Câu 1: Cụm từ : “Rừng đước dựng lên cao ngất như¬ hai dãy tr¬ường thành vô tận” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ. B. So sánh.
C. Ẩn dụ. D. Nhân hoá.
Câu 2: Phép nhân hoá trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta” (Ca dao)
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
D. Dùng từ vốn chỉ tính cách của người để chỉ tính chất của vật.
Ngày soạn: Ngày thực hiện: KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 6 Tiết: 128 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học các đơn vị kiến thức Tiếng Việt. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 2. Thời gian: 45 Phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1: - Các biện pháp tu từ Nhận diện khái niệm, biện pháp tu từ qua ví dụ. Hiểu tác dụng biện pháp tu từ qua các ví dụ . . Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ và nêu rõ ý nghĩa tác dụng. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu : 2 Số điểm :1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 4 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% Chủ đề 2: cấu tạo câu - Các thành phần chính của câu. - Câu trần thuật đơn có từ “là”, Câu trần thuật đơn không có từ “là”. Nhận biết được các kiểu câu tường thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ “là” . Xác định được thành phần câu. Đặt câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Chủ đề 3 Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Nhận diện được câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ Chỉ ra câu sai và chữa lại cho đúng Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỷ lệ: 15% Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60 % Số câu: 9 Số điểm: 10 Tỷ lệ:100 % ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6- TIẾT 128 Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm). Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây Câu 1: Cụm từ : “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hoá. Câu 2: Phép nhân hoá trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta” (Ca dao) A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. D. Dùng từ vốn chỉ tính cách của người để chỉ tính chất của vật. Câu 3: Câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" là câu: A. Câu trần thuật đơn có từ là. B. Câu trần thuật đơn không có từ là. C. Câu hỏi ( nghi vấn). .D. Câu cảm thán. Câu 4: Câu văn :“ Một buổi chiều, (......) ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống” thiếu thành phần nào của câu trong dấu(......)? A. Chủ ngữ. B. Trạng ngữ C. Vị ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 5: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ? A. Thấy anh, ta như thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao. (Ca dao) B. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim (Từ ấy - Tố Hữu) Mặt trời mọc ở phương Đông. Mặt trời đã xế Tây. Câu 6: Chủ ngữ trong câu văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi” có cấu tạo như thế nào? A. Là danh từ. B. Là cụm danh từ. C. Là động từ. D. Là tính từ. Phần II: Tự luận: (7,0 điểm). Câu 1(1,0 điểm) Đặt 1 câu trần thuật đơn có từ “là” và 1 câu trần thuật đơn không có từ “là”. Câu 2: (1,0 điểm) Câu văn: “Mỗi lần về quê, thấy lòng xôn xao bồi hồi khó tả” còn thiếu thành phần nào? Hãy viết lại cho đúng. Câu 3: (5,0 điểm) Viết một đoạn văn miêu tả (khoảng 8 - 10 câu), chủ đề tự chọn, trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ (gạch chân phép tu từ đó). Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn. ------------------------HẾT-------------------------- (Đề thi này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6- TIẾT 128 Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (3,0đ) Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B A B A Phần II: Tự luận: (7,0 điểm). Câu 1(1,0 điểm) - Đặt đúng câu trần thuật đơn có từ “là”.(0,5 điểm). - Đặt đúng câu trần thuật đơn không có từ “là” (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) * Câu văn “Mỗi lần về quê, thấy lòng xôn xao bồi hồi khó tả”. - Xác định câu trên còn thiếu thành phần Chủ ngữ.(0,5 điểm) - Viết lại : Mỗi lần về quê, tôi (em) thấy lòng xốn xang, bồi hồi khó tả.(0,5 điểm) Câu 3: (5,0 điểm) Viết đoạn văn: - Đủ số câu quy định, diễn đạt lưu loát: (1,0 điểm) - Đúng nội dung: (1,0 điểm) - Có sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ (gạch chân phép tu từ đó)(2,0 điểm) Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó.(1,0 điểm) ------------------------HẾT--------------------------
Tài liệu đính kèm: