Câu 1: 0.5 điểm
Bài thơ: “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp.
C. Trong khánh chiến chống Mĩ. D. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975.
Câu 2: 0.5 điểm
Phương án nào sau đây đúng với thời gian ra đời và tác giả của bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”?
A. 1969 - Phạm Tiến Duật. B. 1963 - Bằng Việt.
C. 1958 - Huy Cận. D. 1978 - Nguyễn Duy.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 9 Tiết: 76 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TN TL TN TL Chủ đề 1: Thơ hiện đại Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm và xuất xứ bài thơ. Nhớ được một đoạn thơ và nêu nội dung chính của đoạn thơ đó trong văn bản đã học. Hiểu được ý nghĩa hình tượng, hình ảnh trong thơ. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 4 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% Chủ đề 2: Truyện hiện đại Nhớ tên thể loại, nhân vật văn bản. Hiểu được tình huống truyện trong văn bản. Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 4 Số điểm: 7,5 Tỷ lệ: 75% Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỷ lệ : 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ 10% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỷ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT : 76 I/ Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1: 0.5 điểm Bài thơ: “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong khánh chiến chống Mĩ. D. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. Câu 2: 0.5 điểm Phương án nào sau đây đúng với thời gian ra đời và tác giả của bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”? A. 1969 - Phạm Tiến Duật. B. 1963 - Bằng Việt. C. 1958 - Huy Cận. D. 1978 - Nguyễn Duy. Câu 3: 0.5 điểm Câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh” (Ánh trăng - Nguyễn Duy ) tượng trưng cho điều gì? A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy. B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn. C. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng. D. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ Câu 4: 0.5 điểm Nhân vật chính của tác phẩm: “Lặng lẽ SaPa” là: A. Anh thanh niên B. Bác lái xe C. Cô kĩ sư D. Ông họa sĩ. Câu 5: 0.5 điểm Truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? A. Bé Thu. B. Người bạn của ông Sáu. C. Ông Sáu. D. Tác giả. Câu 6: 0.5 điểm Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ thông qua tình huống nào? A. Tình huống gia đình ông Hai tản cư. B. Tình huống cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. C. Tình huống gia đình ông Hai bị mụ chủ đuổi ra khỏi nhà. D. Tình huống ông Hai tâm sự với thằng Húc. II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: 2.0 điểm Chép lại khổ cuối bài thơ :“Đồng chí” và nêu nội dung chính của đoạn thơ đó? Câu 2: 5.0 điểm Cảm nhận của em về hình ảnh bé Thu (trong lần anh Sáu về thăm nhà) trong truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT : 76 I/Trắc nghiệm khách quan Câu Đáp án 1 2 3 4 5 6 B C D A B B II. Tự luận Câu Nội dung Điểm 1 * Chép đúng đoạn thơ: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” * Nội dung: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. 1.5 điểm 0.5 điểm 2 * Yêu cầu về nội dung: - Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra cha: gan lì, ương bướng, cương quyết nhất định không nhận anh Sáu là cha vì anh không giống người cha trong bức ảnh. - Thái độ của bé Thu sau khi nhận ra cha: ân hận, nuối tiếc. Trong lòng bé dâng lên một tình cảm mới: yêu thương cha lẫn sự ân hận. Trong phút chia tay khi người cha lên đường, tình yêu thương cha trỗi leenmanhj mẽ, hối hả. → Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm tha thiết chân thành. * Yêu cầu về hình thức: - Trình bày dưới dạng bài viết ngắn, bố cục ba phần. - Diễn đạt mạch lạc, logic, không sai chính tả. 4.0 điểm 1.0 điểm
Tài liệu đính kèm: