Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 7

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 7

Câu 1 : Trình bày khái niệm về côn trùng và bệnh cây? Cho ví dụ .

_ Khái niệm về côn trùng (1 điểm ) : Côn trùng (sâu bọ ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp , cơ thể chia làm 3 phần: Đầu ,ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh đầu có một đôi râu.

Ví dụ : Con bướm, cào cào. . .

_ Khái niệm về bệnh cây (1 điểm) : Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi gây nên.

Ví dụ : Thân, cành bị sần sùi , Quả bị chảy nhựa. . .

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI
 Môn công nghệ 7 năm học 2009-2010
Câu 1 : Trình bày khái niệm về côn trùng và bệnh cây? Cho ví dụ .
_ Khái niệm về côn trùng (1 điểm ) : Côn trùng (sâu bọ ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp , cơ thể chia làm 3 phần: Đầu ,ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh đầu có một đôi râu.
Ví dụ : Con bướm, cào cào. . .
_ Khái niệm về bệnh cây (1 điểm) : Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi gây nên.
Ví dụ : Thân, cành bị sần sùi , Quả bị chảy nhựa. . .
Câu 2 Em hãy nêu nguyên tắc trong phòng trừ sâu , bệnh hại . Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. 
_ Những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại : (1điểm )
 + Phòng là chính.
 + Trừ sớm, trừ kịp thời , nhanh chóng và triệt để.
 + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ .
_ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại : (1 điểm)
 + Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu , bệnh hại .
 + Biện pháp thủ công.
 + Biện pháp hoá học .
 + Biện pháp sinh học .
 + Biện pháp kiểm dịch thực vật .
Câu 3 : Thế nào luân canh, xen canh, tăng vụ ? Cho ví dụ minh họa.
_ Luân canh : Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích .
Ví dụ : Trồng bắp ( từ tháng 1 đến tháng 5 ) từ tháng 7 đến tháng 12 trồng lúa.
_ Xen canh : Trên cùng một diện tích , trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích , chất dinh dưỡng , ánh sáng. 
Ví dụ : Trồng bắp xen với đậu tương trong vụ Đông xuân.
_ Tăng vụ : Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất .
Ví dụ : Trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu.
Câu 4 Em hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu, bệnh đối với môi trường , con người và các sinh vật khác ?
_ Tác hại của thuốc hoá học trừ sâu bệnh :
 + Làm ô nhiễm môi trường nướ, không khí .
 + Gây bệnh cho con người .
 + Gây ngộ độc cho con người khi tiếp xúc nhiều với thuốc hoá học .
 + Gây độc hoặc chết đối với sinh vật như : Cá, gia súc, gia cầm
Câu 5:Đất trồng gồm những thành phần nào ? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
_ Đất trồng gồm những thành phần: Khí ,lỏng, rắn.
_ Đất trồng có vai trò : Cung cấp nước ,chất dinh dưỡng, oxy cho cây và giữ cho cây không bị ngã.
Câu 6 : Phân hữu cơ gồm những loại nào ? Bón phân vào đất có tác dụng gì? 
Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, khô dầu.
_ Bón phân vào đất có tác dụng : Làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Câu 7 :Thế nào là bón lót, bón thúc? Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót hay bón thúc ? Vì sao?
_ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
_ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
_ Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì phân này các chất dinh dưỡng ở dạng khó tan, cây không sử dụng được ngay mà phải có thời gian để phân huỷ thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được.
Câu 8 : Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cành? Cho ví dụ .
Giâm cành : Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất ẩm sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
Ví dụ :Mai trắng. . . .
_ Chiết cành : Bóc một khoanh vỏ của cành , sau đó bó đất khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.
Ví dụ : Cây mận. . .
_ Ghép cành : Lấy cành ghép , ghép vào một cây khác .
Ví dụ: Cây mai trắng ghép mai vàng. . .
Câu 9 :Ở địa phương em sống đã thực hiện trồng trọt như thế nào góp phần bảo vệ môi trường ?

Tài liệu đính kèm:

  • docÑEÀ CÖÔNG OÂN THI HKI.doc