học dân gian
(Truyền thuyết và Cổ tích)
- Nhớ được thể loại truyện.
- Nhớ được các nhân vật trong truyện
- Nhớ được đặc điểm truyện cổ tích, truyền thuyết.
- Hiểu được dụng ý của tác giả; ý nghĩa của hình tượng; giá trị nội dung của truyện.
- Phân biệt được thể loại
truyền thuyết với cổ tích.
- Giải thích được cách hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của truyện.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một chi tiết tiêu biểu của truyện.
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % :
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỷ lệ 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TIẾT: 28 ( Theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy kiểm tra ( từ câu 1-> câu 4).
Câu1 : Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyện truyền thuyết?
 A. Thạch Sanh; C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 B. Cây bút thần; D. Em bé thông minh.
Câu 2 : Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì ?
A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai.
D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống.
Câu 3: Yếu tố kì ảo có vai trò chính nào trong truyện cổ tích ? 
 A. Giải thích các sự vật hiện tượng.
Thể hiện ước mơ công bằng, tạo kết thúc có hậu cho câu chuyện.
Phù trợ cho những người bất hạnh.
Tạo kết thúc có hậu, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 4 : Tác giả kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? 
A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kỳ để chiến thắng thiên nhiên.
B. Thoả mãn ước mơ có sức mạnh thần kỳ để chiến thắng giặc ngoại xâm. 
C. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống. 
D. Ca ngợi phẩm chất , tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động .
Câu 5 : Lựa chọn các nhân vật ở cột (A) tương ứng với các văn bản ở cột (B), sau đó điền sang cột (C) :( 1 điểm)
A
B
C
1. Sứ thần, em bé
2. Mị Nương,vua Hùng Vương thứ 18.
3. Chằn tinh, Thạch Sanh
4. Sứ giả, Thánh Gióng.
a. Thạch Sanh
b. Thánh Gióng
c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
d. Bánh chưng, bánh giầy.
e. Em bé thông minh.
- Nối 1 với...
- Nối 2 với...
- Nối 3 với...
- Nối 4 với...
II/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (2 điểm). Hãy nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
Câu 2: (1 điểm). Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì ?
Câu 3: (4 điểm). Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết : Tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh .
.....................Hết...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Ngữ Văn 6
TIẾT: 28 ( Theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
B
C
mỗi câu đúng 0.5 điểm tổng 2đ
 Câu 5 : Mỗi ý đúng được 0,25đ tổng 1đ ( ghép sai mỗi ý trừ 0,25 điểm)
A
B
C
1. Sứ thần, em bé
2. Mị Nương, vua Hùng Vương thứ 18.
3. Chằn tinh, Thạch Sanh
4. Sứ giả, Thánh Gióng.
a. Thạch Sanh
b. Thánh Gióng
c. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
d. Bánh chưng, bánh giầy.
e. Em bé thông minh.
1-e
2-c
3-a
4-b
II / Tự luận: 7 điểm
Câu 1 : So sánh truyền thuyết và cổ tích: ( 2 điểm):
	* Giống nhau: - Là truyện dân gian, có yếu tố kì ảo hoang đường: 0,5 đ
 * Khác nhau:
Truyền thuyết
Cổ tích
- Nhân vật:
+ Nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử. 0,25đ
- Mục đích:
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. 0,25đ
+ Có cốt lõi lịch sử. 0,25đ
+ Là người bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, động vật. 0,25đ
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lòng nhân ái, lẽ công bằng0,25đ
+ Không liên quan đến lịch sử. 0,25đ
Câu
Nội dung
Điểm
2 
H/s nêu được các ý cơ bản sau :
Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1đ
3
Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sau: 
- Là đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng, trình bày lưu loát, sạch sẽ, mạch lạc. 
- Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của chi tiết : Tiếng đàn thần kì trong đó cần nêu được cụ thể là :
 + Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan, giải thoát, giúp công chúa khỏi câm, giúp Thạch Sanh vạch mặt Lí Thông, giúp đánh giặc. 
- >Tiếng đàn đại diện cho cái thiện, cho công lí xã hội và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân, là vũ khí đặc biệt chống kẻ thù.
1đ
1,5đ
1,5đ
.....................Hết.........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 28.doc