Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104

Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104

Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học dân gian. B. Văn học viết.

C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ

Câu 2: Văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt là của tác giả nào?

A. Đặng Thai Mai. B. Phạm văn Đồng.

C. Hoài Thanh. D. Phạm Duy Tốn.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 7 tiết: 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.........................
Ngày thực hiện..............................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 104
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Tục ngữ
Nhớ được tên thể loại, chủ đề
Chép lại 1 văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản.
Hiểu đúng nội dung, ý nghĩa tục ngữ về con người xã hội. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 3
 Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 2: 
Văn nghị luận
- Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm.
- Nhớ được các kiểu lập luận, PTBĐ.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
 Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ:15%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
 Số câu: 5
 Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 104
I. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm). Chọn phương án đúng.
Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học dân gian. B. Văn học viết.
C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt là của tác giả nào?
A. Đặng Thai Mai. 	 B. Phạm văn Đồng.
C. Hoài Thanh. 	 D. Phạm Duy Tốn.
Câu 3. “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào?
A. Ý nghĩa văn chương. B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
C. Đức tính giản dị của Bác. D.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 4. Trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt,để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng việt Giáo sư Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì?
A. Chứng minh. 	 B. Kết hợp phân tích và chứng minh.
C. Giải thích. 	 D. Kết hợp chứng minh ,giải thích và bình luận.
 Câu 5. Ý nghĩa nào đúng nhất có trong câu “ Không thầy đố mày làm nên?
A. Ý nghĩa khuyên nhủ. 	 B. Ý nghĩa phê phán.
C. Ý nghĩa thách đố. 	 D. Ý nghĩa ca ngợi.
Câu 6. Nghệ thuật lập luận nổi bật trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
A. Giọng văn hùng hồn đanh thép. B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.
C. Lập luận chặt chẽ,rõ ràng, dễ hiểu. D. Dẫn chứng phong phú,giàu sắc thái biểu cảm
II. Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm). Chép lại một văn bản tục ngữ? Nêu nội dung của văn bản đó?
Câu 2: ( 5 điểm). Viết bài văn ngắn nghị luận( từ 10- 15 dòng ) bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác
===========Hết==========
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Trắc nghiệm khách quan(3 điểm)
Đáp án ( 6 câu mỗi câu đúng được 0.5 điểm )
1- A
2-A
3- B
4-D
5-D
6- C
II/ Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: (2. điểm). Học sinh chép đúng một văn bản tục ngữ ( 1 điểm)
 Nêu được nội dung của văn bản đó ( 1 điểm)
Câu 2: ( 5 điểm)	
* HS viết được bài văn ngắn (10 đến 15 dòng) đảm bảo được các ý sau: 
1. Yêu cầu chung:
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn  đạt.
- Nội dung sinh động, hấp dẫn, giầu cảm xúc. Nêu những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong bài thơ.
2. Yêu cầu cụ thể:
- Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.
- Giản dị  là một trong những phẩm chất cao quí của Bác Hồ.
- Đó là  một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
(Nêu dẫn chứng cụ thể)
* Biểu  điểm: 
      - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng. Nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả,  đúng ngữ pháp.
      - Điểm  4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
      - Điểm 3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ  sài, còn mắc một vài lỗi chính tả.
      - Điểm 1- 2: Bố cục chưa hồn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi.
      - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
===========Hết==========

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 104.doc