Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì 1

Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì 1

@ CÂU HỎI?

A/ Văn bản

 Câu 1.Kể tên các văn bản nhật dụng đ học, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đó?

Câu 2. Thế no l ca dao? Kể tn những chủ đề chính về ca dao. Thể thơ chính của ca dao là gì? Nu những nt đặc sắc về nghệ thuật , nội dung của từng bài ca dao?

Câu 3. Nu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trữ tình đ học ở chương trình lớp 7?

Lưu ý: On luyện về phần tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

B/ Tiếng Việt.

Câu 1. Từ xét về mặt cấu tạo.

a.Từ ghép có những loại nào? Nghĩa của từ ghép? Cho ví dụ minh họa.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 19727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ I
 –&—
@ CÂU HỎI?
A/ Văn bản
 Câu 1.Kể tên các văn bản nhật dụng đã học, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đĩ?
Câu 2. Thế nào là ca dao? Kể tên những chủ đề chính về ca dao. Thể thơ chính của ca dao là gì? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật , nội dung của từng bài ca dao?
Câu 3. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trữ tình đã học ở chương trình lớp 7?
Lưu ý: Oân luyện về phần tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
B/ Tiếng Việt.
Câu 1. Từ xét về mặt cấu tạo.
a.Từ ghép có những loại nào? Nghĩa của từ ghép? Cho ví dụ minh họa.
b.Từ láy có những loại nào? Nghĩa của từ láy?Cho ví dụ.
Câu 2. Từ xét về mặt nghĩa.
Từ xét về nghĩa
Khái niệm
Cách sử dụng
Ví dụ minh họa
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Từ đồng âm
Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Câu 3. Từ loại:
- Thế nào là đại từ? Kể tên các laọi đại từ? Cho ví dụ mih họa?
- Quan hệ từ là gì?Cách sử dụng quan hệ từ? Nêu các lỗi thườn gặp về quan hệ từ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4. Từ Hán Việt.
- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt? Nêu các loại từ ghép Hán Việt? Cách sử dụng từ Hán Việt.
Câu 5. Thành ngữ là gì? Cách sử dụng thành ngữ? Nghĩa của thành ngữ?Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ.
Câu 6. Các biện pháp tu từ?
 - Khái niệm điệp ngữ? Kể các loại điệp ngữ. Nêu tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.
 - Chơi chữ là gì? Kể tên các lối chơi chữ. Cho ví dụ minh họa.
Câu 7. Nêu các yêu cầu của chuẩn mực sử dụng từ? Cho ví dụ minh họa. 
C/ Tập làm văn.
 Câu 1. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm của văn biểu cảm?
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?
- Tình cảm trong văn biểu cảm.
Câu 2. Cách làm một bài văn biểu cảm.
- Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biều cảm.
- Cách viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Cách viết bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
Lưu ý: Luyện các dạng đề đã học.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.
A/ Văn bản
Câu 1.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
Yù nghĩa
1 
Cổng trường mở ra 
Lí lan 
- Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con.
- Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được.
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
- tấm lòng tình cảm của người mẹ dành cho con.
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
02
Mẹ tôi
E.A-mi- xi
- Hoàn cảnh bố viết thư.
- câu chuyện bức thư khiến En- ri –cô xúc động.
- Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Lồng trong chuyện một bức thư.
- Biểu cảm trực tiếp.
- Người mẹ có via trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.
03
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Khánh Hoài.
- Hoàn cảnh éo le .
- Cuộc chia tay vô cùng đau đớn và xúc động.
- tình cảm gắn bó của hai anh em.
- xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi kể “tôi” làm cho câu chuyện thêm chân thực .
- Lời kể tự nhien theo trình tự sự việc.
- câu chuyện của những đứa con , người làm cha mẹ phải suy nghĩ.
- Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.
- Mỗi người phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Câu 2. 
Khái niệm ca dao
Các chủ đề chính của ca dao
Nghệ thuật
 Một số bài ca dao minh họa
Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc để diễn tả đời sống nội tâm của con người (ca dao là lời thơ dân ca)
Những câu hát về tình cảm gia đình
Ngôn ngữ giàu hình ảnh sử dụng các biện pháp tu từ 
..tình yêu quê hương đất nước, con người
Những câu hát về than thân.
Những câu hát về châm biếm
Câu 3.
TT
Văn bản
Tác giả
Thể thơ
Nội dung chính
Nghệ thuật
Ýù nghĩa
01 
Sông núi nước Nam
Lí Thường Kiết
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Lời khẳng định về củ quyền lãnh thổ của đất nước.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích.
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thể hiện nghị luận, trình bày ý kiến.
- Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
-Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa.
- Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu ti6n của nước ta.
02
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Hào khí chiến thắng của dân tộc ta thời Trần.
- Phương châm giữ nước vững bền.
- Thể thơ ngũ ngôn cô đọng, hàm súc.
- Nhịp thơ phù hợp.
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc.
- Giọng sảng khaói, hân hoan, tự hào.
- Hào khí chiến thắng.
- Khát vọng một đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở đời Trần.
03
Buổi chiều đừng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bức tranh cảnh vật nơi thôn dã ên đềm, trầm lắng.
- Sự gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị của nhà thơ.
- Kết hợp điệp ngữ, tiểu đối tạo nhịp thơ êm ái, hài hòa.
- Ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, hình ảnh thi vị.
- Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại.
Thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
04
Bài ca Côn Sơn.
Nguyễn Trãi.
Lục bát 
- Cảnh trí Côn Sơn khóang đạt, thanh tĩnh, nên thơ
- tâm hồn cao đẹp và sống gần gũi với thiên nhiên của nhà thơ.
- Đại từ, tả cảnh xen tả người.
- Dọng thơ nhẹ nhàng, êm ái.
- Sử dụng điệp ngữ, so sánh có hiệu quả.
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ.
05
Sau phút chia li
Đoàn Thị Điểm (Dịch giả)
Song thất lục bát.
- Tâm trạng của người chinh phụ.
- Lòng cảm thương sâu sắc của tác giả.
- thể song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng , cách điệu.
- Sáng tạo trong việc sử dụng phép đối, đại từ.
- Nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ 
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
- Lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
06
Bánh trôi nước 
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Tả bánh trôi nước 
- Tả vẻ đẹp duyên dáng , phẩm chất trong sáng của người phụ nữ.
- Cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ.
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường.
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa. 
- Cảm hứng nhân đạo: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ.
- Cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
07
Qua Đèo Ngang 
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Cảnh hoang sơ vắng lặng 
- Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn , cô đơn. 
- Vận dụng điêu luyện thể thơ Đường.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc dùng từ láy.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả. 
- Tâm trạng cô đơn, thầm lặng.
- Nỗi niềm hoài cồ.
08
Bạn đến chơi nhà 
Nguyễn Khuyến 
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Lời chào thân mật tự nhiên.
- Giải bài hoàn cảnh sống với bạn.
- Tình bạn là trên hết.
- Sáng tạo trong việc tạo dựng tình huống.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
- Thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó có giá trị rất lớn trong mọi thời đại.
09
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ , tráng lệ thác núi Lư.
- Tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của thi nhân.
- Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong hồn lãng mạn Lí Bạch.
- Sửû dụng biện pháp so sánh phóng đại.
-Liên tưởng, tượng sáng tạo.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Xa ngắm thác núi lư là bài thơ khắc hoạ được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên 
- Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch.
10
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Hai câu thơ đầu chủ yếu tả cảnh.
- Hai câu thơ cuối nghiêng về tả tình.
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ngữ ở câu 3,4
- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm, người xa quê.
11
Ngẫn nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Ý nghĩa của nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ.
- Hai câu thơ đầu: Lời kể và nhận xét của tác giả về quảng đời xa quê làm quan.
- Hai câu sau: Tình huống , ngẫu nhiên, bất ngờ.
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu trúc độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
Tình quê hương là một tronh những tình cảm lâu đời và thiêng liêng nhất của con người.
12
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đổ {Phủ
Ngũ ngôn cổ thể 
- Giá trị hiện thực của tác phẩm: Phản ánh chân thực cuộc sống của kẻ sĩ nghèo.
- Giá trị nhân đạo : Hoài bão cao cả và sâu sắc của nhà thơ và của những người nghèo khổ.
-Viết theo bút pháp hiện thực tái hiện lại những chi tiết, các sự việc nối tiếp, tử đó khắc hoạ bức tranh về cảnh ngộ những người ngèo khổ.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm
Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
13
- Rằm tháng giêng.
-Cảnh khuya
Hồ Chí minh
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến 
sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung.
- Hiện thực về cuộc kháng chiến chống pháp.
- Rằm tháng giêng là bài thơ viết bằng chữ hán teo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ của nhà thơ Xuân Thuỷ viết theo thể thơ lục bát.
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnhn đặc sắc trong bài thơ. 
14
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Thơ ngũ ngôn
- Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ.
- Những kỉ niệm về người bà được tái hiện lại qua nhiều sự việc
- Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả. 
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
15 
Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
Tùy bút 
- Cốm – sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.
- Cốm – sản vật mang đậm nét văn hoá.
- Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chon lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẩm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
16
Sài Gòn tôi yêu 
Minh Hương
Tùy bút 
- Cảm tưởng chung về Sài Gòn.
- Đặc điểm thời tiết khí hậu nhiệt đới ở Sài Gòn với nắng, mưa và gió lộng.
- Co người Sài Gòn chân thành, bộc trực, kiên cường, bất khuất
-Tình yêu Sài Gòn bền chặt.
- Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn.
- Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ.
- Lối viết nhiệt tình, có chổ hóm hỉnh, trẻ trung
- Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với Sài Gòn.
17
Mùa Xuân của tôi 
Vũ Bằng
Tùy bút 
- Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân Hà Nội.
- Nổi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người sau rằm tháng giêng.
- Trình bày nội dung bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phu,ù độc đáo, giàu chất thơ.
- Cảm nhận về mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
-Sự gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở – tình yêu đất nước
Lưu ý: Tìm hiểu những nét sơ giản về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác từng tác phẩm.
B/ Tiếng Việt.
Câu 1. Từ xét về mặt cấu tạo.
a. Từ ghép 
 - Từ ghép có hai loại: 
+ Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. 
- Từ ghép chính phụ : có tính chất phân nghĩa.. nghĩa tiếng phụ hẹp hơn tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập: có tính chất hợp nghĩa. 
b. Từ láy: - Nghĩa của từ láy được tạo thành do sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
- Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa có thể tăng hoặc giảm so với tiếng gốc.
Câu 2. Từ xét về mặt nghĩa.
Từ xét về nghĩa
Khái niệm
Cách sử dụng
Ví dụ minh họa
Từ đồng nghĩa:
- Đồng nghĩa hoàn toàn.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn.
Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
 Cân nhắc để lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn thêm sinh động.
Từ đồng âm
 Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.
 Hiện tượng đồng âm có thể hiểu sai hoặc nước đôi, giao tiếp cần phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ và dùng từ cho đúng.
Câu 3. Từ loại.
a. Đại từ dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để trỏ.
- Các loại đại từ:
(1) đại từ dùng để trỏ: -
	-
	-
(2) đại từ dủng để hỏi: -
	- 
	-
b. Quan hệ từ là
- Sử dụng quan hệ từ:
- Các lỗi về quan hệ từ:
+  Vd: 
+ Vd: 
+ Vd: 
+ Vd: 
Câu 4. Từ Hán Việt.
- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: .. 
- Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:
+ Từ ghép chính phụ: ..
+ Từ ghép đẳng lập: ..
- Cách sử dụng từ Hán Việt:
+ Tạo sắc thái: Vd: 
+ Tạo sắc thái: Vd: 
+ Tạo sắc thái: Vd: 
Câu 5. 
- Thành ngữ là 
- Nghĩa của thành ngữ được cấu tạo:
+ bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. Vd: 
+ Thông qua một số phép nghĩa chuyển(hàm ẩn). Vd: .
- Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ
  ... 
-Đặc điểm diễn đạt và tác dụng: 
Câu 6. Biện pháp tu từ:
a. Điệp ngữ:
-Điệp ngữ là dùng lặp đi lặp lại 1câu hoặc 1 từ để làm nổi bật hoặc gây cảm xúc mạnh.
- Các loại điệp ngữ:
+ . .Vd: 
+ . .Vd: ..
+ . .Vd:   .
b. Chơi chữ: 
- Chơi chữ là 
- Các lối chơi chữ: 
+ . .Vd: 
+ . .Vd: ..
+ . .Vd:   
Câu 7. Chuẩn mực sử dụng từ:
+ ..+ 
+ .+ ..
+ . .Vd:   
Lưu ý: Cần luyện các bài tập vận dụng phần Tiếng Việt.
C. Tập làm văn. 
 Câu 1. Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Văn biểu cảm là loại văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Đặc điểm của văn biểu cảm:
+ Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm : thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút. . . . .
+ Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm giàu tính nhân văn: như tình yêu thiên nhiên, tổ quốc, gia đình, con người. Ghét sự giả dối, độc ác
- Cách biểu cảm: 
+ Biều cảm trực tiếp: . 
+ Biểu cảm gián tiếp: . 
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
Câu 2. Cách làm một bài văn biểu cảm.
- Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
+
+
+
+
- Cách làm bài văn biều cảm.
- Dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
* MB: Cảm xúc khái quát về đối tuợng biểu cảm.
* TB: Lần lượt trình bày những cảm xúc về đối tượng.
* KB: Khẳng định lại cảm xúc về đối tượng, suy nghĩ, mong ước
- Dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
* MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
* TB: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gây nên.
* KB: Aán tượng chung về tác phẩm.
Lưu ý: Luyện các dạng đề đã học.
Chúc các em ôn tập thật tốt và có một kì thi đạt kết quả cao!
GV soạn
Trần Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP VAN 7 HKI.doc