Đề cương ôn thi học kỳ II Lịch sử 9 năm học: 2007 - 2008

Đề cương ôn thi học kỳ II Lịch sử 9 năm học: 2007 - 2008

1. EM HÃY NÊU DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC - THU ĐÔNG NĂM 1947?

A. ÂM MƯU CỦA PHÁP:

- “ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH” KẾT THÚC CHIẾN TRANH PHÁP LẬP CHÍNH PHỦ BÙ NHÌN, MỞ CUỘC TẤN CÔNG VIỆT BẮC (NHẰM PHÁ TAN CƠ QUAN ĐẦU NÃO KHÁNG CHIẾN, TIÊU DIỆT BỘ ĐỘI CHỦ LỰC, KHÓA CỬA BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG ).

- 7/10/1947, PHÁP HUY ĐỘNG 12000 QUÂN CHIA THÀNH 3 CÁNH THỦY, DÙ, BỘ TẠO THÀNH GỌNG KÌM BAO VÂY VIỆT BẮC.

 B. DIỄN BIẾN:

- TA BAO VÂY CHIA CẮT, TỈA DẦN CÁNH QUÂN DÙ.

- PHỤC KÍCH TRÊN ĐƯỜNG SỐ 4 (TRẬN ĐÈO BÔNG LAU).

- CHẶN ĐÁNH ĐỊCH TRÊN SÔNG LÔ (TRẬN ĐOAN HÙNG, KHE LAU).

 SAU 75 NGÀY PHÁP RÚT KHỎI VIỆT BẮC.

C. Ý NGHĨA:

- LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH CỦA PHÁP, BUỘC PHÁP PHẢI CHUYỂN SANG ĐÁNH LÂU DÀI VỚI TA.

- LỰC LƯỢNG SO SÁNH GIỮA TA VÀ ĐỊCH BƯỚC ĐẦU THAY ĐỔI.

- TIÊU DIỆT ĐƯỢC MỘT BỘ PHẬN QUÂN ĐỊCH, CƠ QUAN ĐẦU NÃO KHÁNG CHIẾN ĐƯỢC BẢO TOÀN, BỘ ĐỘI CHỦ LỰC TRƯỞNG THÀNH.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ II Lịch sử 9 năm học: 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp: 9/A__
Trường:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II Lịch Sử 9
Năm học: 2007 -2008
aĩb
Em hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947?
A. Âm mưu của Pháp:
- “Đánh nhanh thắng nhanh” kết thúc chiến tranh à Pháp lập chính phủ bù nhìn, mở cuộc tấn công Việt Bắc (nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực, khóa cửa biên giới Việt - Trung).
- 7/10/1947, Pháp huy động 12000 quân chia thành 3 cánh thủy, dù, bộ tạo thành gọng kìm bao vây Việt Bắc.
 B. Diễn biến:
- Ta bao vây chia cắt, tỉa dần cánh quân dù.
- Phục kích trên đường số 4 (trận đèo Bông Lau).
- Chặn đánh địch trên sông Lô (trận Đoan Hùng, Khe Lau).
à Sau 75 ngày Pháp rút khỏi Việt Bắc.
C. Ý nghĩa:
- Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Lực lượng so sánh giữa ta và địch bước đầu thay đổi.
- Tiêu diệt được một bộ phận quân địch, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành.
Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới - Thu Đông năm 1950? Em hãy nêu biễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử?
A. Âm mưu của Pháp:
- Đề ra kế hoạch Rơ - ve nhằm khóa cửa biên giới Việt - Trung bằng hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La), cô lập căn cứ Việt Bắc.
B. Chủ trương của ta:
- Mở chiến dịch Biên giới, tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông Biên giới Việt - Trung. Mở rộng và cũng cố căn cứ Việt Bắc.
C. Diễn biến:
- 18/9/1950, quân ta tiêu diệt Đông Khê à Hệ thống phòng ngự trên đường số 4 bị cắt đôi.
- Quân ta chặn đánh hai cánh quân ở Cao Bằng và Thất Khê à 22/10/1950, Pháp rút khỏi đường số 4.
D. Kết quả và ý nghĩa: 
- Giải phóng vùng biên giới dài 750km với 35 vạn dân.
- Chọc thủng hành lang Đông Tây ở Hòa Bình.
- Thế bao vây Việt Bắc bị phá vỡ.
- Đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp, ta bắt đầu giành quyền chủ động trên các chiến trường.
Em hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lượt quan trọng.
- Pháp - Mĩ xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương với 162000 tên và 49 cứ điểm.
- 12/1956, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc.
A. Diễn biến:
- Gồm 3 đợt tấn công từ 13/2/1953 à 7/5/1954:
	Đợt 1: Ta tấn công căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
	Đợt 2: Ta tấn công tiêu diệt căn cứ phía đông của phân khu Trung Tâm.
	Đợt 3: Ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại của phân khu Trung Tâm và phân khu Nam.
B. Kết quả:
- ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đầu 16200 tên, bắn rơi 62 máy bay.
C. Ý nghĩa:
- Là chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp có sự can thiệp của Mĩ.
- Đập tan kế hoạch Na - va, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
- Góp phần làm tan rả hệ thống thuộc địa, cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa lịch sử của việc ký hiệp định Giơ - ne - vơ?
- Hội nghị Giơ - ne - vơ bàn về vấn đề hòa bình ở Đông Dương được khai mạc ngày 8/5/1954.
- 21/7/1954, hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết.
A. Nội dung:
- Các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ở Đông Dương.
- Hai bên ngừng bắn lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Tại Việt Nam, hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.
B. Ý nghĩa:
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, làm thất bại âm mưu kéo dài chiến tranh của Mĩ.
- Miền Bắc được giải phóng.
- Là văn bản pháp lí công nhận quyền tự do dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
Em hãy nêu nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?
A. Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt chiến tranh xâm lượt và ách thống trị của Thực Dân Pháp.
- Miền Bắc được giải phóng, xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, làm cơ sở thống nhất nước nhà. 
- Giáng một đòn nặng nề vào Chủ Nghĩa Đế Quốc, góp phần làm tan rả hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự đúng đắn.
- Có chính quyền Dân Chủ Nhân Dân, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang lớn mạnh, có hậu phương vững chắc.
- Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, của các nước XHCN, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh nào? Hãy cho biết diễn biết, kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?
A. Hoàn cảnh ra đời:
- 1956 - 1957, Mĩ - Diệm thực hiện chính sách ‘Tố cộng”, “Diệt cộng”
- Đầu năm 1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị, kết hợp lược lương vũ trang.
B. Diễn biến:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Bắc Ái (Ninh Thuận) 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8/1959, đã lan rộng khắp miền Nam, trở thành một cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu ở tỉnh Bến Tre(17/1/1960).
Nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre) nổi dậy giải tán chính quyền địch.
C. Kết quả:
- Giải tán chính quyền địch ở thôn xã, thành lập Ủy Ban nhân dân tự quản, lực lượng vũ trang ra đời và phát triển, chia ruộng đất cho nông dân.
- Từ tỉnh Bến Tre, phong trào lan rộng khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
D. Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách Thực Dân mới của Mĩ.
- Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- 2/10/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt”? Nêu những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt”?
A. Kế hoạch của Mĩ trong chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam:
- Thất bại trong phong trào “Đồng khởi”, Mĩ đề ra chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 - 1965).
- Tiền hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại.
- Kế hoạch:
	+ Tăng cường quân đội Sài Gòn.
	+ Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lưc lượng cách mạng.
	+ Ấp chiến lượt, bình định miền Nam.
	+ Phá hoại miền Bắc ngăn chặn sự chi viện.
B. Chủ trương của ta chiến đấu chống lại chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ:
- Chủ trương của ta: kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự, tấn công địch trên 3 vòng chiến lượt (rừng núi, đồng bằng, thành thị) với 3 mũi tiến công (chính trị, quân sự, binh vận).
- Diễn biến:	+ Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch, phá vỡ nhiều ấp chiến lượt (chỉ còn 1/3).
	+ Đầu năm 1963:
♣ Giành thắng lợi ở ấp Bắc Mĩ Tho à Có khả năng đánh bại chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt”.
♣ Các cuộc đấu tranh của tăng ni, phập tư, của quần chúng Sài Gòn à Buộc Mĩ phải thay thế chính quyền Ngô Đình Diệm.
	+ Năm 1964 - 1965, quân giải phóng chủ động mở nhiều chiến dịch lớn tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân (1964 - 1965).
ð Chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong chiến lượt “Chiến tranh cục bộ”? Nêu những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lượt “Chiến tranh cục bộ”? Em hãy trình bày biễn biến và ý nghĩa của Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?
A. Kế hoạch của Mĩ trong chiến lượt “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam:
- Sau thất bại chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ thực hiện chiến lượt “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965 -1968).
- Tiền hành bằng quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đồng minh.
- Kế hoạch: nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, bình định miền Nam.
B. Chủ trương của ta chiến đấu chống lại chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ:
- 8/1965, chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) à chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lượt “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ à dấy lên phong trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
- Chiến thắng hai cuộc phản công mùa khô 1965 -1966; 1966 -1967 à tiêu diệt 24 vạn quân Mĩ.
- Quân dân miền Nam đánh phá ấm chiến lượt ở nông thôn, đấu tranh đuổi Mĩ về nước, đòi quyền tự do dân chủ ở thành phố à vùng giải phóng được mở rộng. Uy tín của Mặt trận dân tộc giài phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao.
C. Diễn biến của cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân (1986):
- Đêm 30 và 31/1/1968 (đúng Tết Mậu Thân) quân chủ lực tập kích hầu hết các đô thị ở miền Nam.
- Ở tại Sài Gòn, ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch (tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu).
D. Ý nghĩa:
	B Làm lung lay ý chí xâm lượt của Mĩ.
	B Làm phá sản chiến lượt “Chiến tranh cục bộ”.
	B Buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc đàm phán tạp Pa - ri.
Chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lượt “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
Chiến lượt “Chiến tranh đặc biệt”
Chiến lượt “Chiến tranh cục bộ”
Giống
Là chiến tranh Thực Dân kiểu mới, nhằm xâm lượt miền Nam 
Khá
c
õ Lực lượng tiến hành
õ Qui mô chiến tranh
- Quâu đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ chỉ huy, phương tiện chiến tranh hiện đại.
- Chủ yếu ở miền Nam.
- Quân đội Sài Gòn, quân Mĩ, quân đồng minh.
- Ác liệt và rộng khắp cả nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAÌ£P KT HKII.doc