Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41

Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41

I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8 tiết: 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 8
Tiết: 41
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn văn học đối với những văn bản học sinh đã được học. Trọng tâm đánh giá là truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng Cộng 
1. Truyện và kí Việt Nam
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Số câu: 5
Số điểm: 8,5
Tỉ lệ: 85%
- Nêu được thể loại; chủ đề, nguồn gốc văn bản.
- Nhớ tác giả, chi tiết, hình ảnh và nhân vật.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Tìm những chi tiết nghệ thuật phân tích cái hay cái đẹp của ngôn từ trong văn bản.
Phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua một số văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
2. Truyện nước ngoài.
- Chi tiết hình ảnh và nhân vật trong các văn bản
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : Ngữ Văn .
TIẾT: 41 (theo PPCT)
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
 Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : Tác phẩm “Lão Hạc” được sáng tác vào thời kì nào ? 
1900 – 1930 C. 1945 – 1954
B. 1930 – 1945 D. 1955 – 1975
Câu 2: Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào?
A. Ngô Tất Tố	B.Nam Cao	 	C. Thanh Tịnh 	D. Nguyên Hồng
Câu 3: Trong lần quẹt diêm thứ 4, cô bé bán diêm đã tưởng tượng thấy gì?
	`A. Thấy cây thông Nô- en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực.
 B. Thấy bàn ăn thịnh soạn, khăn trải bần trắng tinh, trên bàn có một côn ngỗng quay.
	C. Thấy lò sưởi rực hồng.
	D. Thấy bà nội hiện về.
Câu 4: Nhân vật Đôn – ki – hô - tê trong tác phẩm “Đánh nhau với cối xay gió” đã tưởng những chiếc cối xay gió là gì?
 A. Những tên phù thủy. 	 C. Những tên khổng lồ.
 B. Một lũ quỷ dạ xoa.	D. Bọn người bị lão phù thủy phù phép
Câu 5 : Ý nghĩa của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện thông qua nội dung và nghệ thuật của văn bản là gì ? 
Nỗi bất hạnh của em bé bán diêm.
Thể hiện sự đồng cảm với khao khát hạnh phúc của em bé.
Lòng thương cảm của tác giả với những số phận bất hạnh.	
Thể hiện nỗi day dứt, xót xa của tác giả đối với em bé bất hạnh.
Câu 6 : Biện pháp nghệ thuật nào sau đây không phải nghệ thuật khắc họa nhân vật chị Dậu của Nam Cao trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ? 
Dùng phép tương phản tính cách của Chị Dậu với bọn Cai lệ và người nhà lí truởng.
Biện pháp so sánh, tạo được nhân vật chị Dậu giống thật, sinh động.
Kết hợp các chi tiết điển hình ( Lời nói, ngôn ngữ, hành động ).
Thể hiện quá trình diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trong lần đầu tiên tới trường nhân vật “ Tôi” trong văn bản “ Tôi đi học” đã thấy “ trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng tôi đâm lo sợ vẩn vơ”.
Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên như thế nào ? 
Câu 2: (5 điểm)
Viết một bài văn ngắn làm rõ phẩm chất cao quý của chị Dậu qua cách chị chăm sóc anh Dậu khi anh bị ốm trong vụ sưu thuế qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
.....................................HẾT......................................
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
( Đáp án này có 1 trang )
I/Trắc nghiệm: (3 điểm):
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
 Câu 1:B	Câu 2:C	Câu 3:A	Câu 4:D 	Câu 5:C 	Câu 6:B 
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm ) 
	So sánh trường học với đình làng, nơi thiêng liêng, cất giấu những điều bí ẩn. Phép so sánh này diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học
Câu 2 : ( 5 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm) : 
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ngôn ngữ trong sáng
 - Có câu chủ đề, 
2. Nội dung : (4,5 điểm)
Cần đảm bảo ý sau : 
- Hoàn cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu : Giữa vụ sưu thuế căng thẳng. Nhà nghèo, chị Dậu phải bán cả con, đàn chó đẻ và gánh khoai cuối cùng mới đủ xuất sưu cho anh Dậu để cứu chồng đang ốm yếu, bị đánh đập từ đình làng về. Nhưng có nguy cơ anh dậu lại bị bắt lại nữa vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột đã chết từ năm ngoái, Lúc này bà cụ hàng xóm mang cho bát gạo để chị nấu cháo cho chồng ăn.
- Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang hết mực, hết lòng thương yêu chồng con, tính tình dịu dàng tình cảm ( Thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, hành động ) :
+ Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mân bát múc ra la liệt. rồi chị quạt cho cháo chóng nguội.
+ Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm : ”Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
- Nghệ thuật tương phản Giữa hình ảnh tần tảo dịu hiền, tình cảm gia đình làng xóm, ân cần, ấm áp với không khí căng thẳng đầy đe dọa của tiếng trống, tiếng tù và thúc thuế ở đầu làng -> Làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của chị dậu như : bình tĩnh, đảm đang, yêu chồng, thương con hết mưc. Và làm nổi bật tình cảnh của người nông dân nghèo dưới ách bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn.
.....................................HẾT......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 41.doc