Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Vật lý 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Vật lý 9

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 50 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,65V

Câu 2: Để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện , trong thực tế người ta dùng cách nào?

A. Giảm điện trở dây dẫn .

B. Giảm công suất của nguồn điện.

C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn.

 D. Tăng tiết diện của dây dẫn.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn: Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ : HÓA – SINH – LÝ – CN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ 9
NĂM HỌC : 2011 – 2012 
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 50 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,65V
Câu 2: Để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện , trong thực tế người ta dùng cách nào?
A. Giảm điện trở dây dẫn . 
B. Giảm công suất của nguồn điện.
C. Tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn. 
 D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 3: Các máy phát điện xoay chiều có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? 
Các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
Các máy phát điện đều biến đổi điện năng thành cơ năng.
Các máy phát điện đều biến đổi hóa năng thành điện năng.
Các máy phát điện đều biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
Câu 4: Vật AB qua dụng cụ quang học cho ảnh A’B’ (như hình). Hãy cho biết tính chất ảnh A’B’ và loại dụng cụ quang học trên là loại nào ? 
	B	B’	
 A	 A’
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính hội tụ.
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính phân kì.
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương phẳng.
A’B’ là ảnh thật của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lõm.
Câu 5: Vì sao vào ban ngày, hầu hết lá cây ngoài đường có màu xanh:
A.Vì lá cây hấp thụ hết tất cả các màu trong ánh sáng Mặt trời.
B. Vì lá cây hấp thụ được ánh sáng màu xanh.
C. Vì lá cây tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong ánh sáng Mặt trời.
D. Vì ánh sáng màu xanh không thể phản xạ trên lá cây.
Câu 6: Để có ánh sáng màu vàng ta có thể trộn các ánh sáng màu: 
	A. Đỏ và lục. 	
	B. Trắng và lam
	C. Lam và lục.	
D. Trắng và lục.
Câu 7: Vật AB qua dụng cụ quang học cho ảnh A’B’ (như hình). Hãy cho biết tính chất ảnh A’B’ và loại dụng cụ quang học trên là loại nào ? 
	B’	 
	B	
 A’	 A	
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính hội tụ.
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính phân kì.
A’B’ là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương phẳng.
A’B’ là ảnh thật của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lõm.
Câu 9. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:
	A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. 
	B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. 
	C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
	D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 10. Khi nói về thuỷ tinh thể của mắt, câu kết luận không đúng là ?
A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ.
B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được.
C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi.
D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được.
Câu 11. Các vật có màu sắc khác nhau là vì :
	A. vật có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. 
	B. vật không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 
	C. vật phát ra các màu khác nhau. 
	D. vật có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu. 
Câu 12. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?
	A. 30cm. 	B. 40cm. 	C. 50cm. 	D. 60cm.
Câu 13. Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu? 
	A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng. 
	B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng. 
	C. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
	D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng
Câu 14. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
	A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
	B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
	C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
	D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 15: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí: 
góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
góc khúc xạ bằng góc tới.
góc khúc xạ vuông góc với góc tới.
Câu 16 : Ảnh của một vật hiện trên phim là ảnh có tính chất gì ? 
Ảnh thật, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.
Ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.
Ảnh ảo, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.
Ảnh thật, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.
Câu 17: Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
A. Đèn ống dùng trong quảng cáo. 
B. Đèn LED	
C. Bút Lade 
D. Bóng đèn pin.
Câu 18: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?
A. Truyền được âm. 
B. Làm cho vật nóng lên.
C. Phản chiếu được ánh sáng. 
D. Tán xạ được ánh sáng.
Câu 19 : Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính? 
Q'
Q
Q
O
O
P'
F
F'
F
F'
P
Q'
P
P'
C.
A.
Q
Q
F'
O
F'
O
P'
Q'
F
F
P
P
P'
D.
Q'
B.
Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D
Câu 20: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi :
A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.
B. Cho nam châm quay trước cuộn dây.
C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.
D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.
Câu 21: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây :
A. lớn.	B. Không thay đổi.	C. Biến thiên.	D. Nhỏ.
Câu 22: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? 
A. Đèn pin đang sáng.
B. Nam châm điện.
C. Bình điện phân.
D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường 
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay 
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi 
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy .
Câu 24: Chọn câu phát biểu đúng :
A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin 
B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy 
C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.
D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
Câu 25: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V 
C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước 
Câu 26: Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì cần dùng :
A. Biến thế tăng điện áp. B. Biến thế giảm điện áp.
C. Biến thế ổn áp. D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Câu 27: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ :
A. tăng 102 lần. B. giảm 102 lần.
C. tăng 104 lần. D. giảm 104 lần.
Câu 28: Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 15000 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là : 
	A. 22000V. 	 B. 2200V.	C. 22V. 	 D. 2,2V.
Câu 29: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường 
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 30: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 31: Vật kính của máy ảnh sử dụng: 
A. Thấu kính hội tụ. B. Thấu kính phân kỳ.
C. Gương phẳng. D. Gương cầu.
Câu 32: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở : 
A. Trước màng lưới của mắt.
B. Trên màng lưới của mắt. 
C. Sau màng lưới của mắt.
D. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.
Câu 33: Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là : 
A. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật. B. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
C. Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.
Câu 34: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như : 
A. kính phân kì. B. kính hội tụ.
C. kính lão. D. kính râm (kính mát).
Câu 35: Mắt của bạn Đông có khoảng cực viễn là 40cm. Loại kính thích hợp để bạn ấy đeo là: 
A. hội tụ, có tiêu cự 40cm.
B. phân kỳ, có tiêu cự 40cm. 
C. hội tụ, có tiêu cự lớn hơn 40cm.
D. phân kỳ, có tiêu cự lớn hơn 40cm.
Câu 36: Có thể dùng kính lúp để quan sát 
A. Trận bóng đá trên sân vận động.
B. Một con vi trùng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. 
D. Kích thước của nguyên tử.
Câu 37 : Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là: 
	A. G = 10.	B. G = 2.	C. G = 8.	D. G = 4.
Câu 38: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu :
	A. đỏ. B. vàng.	C. tím. D. trắng.
Câu 39: Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu 
	A. trắng. 	 B. đỏ.	C. xanh. 	D. vàng.
Câu 40: Tấm lọc màu có công dụng 
A. chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.
B. trộn màu ánh sáng truyền qua.
C. giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua.
D. ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.
Câu 41: : Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu 
	A. đỏ.	B. lục.	C. trắng.	D. lam.
Câu 42: Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi 
A. theo phương của ánh sáng tới.
B. vuông góc với phương của ánh sáng tới.
C. song song với phương của ánh sáng tới.
D. theo mọi phương.
B. TỰ LUẬN:
1. Về mặt cấu tạo,TKTH và TKPK khác nhau như thế nào? 
2. Trình bày sự điều tiết của mắt? Thế nào là sự điều tiết mắt đạt cưc đại?
3. Thế nào là ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc? ánh sáng đa sắc?Nêu cách phân tích ánh sáng trắng? 
 4. Thế nào là dòng diện xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?
 5. Phân biệt hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng ?
 6. Người ta dùng máy hạ thế giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 9V. Nếu cuộn sơ cấp có 1100 vòng thì số vòng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
 7. Trong các hình dưới AB là vật sáng, A’B’ là ảnh. Hãy trả lời các câu hỏi sau cho mỗi hình: 
a) A’B’ là ảnh gì? Tại sao?	 	b) Thấu kính đã cho là thấu kính gì?
c) Bằng phép vẽ xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính. 
8. Mắt của một người quan sát có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và điểm cực cận cách mắt 12,5cm.
a. Mắt của người này có tật gì? Giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu?
b. Để khắc phục người này phải đeo kính gì, tiêu cự bao nhiêu?
9. Một người quan sát một cái cây cao 4m, cây cách mắt người đó 5m, biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến mằng lưới là 2cm, vậy ảnh của cây trên màng lưới cao bao nhiêu?
Duyệt của nhà trường Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên soạn 
 Ngũ Thị Thuận

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong vat ly 9.doc