Đề cương ôn tập môn ngữ văn 7 học kì I năm học 2010-2011

Đề cương ôn tập môn ngữ văn 7 học kì I năm học 2010-2011

1. Truyện kí – tùy bút: (1900 – 1945)

a) Cổng trường mở ra (Lí Lan): Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

b) Bài: Mẹ tôi (ét- môn- đô đơ A- mi- xi) sinh năm 1846, mất năm 1908:“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”

c) Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài): Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

d) Một thứ quà của lúa non: cốm – Thạch Lam

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn ngữ văn 7 học kì I năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề CƯƠNG ÔN TậP MÔN NGữ VĂN 7 HọC Kì I
Năm học 2010-2011
Phần I: VĂN BảN
Truyện kí – tùy bút: (1900 – 1945) 
Cổng trường mở ra (Lí Lan): Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Bài: Mẹ tôi (ét- môn- đô đơ A- mi- xi) sinh năm 1846, mất năm 1908:“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”
Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài): Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
Một thứ quà của lúa non: cốm – Thạch Lam
Thơ dân gian Việt Nam:
a) Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn là thơ lục bát, ngắn gọn, xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn của họ trong dòng chảy thời gian.
- Dân ca là những bài hát trữ tình dân gian của mỗi miền quê, có làn điệu riêng; cốt lõi lời ca là thơ dân gian được thêm tiếng láy, tiếng đệm.
- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc đề bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt
b) Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất có những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hải đối với con người và quê hương, đất nước.
c) Những câu hát than thân: Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát thường dùng các sự vật, con vật gần gũi bé nhỏ, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
d) Những câu hát châm biếm: Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Thơ trung đại Việt Nam.
Sông núi nước nam (Lí Thường Kiệt): Được viết bằng thể thơ “thất ngôn tứ tuyệt” bốn câu, mỗi câu 7 chữ . Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh théo, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Phò giá về kinh. (Trần Quang Khải): Tác giả Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên (1284- 1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà là người có những vần thơ “sâu xa lí thú”. Tác phẩm: bài thơ phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt đường luật.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Tác giả, tác phẩm: Trần Nhân Tông (1258-1308) tên thật là Trần Khâm, con trai trưởng của Trần Thánh Tông, là ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái đã cùng vua lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hoá, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường. (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).Cảnh tượng buổi chiểu ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, chứng tỏ tác giả là con người có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
Bài ca Côn Sơn. Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho ta thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
Sau phút chia li (Đoàn Thị Điểm):Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiên tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Bánh trôi nước: (Hồ Xuân Hương) Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan):Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
Bạn đến chơi nhà. Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bạn đến chơi đây, ta với ta!”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Thơ Đường.
Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch) :Với những hình ảnh tráng lệ, huyện ảo, bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh):Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc mới đặt chân trở về quê cũ.
Thơ hiện đại Việt nam.
a) Cảnh khuya – Hồ Chí Minh
b) Rằm tháng giêng – HCM
 c) Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
Phần II: tiếng việt:
I. Lý thuyết
1. Từ ghép:
 - Từ ghép có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
2. Liên kết trong văn bản.
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,...) thích hợp.
3. Từ láy.
* Từ láy có 2 loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh).
* ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
* Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, ...
4. Đại từ
- Đại từ dụng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ nữ của danh từ, động từ, của tính từ,...
* Đại từ để trỏ dùng để:
- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)
- Trỏ số lượng
- Trỏ HĐ, tính chất, sự việc.
* Đại từ để hỏi dùng để:
- Hỏi về người, sự vật.
- Hỏi về số lượng
- Trỏ HĐ, tính chất, sự việc.
6. Từ Hán việt.
*Trong TV có một khối khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
*Phần lớn các yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hàn việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập, ... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ Hán Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
* Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
* Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
7. Quan hệ từ.
* Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
* Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắ ... ắc nghiệm: (3 điểm)
 Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
b
c
a
b
d
a
c
a
b
c
a
c
B. Tự luận : (7 điểm)
Câu 1
Chép đúng bài thơ
(Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). 
1,0 
Câu 2
Đặt câu đúng yêu cầu 
0,5
Gạch dưới thành ngữ 
Câu 3
Yêu cầu:
Hình thức:
Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần
Diễn đạt sạch sẽ, theo dõi được
- Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm. 
- Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...)
- Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... về người thân thực sự chân thành, sâu sắc.
- Biết thông qua các kỷ niệm, các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc. 
- Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm, liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm.
1,0 
 2. Nội dung :
Mở bài 
Giới thiệu người thầy (cô) của em
Tình cảm yêu quý, kính trọng của em đối thầy (cô)
0,5
Thân bài 
Vai trò của thầy (cô) trong trường em, lớp em, ngoài xã hội 
Vai trò của thầy (cô) đối với cá nhân em 
Cảm nghĩ của em về thầy (cô) 
+ Về công việc giảng dạy của thầy (cô) thế nào?
+ Về đức tính của thầy (cô) đó
+ Về tình cảm, thái độ của thầy (cô) đó với mọi người, với em
+ Mong muốn của em về thầy (cô), những cố gắng của bản thân để thầy (cô) vui lòng
3,0
Kết bài 
Khẳng định vai trò của thầy (cô) trong cuộc sống của em
Thể hiên lòng biết ơn, sự đền đáp xứng đáng của em với thầy (cô) đó
0,5
đề 2
Câu1. (3 điểm ).
“ Cơn gió mùa hạ, lướt qua vừng sen trên hồ nhuần thấm cái hương thơm của lá , như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh , mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”.
 (Ngữ Văn 7 Tập 1).
Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm số thứ tự câu hỏi vào chữ cái câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi?
1.Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Miêu tả. B.Tự sự C.Biểu cảm . D.Nghị luận
2.Từ nào đồng nghĩa với từ : “trong sạch”.
A.Thanh nhã B.Tinh khiết.
C.Trắng thơm D.Thơm mát.
3.Trong các từ sau đây từ nào trái nghĩa với từ “ Thanh nhã”.
A.Trong sạch B.Trắng thơm
C.Thô tục. D.Tinh khiết.
4.Từ nào dưới đây là từ Hán Việt? 
A.Cơn gió B.Thơm mát. C.Thanh nhã D.Hoa cỏ.
5.Trong câu “Trong cái vỏ xanh kia, có một sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”. Có bao nhiêu từ ghép đẳng lập?
A.2 B.3 C.4 D.5.
6.Nghĩa của từ “thanh khiết” là:
A.Trong sạch B.Cao cả C.Vắng vẻ D.Tươi tắn.
Câu2 :( 7 điểm)
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương 
(Văn 7 tập 1).
Biểu điểm
 Câu 1: (3 điểm).Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
 1-C 2-B 3-C 4-C 5-B. 6.A 
 Câu 3:(7 điểm)
A.Yêu cầu chung :
-Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
-Bài viết có bố cục rõ ràng, chữ viết sạch sẽ , không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
-Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh phải đảm bảo các ý lớnsau.
B.Yêu cầu cụ thể.
1.Mở bài: ( 1 điểm )
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Bánh trôi nước”.
 - Nêu cảm xúc chung về bài thơ: “Bánh trôi nước” là bài thơ nôm đặc sắc, thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và phản ánh số phận bất hạnh của họ. 
2.Thân bài :( 5 điểm )
 - Cảm nghĩ khái quát về giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ ( thể thơ, ngôn ngữ thơ, biện pháp nghệ thuật, hình tượng chiếc bánh trôi nước và tình cảm tấm lòng của tác giả gửi gắm trong bài thơ).
-Trình bày cảm nghĩ về hình tượng bánh trôi nước trong bài thơ :
+Qua ngôn ngữ thơ hình ảnh chiếc bánh trôi nước hiện ra (hình dáng, màu sắc, quá trình làm).
+Nhà thơ đã nhân hóa chiếc bánh trôi để miêu tả vẻ đẹp về hình thức tâm hồn cũng như số phận phụ thuộc chìm nổi của họ thật tài tình qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh trong bài thơ dân dã nôm na nhưng mang đậm dấu ấn của ca dao, sử dụng thành ngữ giàu tính tạo hình và kết cấu đối lập.
-Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng về tình cảm của tác giả bài thơ:
+Nhà thơ kiêu hãnh, tôn trọng và tự hào khi ca ngợi vẻ đẹp hình thể (vừa trắng vừa tròn) và vẻ đẹp tâm hồn(Tầm lòng son) của người phụ nữ.\Đồng thời tác giả cảm thông và bất bình trước số phận chìm nổi, bấp bênh lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa .
3.Kết bài.( 1 điểm )
-Khẳng định cảm nghĩ về bài thơ 
-Những suy nghĩ của em khi đọc bài thơ và liên hệ bản thân thấy cần phải làm gì để số phận người phụ nữ được tốt đẹp hơn .
Đề 3
Phần I: (Trắc nghiệm-3 điểm) 
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: “... Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để tạo hạnh phúc lâu bền... ” 
(Thạch Lam)
 1- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
 A. Tự sự.	 B. Miêu tả.	C. Biểu cảm.	 D. Nghị luận.
2- Dòng nào nói đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên ?
A. Miêu tả cách thức làm cốm.	 	C. Kể về nguồn gốc của cốm.
B. Bàn về cách thức thưởng thức cốm. 	D. Ca ngợi giá trị của cốm.
3- Dòng nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn văn trên ?
A. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên hấp dẫn.
B. Phát hiện ra những giá trị văn hóa chứa đựng trong thứ quà giản dị.
C. Sử dụng nhiều tính từ có tính biểu cảm cao.
D. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
4- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để thể hiện nhịp điệu tha thiết cảm xúc nồng nàn của tác giả?
A. So sánh.	B. ẩn dụ.	C. Hoán dụ.	 D. Điệp ngữ.
5- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập ?
A. Đất nước.	B. Trong sạch.	C. Ngọt sắc.	 D. Hương vị.
6- Các từ “Thanh khiết, trong sạch, thanh đạm” là những từ: 
A. Đồng âm.	B. Đồng nghĩa.	C. Trái nghĩa.	 D. Hán Việt.
Phần II: (Tự luận-7 điểm). 
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Biểu điểm
 Câu 1: (3 điểm).Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
 1-C 2-D 3-A 4-Đ 5-C 6-B 
 Câu 2: (7 điểm)
A.Yêu cầu chung :
-Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
-Bài viết có bố cục rõ ràng, chữ viết sạch sẽ , không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
-Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh phải đảm bảo các ý lớn sau.
B.Yêu cầu cụ thể.
a. Mở bài: (1 điểm)
 - Giới thiệu chung về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.
 - Cảm xúc chung của bản thân về bài thơ.
b. Thân bài: ( 5 điểm )
* Cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của bài thơ tiếng gà trưa, theo các ý sau:
- Bài thơ lấy cảm hứng chủ đạo là tiếng gà gáy giữa trưa, gợi dậy trong tâm tưởng người chiến sĩ những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
 - Đoạn 1 : 7 câu thơ đầu là tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa, khi nghe thấy tiếng gà trưa.
 + Tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc, bình dị, thân thiết đối với người lính trẻ.âm thanh ấy có sức lay gợi, làm sống lại những kỷ niệm tuổi thơ trong lòng người lính trẻ..
 + Phân tích cái hay của điệp từ nghe.
Đoạn 2: (26 câu thơ tiếp theo)
Những hình ảnh và kỷ niệm tuổi thơ được gợi về trong tâm trí của người lính trẻ.
 + Hình ảnh người bà kính yêu một đời tần tảo, thương cháu hết lòng.
 + Hình ảnh chân thực của gia đình, quê hương : ổ rơm hồng những trứng; tiếng gà trưa, giấc ngủ hồng sắc trứng...
 + Những kỷ niệm thời thơ dại xem trộm trứng gà bị bà mắng, niềm vui và mong ước được may quần áo mới...
- Đoạn 3: (6 câu còn lại) Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của người chiến sĩ trẻ.
 + Người chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến đánh giặc không chỉ vì lý tưởng cách mạng, vì trách nhiệm công dân đối với tổ quốc. Mà còn vì xóm làng thân thuộc, vì bà, vì tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ .
c. Kết bài: ( 1 điểm)
- Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài thơ.
2. Lưu ý.
* Giáo viên có thể căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh để vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể cho điểm từng phần hoặc phối hợp các ý cho điểm. 
 Khuyến khích bài viết cảm thụ tốt.
Đề 4
I.Trắc nghiệm (3điểm):
(Chọn và ghi vào tờ giấy thi chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới để đoạn văn có nghĩa? 
 “. là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính  , các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn”.
Đoạn văn.
Mạch lạc. 
Liên kết.
Bố cục.
Câu 2: Dưới đây là một số câu văn trong văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đếncả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
Câu 3. Trong những bài thơ sau bài thơ nào được viết theo thể Đường luật?
Tĩnh dạ tứ.
Cảnh khuya.
Sau phút chia ly.
Tiếng gà trưa.
Câu 4. Nhóm từ nào sau đây dùng toàn từ láy?
Li ti, rực rỡ, xa xăm, khang khác.
Lấp ló, tươi tốt, nhẹ nhàng, xấu xa.
Mệt mỏi, xa xa, nhỏ nhen, tan tác.
Um tùm, thiên nhiên, mây mưa, rì rào.
Câu 5. Câu sau dùng lối chơi chữ nào?
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Nói lái. 
Điêp âm.
Dùng từ đồng nghĩa.
Dùng từ trái nghĩa.
Câu 6. Trong văn bản “Sau phút chia li” màu xanh được tác giả nhắc tới mấy lần?
3 lần.
4 lần.
5 lần.
6 lần.
II.Tự luận (7điểm):
Câu 1: Chép thuộc chính xác phần phiên âm một bài thơ Đường, làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7-kì I. (1.5 điểm).
Câu 2: Trình bày cảm của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. (5.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap Ngu van 7 HK 1.doc