Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105 đến tiết 124

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105 đến tiết 124

A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

- HS nắm được sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

- Thấy được tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.

 2. Kĩ năng:

 Đọc và kể tóm tắt truyện.

 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

B- Chuẩn bị

Giáo viên: Soạn bài + SGK + tài liệu hướng dẫn

Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

C- Tiến trình

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra: thế nào là lập luận giải thích

 3. Bài mới

 

doc 48 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105 đến tiết 124", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 28
TIẾT: 105
Ngày soạn: 12/3/2011
Ngày dạy: 14/3/2011
VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
 1. Kiến thức: 
- HS nắm được sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Thấy được tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.
 2. Kĩ năng:
	 Đọc và kể tóm tắt truyện.
 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài + SGK + tài liệu hướng dẫn
Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C- Tiến trình
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra: thế nào là lập luận giải thích
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
I- Tác giả - tác phẩm
- Cho hs đọc chú thích *
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và văn bản này?
- HS dựa vào phần chú thích * để trình bày.
1. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924).
Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyền ngắn hạn đại.
2. Tác phẩm: T.phẩm thành công nhất.
Hoạt động 2
II- Đọc - hiểu cấu trúc văn bản
- GV hướng dẫn hs đọc.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
- Cho hs đọc phần chú thích số
Quan sát chuyện sống chết mặc bay hãy cho biết:
a. Chuyện kể về sự kiện gì. Nhân vật chính của sự kiện đó là ai?
? Sự kiện và nhân vật đó được tổ chức trong một cốt truyện mấy phần?
HD hs tóm tắt văn bản.
1. Đọc, giải thích từ khó
2. Cấu trúc văn bản
- Vỡ đê
- Quan phụ mẫu
3. Tóm tắt
? Em hãy nêu bố cục của văn bản?
4. Bố cục: 3 phần
P1: từ đầu đến “khúc đê hỏng mất”: Nguy cơ đê vỡ
P2: tiếp theo đến “Điếu, mày!”: Cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
P3: Đoạn còn lại: Cảnh đê vỡ
Theo em, hai bức tranh trong SGK được vẽ với dụng ý gì?
- Minh hoạ nội dung chính của truyện
- Tạo hai cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán bọn quan lại ăn chơi vô trách nhiệm trong khi dân đang ra sức cứu đê.
4. Củng cố: Giáo viên khái quát lại một vài nét về tác giả và giá trị của tác phẩm.
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn HS học bài: 
	- HS học bài và tóm tắt văn bản.
	- Đọc lại văn bản và tìm hiểu nội dung của văn bản.
TUẦN: 28
TIẾT: 106
Ngày soạn: 13/3/2011
Ngày dạy: 15/3/2011
VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
 1. Kiến thức: 
- HS nắm được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Thấy được thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2. Kĩ năng:
	Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài + SGK + tài liệu hướng dẫn
Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C- Tiến trình
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra: Nêu khái quát lại nội dung tác phẩm?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giáo viên khái quát lại nội dung tiết học trước.
Hoạt động 2
III- Đọc - hiểu nội dung văn bản
Theo dõi phần đầu văn bản “sống chết mặc bay”, cho biết:
1. Cảnh đê sắp vỡ
a. Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết không gian, thời gian địa điểm nào?
Thời gian: gần 1h đêm
Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to
Địa điểm: Khúc sông làng X thuộc phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu.
Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng như thế nào?
- Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ.
Tên sông được nói cụ thể (sống Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả.
- Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.
Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò “thắt nút” ý nghĩa “thắt nút” ở đây là gì?
- Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó, các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
2. Cảnh trên đê và trong đình khi đê vỡ
a, Cảnh trên đê.
Cảnh tượng trên đê trước khi đê vỡ được miêu tả trong đoạn văn nào?
Đoạn từ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người đến khúc đê này hỏng mất.
Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào?
- Hình ảnh: kẻ thì thuổng.... lướt thướt như chuột lột.
- Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau,...
Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc
- Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn)
- Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay)
Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ cách miêu tả này?
- Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại.
Đặt trong nội dung truyện sống chết mặc bay, đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì?
- Dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê cứu đê.
- Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược sẽ diễn ra ở trong đình.
b. Cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
Theo dõi đoạn văn kể chuyện trong đình hãy cho biết những chuyện gì đang xảy ra ở đây?.
Chuyện quan phủ được hầu hạ
 Quan phủ chơi tổ tôm
 Quan phủ nghe tin đê vỡ
Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ được hầu hạ. Tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ.
- Uy nghi, chễm chện ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà ở dưới đất mà gãi.
- Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi trong ngăn bạc đầy những trầu vàng... hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng.
Các chi tiết đó tạo hình ảnh một viên quan phụ mẫu như thế nào?
Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình T ngược với hình ảnh nào ngoài đê.
- Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít... trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê...
- Béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.
Trong nghệ thuật, đặt hai cảnh trái ngược nhau như thế gọi là biện pháp tương phản. Theo em phép tương phản có tác dụng gì?
Theo dõi tiếp đoạn văn kể chuyện quan phủ đánh tổ tôm và cho biết:
Hình ảnh quan phủ nổi lên qua những chi tiết điển hình nào về cử chỉ và lời nói.
Cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung dài, mắt đang mải trông đĩa mọc...
- Lời nói: tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “ừ”.
- Có người khẽ nói: Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng: Mặc kệ!
Trong khi miêu tả và kể chuyện này, tác giả đã có những lời bình luận và biểu cảm nào?
- Này này đê vỡ mặc ai...nhiều đường thú vị
- Than ôi! Cứ như..... đồng bào huyết mạch
Kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng tương phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn truyện này.
- Làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ
- Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của dân.
- Bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả.
Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghe tin đe vỡ và cho biết:
Hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì?
Ngôn ngữ đối thoại.
Những câu đối thoại nào đắt nhất, qua đó tính cách quan phụ mẫu được bộc lộ.
- Khi có tin báo đê vỡ: đê vỡ rồi!...đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không.
- Khi chơi bài: ù thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu này!
Tương phản nổi bật trong đoạn truyện này là chi tiết nào?
- Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp áo quần ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời “Bẩm.... Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi... thời ông cách cổ chúng mày”.
- Làm rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân.
- Góp phần ý nghĩa phê phán truyện Sống chết mặc bay.
Cách dùng ngôn ngữ đối thoại và tương phản ở đây có tác dụng gì?
- Khắc hoạ thêm tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu.
- Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người.
Học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản
3. Cảnh vỡ đê
Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?
- Ngôn ngữ miêu tả: khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.
- Ngôn ngữ biểu cảm: kẻ sống không chỗ ở... kể sao cho xiết!
Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này?
- Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả.
(học sinh thảo luận)
IV- Ý nghĩa văn bản
Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết mặc bay trên các phương diện:
Nội dung phản ánh hiện thực?
Nội dung nhân đạo?
Đặc sắc nghệ thuật?
- Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.
- Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mệnh dân thường.
Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng.
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ nhất là đối thoại.
Tác giả Phạm Duy Tốn (là t/g) sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện “sống chết mặc bay”, em hiểu gì về nhà văn?
- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8.
- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo căm ghét kẻ có quyền lực).
- Là người dùng văn để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
4. Củng cố
Học sinh: đọc lại phần nghi nhớ
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: cách làm bài văn lập luận văn giải thích và Luyện tập LLGT.
TUẦN: 28
TIẾT: 107
Ngày soạn: 14/3/2011
Ngày dạy: 16/3/2011
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
 1. Kiến thức:
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
- Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
 2. Kĩ năng:
	Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng trong khi viết các bài tập làm văn
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài SGK + STK
Học sinh: Học và chuẩn bị bài mới
C- Tiến trình
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
I- Các bước làm bài văn lập luận giải thích
Giáo viên chép bài lên bảng
Đề yêu cầu gì?
- Giải thích một câu tục ngữ
Đối với câu tục ngữ cần làm rõ nghĩa như thế nào?
Để hiểu nghĩa của câu tục ngữ ta phải làm gì?
- Tra từ điển để hiểu nghĩa sự khôn ngoan là do từng trải.
Cần giải thích câu tục ngữ sâu hơn ntn?
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
+ quan hệ giữa nghĩa đen đến nghĩa bóng
+ nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.
Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa.
Đi cho biết đó biết đây
ếch ngồi đáy giếng
2. lập dàn bài
Mở bài?
MB: Giới thiệu ý nghĩa của câu tục ngữ, là kinh nghiệm, là khát vọng.
Thân bài?
Thân bài:
1. nghĩa đen
2. nghĩa bóng
- Kinh nghiệm về nhận thức. Đó là kinh nghiệ ... ay trên tầng không...
(Lê Anh Xuân)
3. Cú pháp câu tiếng Việt rất tự nhiên, cân đối nhịp nhàng:
Kho tàng tục ngữ - những câu nói cô đọng, hàm súc nhiều ý nghĩa, cân đối nhịp nhàng có vần điệu, đúc kết những kinh nghiệm sâu sắc về mọi mặt đời sống của nhân dân ta: Lá lành đùm lá rách, một con ngựa...
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân, mai anh học gần...
Xưa xung kích tầm vông kháng chiến
Nay hiên ngang một dải thành đồng
(Tố Hữu)
Đông ăn măng trúc, thu ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
4. Từ vựng dồi dào về cả 3 mặt thơ, nhạc, hoạ.
a. Những tiếng gợi âm thanh, tiếng động (tượng thanh)
- ầm ầm, ào ào, ù ù, vi vu, róc rách, réo rắt, du dương, sình dịch, chan chát, cành cạnh.
b. Gợi màu sắc.
Xanh xanh, xanh ngắt, xanh ve, xanh hồng thuỷ, xanh nõn chuối, xanh lục, xanh biêng biếc, xanh như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa, xanh màu thiên thanh, xanh trứng xáo, xanh cổ vịt, xanh nhung, xanh tái...
c. Gợi hình dáng:
Phục phịch, phôm phốp, ục ịch, nặng nề, ì ạch, lạch bạch, lịch bịch, húp híp, phền phện, phèn phẹt, khẳng khiu, lẳng khẳng, tong teo, gầy gò, gầy giơ xương, gió thổi bay, gầy xác ve, hoăm hoẵm, hun hút...
5. Từ vựng nhiều từ mới.
Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay...
Bắn như đổ đạn lên trời, trai anh hùng gái thuyền quyên, chia lửa, hội thảo
Câu 8: 
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật muôn loài.
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Chính là nguồn gốc cảm hứng của Nguyễn Du khi ông viết Đoạn trường tân thanh.
Tố Như ơi lệ chảy quanh thân kiều
(Tố Hữu)
Chinh phụ ngâm khúc là lòng thương nhớ, mong mỏi chờ đợi người chồng đi chinh chiến xa của người chinh phụ: thiên địa phong trần, hiồng nhan đa truân...
- Ca dao, dân ca trữ tình, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông đối với thân phận người phụ nữ.
- Tình yêu thương chim chóc là cảm hứng của bài lao xao, thương quý cây tre - thương quý con người Việt Nam của bài thuyết minh cây tre Việt Nam và bài thơ tre Việt Nam...
2. Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những t/g khác, những người, những vật khác.
- T/g làng quê trong ca dao, t/g truyện Kiều với biết bao cảnh ngộ khác nhau, mơ màng, dữ dội, thanh nhã, nhơ bẩn...
Có cảnh mùa xuân cỏ non xanh rợn chân trời, cảnh đêm hè hoa lựu lập loè, đâm bông, trời thu long lanh đáy nước, thề bồi dưới trăng, xung sát quyết tử nơi chiến trường, sông Tiền Đường, lầu Ngưng Bích...
- T/g loài vật trong Dế mèn phiêu lưu ký vừa quen vừa lạ thật hấp dẫn, không chỉ đối với trẻ con cũng như truyện cổ tịch kỳ diệu của An đéc xen...
3. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
- Ta chưa già để hiểu hết được cảm xúc bẽ bàng và buồn tê tái của ông khi lũ trẻ con ở làng quê coi oong như khách lạ, cũng chưa có dịp xa nhà, xa quê lâu để cùng Lý Bạch cúi đầu, ngẩng đầu mà tư cố hương, ta cũng không phải sống trong cảnh nghèo túng, quẫn bách như Đỗ Phủ để mơ một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian...
Đọc văn chương, ta mới càng thấm thái câu: Ngoài trời còn có trời (Thiên thiên hữu thiên) không có gì đẹp bằng con người...
Câu 9: Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp
- Hiểu kỹ từng phân môn hơn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa văn học, tiếng việt và tập làm văn.
- Nói và viết đỡ lúng túng hơn: ứng dụng ngay những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia.
VD: nghệ thuật tương phản tăng cấp trong kể chuyện của Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay) và Nguyễn ái Quốc (Những trò lố...)
- Ng.t tả tâm trạng cảm xúc kết hợp với tả thiên nhiên trong vưan của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng...
4. Củng cố: giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển câu 10
5. Hướng dẫn: Chuẩn bị dấu gạch ngang
6. Rút kinh nghiệm
TUẦN: 32
TIẾT: 122
Ngày soạn: /4/2011
Ngày dạy: /4/2011
DẤU GẠCH NGANG
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
 1. Kiến thức: nắm được công dụng của dấu gạch ngang
 2. Kĩ năng: Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Biết sử dụng dấu gạch ngang trong văn bản.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu gạch ngang đúng đắn khi viết.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài tham khảo tài liệu Đinh Trọng Lạc - Nguyễn T. Hà
Học sinh: Đọc trước bài mới
C- Tiến trình
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I- Công dụng của dấu gạch ngang
- Cho hs đọc ví dụ
- Hs phân tích từng ví dụ
1. Ví dụ:
“Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [....]
 (Vũ Bằng)
b. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
 (Phạm Duy Tốn)
c. Tỏ ý còn.........
d. ....Va ren - Phan Bội Châu
 Nguyễn ái Quốc
Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
2. Nhận xét
a. Đánh dấu bộ phận giải thích
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Dùng liệt kê các công dụng của dấu
d. Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép cuộc hội kiến Va ren - PBC)
Giáo viên: khái quát bài cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Học sinh đọc ghi nhớ
3. Kết luận ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
II- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
Trong VD (d) ở mục I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va ren được dùng để làm gì?
Phân biệt dấu gạch nối với gạch ngang?
- Hướng dẫn hs thực hiện bài tập
- Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Va - ren
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
III- Luyện tập
Công dụng của dấu gạch ngang
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích giải thích
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội - Vinh)
đ. Dùng để nối các bộ phận trong cùng một liên danh (Thừa Thiên - Huế)
4. Củng cố: Giáo viên khái quát lại đặc điểm của dấu gạch ngang, cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn HS học bài.
 - HS học bài và hoàn chỉnh bài tập.
 - Soạn trước bài tiếp theo.
TUẦN: 32
TIẾT: 123
Ngày soạn: /4/2011
Ngày dạy: /4/2011
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A- Kết quả cần đạt: Qua bài học, học sinh cần nắm được:
 1. Kiến thức: Hệ thống những kiến thức về dấu câu, các kiểu câu đơn. 
 2. Kĩ năng: Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
 3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài
Học sinh: đọc và làm bài SGK
C- Tiến trình
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra
 3. Bài ôn tập
 1. Các kiểu câu
CÁC KIỂU CÂU ĐƠN
Phân loại theo cấu tạo
Phân loại theo mục đích nói
Câu
nghi vấn
Câu
cầu khiến
Câu
trần thuật
Câu cảm thán
Câu
bình thường
Câu
đặc biệt
2. Các dấu câu
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Dấu chấm lửng
a. Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước dí dỏm.
VD: Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội... đều hăng hái thi đua.
Bẩm... quan lớn.... đê vỡ mất rồi!
Cái đức không them biết.... chữ!
b. Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
VD: Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
 (Thạch Lam)
... Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này...
(Nam Cao)
c. Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
.... Lời nói trực tiếp của nhân vật
+ Biểu thị sự liệt kê
Nối các từ nằm trong một liên danh
VD: Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông đang đổi mới
- Quan thét:
- Lính đâu?
- Dạ...
- Bố cục văn bản này gồm:
+ Mở đầu
+ Triển khai
+ Kết luận
- Tàu Hà Nội - Hải Phòng đã khởi hành
d. Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong phiên âm
VD: Ra - đi - ô, in - tơ - nét
Giáo viên: dấu gạch ngang không phải là một dấu câu nó chỉ là một quy định về chính tả, vê hình thức, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
5. Đánh giá
6. Hướng dẫn hs học bài:
 - HS học bài và ôn tập lại kiến thức về các nội dung trên.
 - Xem trước bài Ôn tập tiếng Việt (tiếp)
TUẦN: 32
TIẾT: 124
Ngày soạn: /4/2011
Ngày dạy: /4/2011
VĂN BẢN BÁO CÁO
A- Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: 
 1. Kiến thức: nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 
 2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản báo cáo. Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách. Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
 3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng đúng đắn văn bản báo cáo trong giao tiếp.
B- Chuẩn bị
 Giáo viên soạn bài
 Học sinh đọc và chuẩn bị bài mới
C- Tiến trình
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra sự chẩn bị của hs
 3. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I- Đặc điểm của văn bản báo cáo
Viết báo cáo để làm gì?
- Là trình bày nội dung tình hình sự việ và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày.
- Hình thức nội dung xem mục 2 ghi nhớ SGK.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa?
Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo sinh hoạt và học tập ở trường lớp em
- Học sinh tự liên hệ bản thân và trình bày cụ thể lần viết báo cáo của mình.
Những tình huống viết báo cáo.
Hoạt động 2
II- Cách làm văn bản báo cáo
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
- Thứ tự trình bày, cách thức trình bày rất giống nhau (SGK 135)
- Nội dung cụ thể 2 văn bản khác nhau về kết quả + hoạt động chào mừng ngày 20/11
+ Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Cách làm văn bản báo cáo ghi nhớ SGK (trang 136)
Lưu ý: Mẫu văn bản khá cố định. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng không nhất thiết phải trình bày đầy đủ như trên. Văn bản phải chú ý: báo cáo của ai? Với ai? Về việc gì? kết quả như thế nào?
- Giáo viên: hướng dẫn
- Tìm và nêu ra các tình huống cụ thể phải làm văn bản báo cáo
- Chọn một tình huống cụ thể và luyện viết một văn bản báo cáo
- Đưa ra một văn bản báo cáo có điểm chưa đúng, yêu cầu tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn sửa chữa.
- Giáo viên có thể đưa ra các tình huống, các văn bản báo cáo tự sưu tầm hoặc các tình huống cũng như các văn bản báo cáo do học sinh đề xuất.
2. Dàn mục một văn bản báo cáo
a. phần mở đầu
b. phần nội dung
c. phần kết thúc
III- Luyện tập
4. Củng cố: GV khái quát lại một số nội dung về đặc điểm cảu văn bản báo cáo nói riêng và văn bản hành chính nói riêng.
5. Đánh giá: 
6. Hướng dẫn hs học bài:
- Học sinh học bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 2832.doc