Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

 MÔN VẬT LÝ 9 - Năm học : 2010 - 2011

I/ LÝ THUYẾT :

1. Dòng điện xoay chiều là gì ? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?

2. Công thức tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện? Dựa vào công thức nêu các cách làm giảm hao phí? Trong các cách trên cách nào có lợi nhất tại sao ?

3. Nêu cấu tạo,nguyên tắc hoạt động và tác dụng của máy biến thế.

4. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng ?

5. Quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới khi ánh sáng truyền qua các môi trường khác nhau ?

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
 MÔN VẬT LÝ 9 - Năm học : 2010 - 2011
I/ LÝ THUYẾT : 
Dòng điện xoay chiều là gì ? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ? 
Công thức tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện? Dựa vào công thức nêu các cách làm giảm hao phí? Trong các cách trên cách nào có lợi nhất tại sao ?
Nêu cấu tạo,nguyên tắc hoạt động và tác dụng của máy biến thế.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng ?
Quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới khi ánh sáng truyền qua các môi trường khác nhau ?
Thấu kính hội tụ có đặc điểm và hình dạng như thế nào ? Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ có những đặc điểm gì? Ba tia sáng đặc biệt qua TKHT? Cách dựng ảnh của một vật sáng AB (AB và A nằm trên ) qua thấu kính hội tụ bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt ?
Thấu kính phân kì có đặc điểm và hình dạng như thế nào ? Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì có những đặc điểm gì? Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính phân kì bằng hai tia sáng đặc biệt
Phân biệt TKHT và TKPK?
Máy ảnh có cấu tạo như thế nào ? Ảnh tạo bởi máy ảnh có đặc điểm gì ? 
 So sánh sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh:
Kính lúp là gì ?Kính lúp dùng để làm gì ? Quan sát vật nhỏ bằng kính như thế nào ? Ảnh tạo bởi kính có dặc điểm gì ? Công thức tính độ bội giác của kính lúp.
Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính? 
Thế nào là sự trộn các ánh sáng màu với nhau ?
Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu ? 
 16. Giáo dục bảo vệ môi trường
 1/ Nguyên nhân gây ra tật cận thị? Biên pháp khắc phục?
Nguyên nhân: do ô nhiễm không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lý, thói quen làm việc không khoa học.
Cách khắc phục: để giảm nguy cơ mắc các tật của mắc mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học.
2/ Nêu ích lợi của việc sử dụng ánh sáng Mặt trời?
Con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt trời). Việc sử dụng ánh sáng Mặt trời trong sinh hoạt góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động vì chúng có hại cho mắt.
17.Hãy nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu?
* Dụng cụ: Đèn phát ánh sáng trắng, các tấm lọc màu, màu chắn màu trắng.
* Tiến hành thí nghiệm: 
- Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ→ thu được ánh sáng màu đỏ trên màn chắn.
- Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ→ thu được ánh sáng màu đỏ trên màn chắn.
 Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh→ thu được ánh sáng màu xanh trên màn chắn.
- Chiếu ánh sáng xanh qua tấm lọc màu xanh → thu được ánh sáng màu xanh trên màn chắn
II/ BÀI TẬP 
Bài 1 : Hình vẽ dưới đây cho biết xy là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng và S’ là ảnh của điểm sáng qua thấu kính đã cho:
	S
 x	y
 S’
a/ Ảnh S’của điểm S là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính trên là loại thấu kính gì ?
b/ Trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, các tiêu điểm F và F’ của thấu kính? 
Bài 2 : Cho xy là trục chính của một thấu kính, S’ là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính (Hvẽ)
	 S’
 	S
 x	y
a/ Ảnh S’ của điểm S là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính trên là loại thấu kính gì ?
b/ Trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, các tiêu điểm F và F’ của thấu kính? 
Bài 3 : Cho xy là trục chính của một thấu kính, S’ là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính (Hvẽ)
	 S
 	S’
	 x	 y
a/ Ảnh S’ của điểm S là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính trên là loại thấu kính gì ?
b/ Trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, các tiêu điểm F và F’ của thấu kính? 
Bài 4 : Dựng ảnh của vật sáng AB trong mỗi hình sau 
 B
	 B
 F’ ( ∆ ) F 
 A F O	 F’ O A 
Bài 5 : Cho bíêt A’B’ là ảnh của AB qua một thấu kính, A’B’ // AB và cùng vuông góc với trục chính của thấu kính ( Hvẽ ). Cho biết TK này là TK gì ?
 B A’
 A B’
Hãy trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, trục chính, các tiêu điểm F và F’ của Tkính ?
Bài 6 : Cho biết A’B’ là ảnh của AB qua một thấu kính, A’B’ // AB và cùng vuông góc với trục chính của thấu kính ( Hvẽ ). Cho biết TK này là TK gì ? Hãy trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, trục chính, các tiêu điểm F và F’ của Tkính ? 
 A’
	A
	 B	B’
Bài 7 : Cho bíêt A’B’ là ảnh của AB qua một thấu kính, A’B’ // AB và cùng vuông góc với trục chính của thấu kính ( Hvẽ ). Cho biết TK này là TK gì ? Hãy trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, trục chính, các tiêu điểm F và F’ của Tkính ? 
 B
	 B’
 A’ 
 A
Bài 8: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKHT có f = 12cm, cách TK 16cm, A nằm trên trục chính. Hãy dùng kiến thức hình học để:
a.Xác định khoảng cách từ ảnh của AB tới TK
b. Tính tỉ số A’B’/AB
Bài 9: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có f = 12cm, A nằm trên trục chính, cách TK 8cm. Biết AB cao 2 cm. Hãy dùng kiến thức hình học để:
a. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
b. Tính chiều cao của ảnh
Bài 10: Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với của 1 TKPK có tiêu cự 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách TK một khoảng 24cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ tạo bởi TK
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
c. Tính chiều cao của ảnh
Bài11: Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim 2 cm.
a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim
b. Tính tiêu cự của vật kính
Bài12 : Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm. Hãy dùng kiến thức hình học để:
 a. Tính chiều cao của vật
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính
c. Tính tiêu cự của kính 
Bài 13 : Đặt một vật sáng AB, có dạng một mũi tên cao 0,5cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm
a. Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB theo đúng tỉ lệ xích. 
b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’
Bài 14: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 
10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. 
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ?
Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây ?
Bài 15: Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp 40 000 vòng, đựợc đặt tại nhà máy phát điện.
Cuộn dây nào của máy biến thế được mắc vào 2 cực máy phát ? vì sao?
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V.Tính HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp ?
Để tải một công suất điện 1 000 000 W bằng đường dây truyền tải có điện trở là 40 W. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây ?
Muốn công suất hao phí giảm đi một nưả thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu ?
Bài 16 : Một máy biến thế cuộn sơ cấp 3600 vòng ,hiệu điện thế đưa vào là 180V muốn lấy ra một hiệu điện thế 220V thì phải điều chỉnh núm cuộn thứ cấp nấc thứ mấy biết rằng cứ mỗi nấc sẽ tăng được 880 vòng.
Bài 17: Tính công suất hao phí vì nhiệt trên đường dây tải điện có điện trở 8Ω khi truyền đi một công suất điện là 100 000W ở hiệu điện thế 20 000V. 
Nếu giảm công suất hao phí đi 4 lần thì hiệu điện thế đặt ở đầu đường dây truyền tải bằng bao nhiêu ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap VL 9 HK II.doc