Đề tài Một số sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi đến lớp đối với dạng bài "nghiên cứu kiến thức mới" của môn Vật lí lớp 7 ở trường trung học cơ sở Chiềng Ơn

Đề tài Một số sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi đến lớp đối với dạng bài "nghiên cứu kiến thức mới" của môn Vật lí lớp 7 ở trường trung học cơ sở Chiềng Ơn

A. PHẦN MỞ ĐẦU:

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. Vị trí, tầm quan trọng của đề tài:

Môn vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, mang đầy tính lý thú và hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong nhà trường phổ thông. Đồng thời, nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hằng ngày của mỗi gia đình chúng ta. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS. Hơn nữa với chương trình đổi mới SGK thì lại càng ngày càng yêu cầu cao hơn. Để đáp ứng kịp thời công cuộc CNH - HĐH đất nước, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra" Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài'', góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

 

doc 24 trang Người đăng vultt Lượt xem 746Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi đến lớp đối với dạng bài "nghiên cứu kiến thức mới" của môn Vật lí lớp 7 ở trường trung học cơ sở Chiềng Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
 CHUẨN BỊ BÀI MỚI Ở NHÀ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP ĐỐI VỚI 
DẠNG BÀI "NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC MỚI" 
CỦA MÔN VẬT LÍ LỚP 7 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHIỀNG ƠN
Họ và tên: Đinh An Nguyên
Tổ: Tự Nhiên
Đơn vị công tác: Trường THCS - Chiềng Ơn. 
 Năm 2008 - 2009
Mục lục
Danh mục chữa viết tắt
Trang 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
4
4
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
5
III. Nhiệm vụ của đề tài
5
IV. Đối tượng nghiên cứu
7
V. Phương pháp nghiên cứu
7
VI. Phạm vi nghiên cứu
9
B. PHẦN NỘI DUNG
10
I. Những tồn tại của học sinh lớp 7 trong quá trình học trên lớp
10
II. Quá trình thực hiện
10
C. KẾT LUẬN
21
I. Bài học kinh nghiệm
21
II. Ý kiến đề xuất.
21
Tài liệu tham khảo
22
Danh mục chữ cái viết tắt.
- THCS ( trung học cơ sở)
- GV ( Giáo viên)
- HS ( Học sinh)
- ĐVĐ ( đặt vấn đề)
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Vị trí, tầm quan trọng của đề tài:
Môn vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, mang đầy tính lý thú và hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong nhà trường phổ thông. Đồng thời, nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống hằng ngày của mỗi gia đình chúng ta. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS. Hơn nữa với chương trình đổi mới SGK thì lại càng ngày càng yêu cầu cao hơn. Để đáp ứng kịp thời công cuộc CNH - HĐH đất nước, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra" Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài'', góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
2. Lí do khách quan.
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt được các mục tiêu dạy học.
Đồng thời để nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh ở trường trung học cơ sở (THCS) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện.
Bởi vây ta thấy Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng, là sự phát triển của khoa học gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp tới sự tiến bộ của các nghành khoa học khác. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức vật lí có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
3. Lí do chủ quan:
Bản thân là một giáo viên dạy học môn vật lí ở trường THCS, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở, lo lắng về chất lượng học sinh học môn vật lí và đặc biệt hơn nữa là việc tự học ở nhà của các em.
Qua nghiên cứu giảng giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của giáo viên khác, Tôi muốn đưa ra những phương pháp thích hợp cho học sinh. Tôi thấy rằng cách chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là việc rất cần thiết đối với học sinh thuộc địa bàn huyện Quỳnh Nhai, đặc biệt là học sinh ở trường THCS - Chiềng Ơn.
4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài trong sự nghiệp phát triển giáo dục.
Qua tìm tòi và nghiêm cứu những tài liệu nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học vật lí và tinh thần tiếp thu thay sách giáo khoa mới cùng với kết quả thực tế đạt được khi trực tiếp giảng dạy học sinh ở trường THCS - Chiềng Ơn, trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một vài nhận thức của mình về Phương pháp chuẩn bài mới trước khi lên lớp đối với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới ở trường THCS. Đặc biệt là học sinh lớp 7 trường THCS - Chiềng Ơn - Quỳnh Nhai - Sơn La. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng học bộ môn tại trường THCS nói chung và trường THCS - Chiềng Ơn nói riêng.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới nhằm giúp cho học sinh nắm được kiến thức mới một cách nhanh hơn và thao tác, kĩ năng thực hành thành . Tạo được hứng thú học bộ môn cho học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học.
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Môn vật lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ , qua lại giữa các môn khác. Việc tổ chức dạy học vật lí THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được:
Kĩ năng vận dụng các kiến thức vật lí để giải thích những hiện tượng vật đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kĩ năng quan sát, kĩ năng tổng hợp, những suy diễn suy lí lô gíc, kĩ năng phân tích, tự nhận định được một vấn đề. Khả năng tự học và biết cách tự học để có kết quả tốt trong học tập cũng vận dụng linh hoạt các kiến thức vật lí vào cuộc sống.
- Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết.
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
- Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống.
- Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lí.
- Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.
- Khối lượng nội tiết học vật lí được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Tạo điều kiện để học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lí.
+ Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và sử lí thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu.
+ Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.
+ Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Quan điểm giáo dục.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã khẳng định ''Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện là thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh''. Luật Giáo dục, điều 24.2 '' Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh''.
Song song với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung môn vật lí còn những đặc thù riêng là phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề Vật lí trong thực tế. Việc cho học sinh tự chế tạo được những dụng cụ thí nghiệm ( dụng cụ tự học) đơn giản ở nhà và việc tự nghiên, cứu dự đoán những nội dung kiến thức mới trước khi lên lớp là rất qua trọng. Đó cũng chính là một trong những việc đổi mới phương pháp dạy mới không kém phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ THCS.
2. Cơ sở lí luận.
Xây dựng được thói quen và cách học bộ môn vật lí trước khi nghiên cứu bài mới, giúp học sinh hình thành thói quen và vận dụng linh hoạt vào bài học mới, đảm bảo nắm được sâu kiến thức hơn và kĩ năng thực hành thành thạo hơn, khả năng suy đoán chính xác hơn.
Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm cho nên vấn đề then chốt là các em tiến hành thí nghiệm phải nhanh, gọn chính xác và khoa học. Việc tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước kiến thức bài mới là nhằm nâng cao hiệu quả như mong muốn.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm vật lí là nhiệm vụ chủ yếu trong các hoạt động nhóm nói chung đặc biệt là với môn vật lí, nhằm rèn luyện cho HS những kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và sử lí thông tin, các số liệu thu được từ thí nghiệm.
- Qua thí nghiệm rèn luyện cho HS có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm.
- Việc học bài trước khi lên lớp sẽ khắc phục những yếu kém và nhược điểm của học sinh .
3. Cơ sở thực tế.
Qua quá trình giảng dạy ở trường THCS Chiềng Ơn, tôi nhận thấy đây là một trường vùng ba, trường đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai. Cho nên điều kiện phục vụ cho các em chưa còn gặp nhiều khó khăn. Địa bàn học sinh cư trú ở khắp nơi, từ Bản Nấm lầu, Hát lếch, Bản tậu, Bản Pắc Uôn, Bản đá đăm. Nhìn chung là đi lại vất vả đường xa và khó đi, cách sông cách xuối hoặc trèo đèo lội suối mới đến được trường học, Bên cạnh đó các em là con em dân tộc nên phần lớn chăm ngoan, chịu khó, chuyên cần đi học, có một số em nhà gần đường, chợ nên sự chuẩn bị bài mới được tốt hơn so với học sinh ở khu vực xa xôi. Hơn thế nữa một số phụ huynh học sinh cũng quan tâm đến việc học của con em mình. Song bên cạnh đó vẫn còn số đông học sinh người ở các bản chưa có điều kiện để học tập. Sau thời gian học ở trên lớp, về nhà . Đặc biệt là sự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, các em lại phải quá bận bịu với việc gia đình như lấy củi, lên nương, chăn trâu, mò rêu. Hoặc có một vài em cũng chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn còn hay mải mê chơi bời.
Bên cạnh đó còn có một thực tế là nhiều em không thích học môn vật lí, ít tham khảo tài liệu, đọc sách và quan sát các hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống cũng như trong gia đình, thậm trí đến nay là học sinh lớp 7 mà các em chưa biết cách chuẩn bị một bài mới trước khi đến lớp.
Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lí, các hệ quả do đó mà việc suy luận, giải thích hiện tượng còn hạn chế.
Đa số các em chưa định hướng chung về phương pháp học lí thuyết, chưa thuần thục các bước tiến hành thực hành, còn e ngại khi xung phong lên bảng xây dựng bài. 
Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các định luật, bài mới còn hời hợt và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Bởi vậy, tôi thấy rằng nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn vật lí là phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh biết cách tự học, và đọc sách chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng giáo giục của mình.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
Giáo viên giảng dạy môn vật lí ở bậc THCS.
Học sinh khối 7 trường THCS - Chiềng Ơn.
Thái độ và biểu hiện của học sinh trong những tiết học và sự chuẩn bị bài của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa lớp 7
Hệ thống các bài nghiên cứu tài liệu bài mới.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa  ... ......................................................................................
C1: - Các bộ phận dẫn điện hình 20.1 là: .............................................................
..............................................................................................................................
- Các bộ phận cách điện hình 20.1 là: .................................................................
..............................................................................................................................
Thí nghiệm:
Thí nghiệm:
Dụng cụ gồm:..
.......
Tiến hành:
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào: ..
......
......
......
+ Quan sát: ..
.....
.....
Ghi kết quả vào bảng
Vật liệu dẫn điện
Vật liệu cách điện
................................................................
................................................................ ................................................................ ................................................................
................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................
- GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm trên ở nhà như sau: Các em dùng các đoạn dây điện trong gia đình, bóng đèn pin, một chiếc pin đèn, và những vật liệu như trong sgk hướng dẫn thí nghiệm, ngoài ra các em có thể kiểm tra bất kì vật nào trong gia đình.
Tiến hành thí nghiệm lắp mạch điện như trong sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk .
C2: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................
C3: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................
II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
1. Êlectrôn tự do trong kim loại.
Các em đọc thông tin trong sgk.
C1: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
C5: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Dòng điện trong kim loại.
C6: ........................................................................................................................
..............................................................................................................................
Kết luận.
Các ....................trong kim loại ......................tạo thành dòng điện chạy qua nó.
III. VẬN DỤNG.
C7: ........................................................................................................................
C8: ........................................................................................................................
C9: ........................................................................................................................
Ví dụ 3:
 Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN 
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Sự chuẩn bị của HS khi ở nhà: 
Các em hãy đọc ĐVĐ trong SGK và tìm hiểu xem chất dẫn điện và chất cách điện trong gia đình là gì? 
Chất dẫn điện trong gia đình em thường dùng là: đồng, nhôm, sắt ....
Chất cách dẫn điện trong gia đình em thường dùng là: nhựa, nilông, cao su ...
I. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Chất cách dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua.
C1: - Các bộ phận dẫn điện hình 20.1 là: Dây tóc; Dây trục; Hai đầu dây đèn; Hai chốt cắm, lõi dây.
- Các bộ phận cách điện hình 20.1 là: Vỏ nhựa, Thuỷ tinh đen; Trụ thuỷ tinh
Thí nghiệm:
Thí nghiệm:
Dụng cụ gồm: Một pin đèn; Bóng đèn; Đế lắp bóng đèn; Hai mỏ kẹp; v
Tiến hành:
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào: Lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ 20.2; chập hai mỏ kẹp vật liệu để cho đèn sáng.
Sau đó lần lượt kẹp các vật liệu chuẩn bị.
+ Quan sát: Trường hợp nào đèn sáng thì đó là vật dẫn điện, trường hợp nào vật không sáng thì đó là vật cách điện. 
Ghi kết quả vào bảng.
Vật liệu dẫn điện
Vật liệu cách điện
một đoạn dây thép, một đoạn dây đồng, một đoạn ruột bút chì, một đoạn dây sắt. 
một đoạn vỏ nhựa bọc dây điện, miếng sứ, quyển sách, mảnh gỗ.
- GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm trên ở nhà như sau: Các em dùng các đoạn dây điện trong gia đình, bóng đèn pin, một chiếc pin đèn, và những vật liệu như trong sgk hướng dẫn thí nghiệm, ngoài ra các em có thể kiểm tra bất kì vật nào trong gia đình.
Tiến hành thí nghiệm lắp mạch điện như trong sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk.
C2: Vật liệu thường dùng để làm vật liệu dẫn điện: đồng, nhôm, chì
Vật liệu thường dùng để làm vật liệu cách điện:nhựa, nilông, thuỷ tinh, không khí.
C3: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí không dẫn điện.
II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
1. Êlectrôn tự do trong kim loại.
Các em đọc thông tin trong sgk.
C1: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.
C5: Trong hình 20.3 (SGK), các êlectron tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu "-", phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu "+". Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu (mất bớt) êlectron.
2. Dòng điện trong kim loại.
C6: Êlectron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút chiều từ cực âm sang cực dương.
Kết luận.
Các (ê lectron) trong kim loại ( dịch chuyển có hướng) tạo thành dòng điện chạy qua nó.
III. VẬN DỤNG.
C7: B, Một đoạn ruột bút chì
C8: C, Nhựa
C9: C, Một đoạn dây nhựa
3. Kết quả đạt được là:
Sau gần bốn tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh làm quen với " Phương pháp chuẩn bị bài trước khi đến lớp đối với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới " khả quan hơn. Đa số HS yếu đã biết thao tác thực hành và tích cực chú ý trong hoạt động nhóm, biết tranh luận đưa ra chính kiến của mình trong quá trình nghiêm cứu kiến thức mới cũng như thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến xây dựng kiến thức mới.
kết quả đạt được sau một kì học áp dụng:
Khối 7
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
58
4
6,8
19
32,7
30
51,7
5
8,8
Qua kết quả trên đây, tôi rất hy vọng các em có cách học tốt nhất và hiệu quả cho những năm học tiếp theo. 
C. KẾT LUẬN.
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để giúp đỡ HS hứng thú và xây dựng được kế hoạch cho từng bài học đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị kiến thức mới, điều cơ bản là giáo viên phải tích cực trong công việc, nhiệt tình với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, truyền đạt kiến thức chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học và lôgíc nhằm động não cho học sinh phát triển tư duy, độ bền kiến thức tốt.
Những tiết lí thuyết , thực hành giáo viên cũng phải chuẩn bị chu đáo nội dung bài dạy và hướng dẫn HS chuẩn bị theo ý định của giáo viên, có như vậy thì HS mới tiến hành việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp kĩ hơn và công việc điều hành, tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức mới đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với học sinh vùng ba và đặc biệt là một số em chậm tiến bộ thì phải thông qua giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn.
Qua gần hai tháng áp dụng phương pháp " tự học bài mới trước khi lên lớp đối với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới" tôi nhận thấy HS say mê, hứng thú, tích cực trao đổi bài trên lớp cũng như ở nhà hay đi làm và đã đạt được được hiệu quả cao trong quá trình lên lớp cũng như trong mỗi khi tiến hành thí nghiệm. HS đã biết cách tự học và pháp huy tốt tính chủ động, tích cực khi học bài ( bộ môn vật lí)
Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó cũng góp phần nho nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường của tôi.
 II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
 Thực tiễn bản thân khi tôi sử dụng phương pháp này ở trường trung học cơ sở Chiềng Ơn - Quỳnh Nhai - Sơn La từ kì I năm học 2008 - 2009đạt được những kết quả rất khả quan:
 Học sinh rất hứng thú, tích cực với " phương pháp tự học bài mới trước khi lên lớp đối với dạng bài nghiên cứu kiến thức mới". Vậy với tất cả tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Tôi mong muốn Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Nhai cho phép tôi được áp dụng phương pháp của mình trong các trường THCS trong huyện Quỳnh Nhai - Sơn La. Với hai giải pháp:
1. Tôi trình bày phương pháp thực hiện đề tài của mình trước các giáo viên cùng dạy bộ môn trong huyện.
2. Cho tôi được đóng phần nội dung quyển gửi đến học sinh trong toàn huyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quỳnh Nhai, ngày 30 /12 /2008
Người viết đề tài:
Đinh An Nguyên.
Tài liệu tham khảo
1, Sách giáo khoa vật lí 7
Nhà xuất bản giáo dục
2, Sách giáo bài tập vật lí 7
Nhà xuất bản giáo dục
3, Sách giáo viên vật lí 7
Nhà xuất bản giáo dục
4, Hướng dẫn thực hành vật lí 7
Nhà xuất bản giáo dục
5, Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông tâp1 và tập 2
Nhà xuất bản giáo dục
6, Tâm lí học lứa tuổi từ sơ sinh đến 17 tuổi
 Nhà xuất bản văn hoá thông tin
7, Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp ở trường phổ thông.
Nhà xuất bản giáo dục
* XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
TRƯỜNG THCS - CHIỀNG ƠN.
Nhất trí xếp loại: ..
Quỳnh Nhai, ngày tháng năm .
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
* THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN QUỲNH NHAI.
.
Nhất trí xếp loại:.
Quỳnh Nhai, ngày tháng năm ...
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon vat li 7.doc