Câu 1: Thế nào là tục ngữ ?
A. Tục ngữ là câu hát trữ tình, có nhạc điệu, thể hiện khát vọng của nhân dân.
B. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Tục ngữ là những câu hát ngắn gọn, có nhạc điệu, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
D. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 98 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS về kiến thức văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1.Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên Chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Tục ngữ Nhớ được tên thể loại, chủ đề Chép lại 1 văn bản tục ngữ và nêu nội dung cơ bản. Hiểu đúng nội dung, ý nghĩa tục ngữ về con người xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Chủ đề 2: Văn nghị luận - Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm. - Nhớ được các kiểu lập luận, PTBĐ. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Viết bài văn ngắn nghị luận bàn về tính giản dị trong đời sống của Bác Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ:15% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ; 50% Số câu: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 8 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 98 I/ Trắc nghiệm khách quan: ( 3điểm) Câu 1: Thế nào là tục ngữ ? A. Tục ngữ là câu hát trữ tình, có nhạc điệu, thể hiện khát vọng của nhân dân. B. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Tục ngữ là những câu hát ngắn gọn, có nhạc điệu, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. D. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định. Câu 2: Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “của tác giả nào? A. Phạm Văn Đồng. B. Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh. D. Hoài Thanh Câu 3: Văn bản nào là của tác giả Phạm Văn Đồng? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân . B. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Ý nghĩa văn chương. D. Sống chết mặc bay Câu 4: Phương pháp lập luận chủ yếu trong văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ là: A. Phân tích. B. Giải thích. C. Bình luận. D. Chứng minh. Câu 5: So sánh mối quan hệ về nội dung của hai câu tục ngữ:“Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”? A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau. B. Hoàn toàn giống nhau. C. Hoàn toàn trái ngược nhau. D. Gần nghĩa với nhau. Câu 6: Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”có ý nghĩa? A. Truyền thống quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh mới đề bảo vệ đất nước. B. Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương của Bác. C. Lòng khâm phục đức tính giản dị của Bác. D. Ngợi ca truyền thống quý báu của nhân dân ta: giản dị, khiêm nhường. II/ Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Chép lại chính xác một câu tục ngữ về con người và xã hội , nêu nội dung cơ bản của câu tục ngữ đó. Câu 2: (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn chứng minh tính giản dị của Bác Hồ qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng. Hết (Đề kiểm tra này có 1 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 7 TIẾT: 98 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B C B D A B II/ Tự luận: Câu 1: (2.0 điểm) Chép lại chính xác một câu tục ngữ về con người và xã hội (1.0 điểm) Nêu nội dung cơ bản của câu tục ngữ đó. (1.0 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận. - Viết bài văn ngắn, có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. - Lỗi không đáng kể b, Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Nêu nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ. * Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ. + Giản dị trong đời sống: bữa ăn; nơi ở và làm việc... + Trong quan hệ với mọi người: gần gũi, quan tâm... (viết thư, đi thăm hỏi, động viên...). + Trong lời nói và bài viết: giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc nhưng có sức lôi cuốn, cảm hóa lòng người. - HS có thể lấy thêm những dẫn chứng trong đời sống của Bác để chứng minh cho luận điểm. -> giản dị về vật chất hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, giá trị tinh thần cao đẹp. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm: ngợi ca đức tính giản dị của Bác. Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. c, Hướng dẫn chấm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi. - Điểm 3-4: Bài viết đảm bảo được các ý cơ bản trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Mắc lỗi không đáng kể. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu ý. Bố cục chưa rõ ràng. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc sai cả nội dung và phương pháp. - Khuyến khích bài viết có những sáng tạo mới mẻ nhưng phù hợp.
Tài liệu đính kèm: