Câu1:(0,5đ):
Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu2:(0,5đ):
Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ vị.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
C. Là câu có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 7 Tiết: 97 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về phần kiến thức tiếng Việt đã học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng TN TL TN TL Thấp Cao 1. Câu rút gọn Nhận biết được câu rút gọn trong đoạn văn. Phân biệt được câu rút gọn với các câu khác. Viết đoạn văn sử dụng câu rút gọn. Số câu Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% Số câu: 3 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% 2. Câu đặc biệt Nắm được khái niệm, nhận biết được câu đặc biệt trong đoạn văn. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm : 1 Tỉ lệ: 10% 3. Thêm trạng ngữ cho câu. Nhận biết được đặc điểm, mục đích của việc thêm trạng ngữ. Đặt 2 câu: 1 câu có TN chỉ thời gian, 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 4. Chuyển câu chủ động thành câu bị động Nhận biết khái niệm, mục đích của việc chuyển đổi. Chỉ ra câu bị động từ một ví dụ cụ thể và giải thích lí do dùng câu bị động. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Số câu: 5 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5 % Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40 % Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% Ngày soạn: ngày thực hiện: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT TIẾT: 97 I/Trắc nghiệm khách quan: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu1:(0,5đ): Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? Ai cũng phải học đi đôi với hành. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành. Học đi đôi với hành. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu2:(0,5đ): Câu đặc biệt là gì? Là câu cấu tạo theo mô hình chủ vị. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Là câu có chủ ngữ. Là câu chỉ có vị ngữ. Câu3:(0,5đ): Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt? Trên cao, bầu trời trong xanh, không một gơn mây. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. Hoa sim. Mưa rất to. Câu4:(0,5đ): Việc thêm trạng ngữ vào trong câu nhằm mục đích gì? Làm thành phần chính của câu. Làm cho câu văn sinh động. Để xác định thời gian nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc. Làm nghệ thuật tu từ trong câu. Câu5:(0,5đ): Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy đúng hay sai? Đúng. Sai. Câu6:(0,5đ): Thế nào là câu rút gọn? Là câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ vị. Là câu chỉ có thể vắng chủ ngữ. Là câu có thể vắng cả chủ cả vị. II/ Tự luận: Câu1: (1đ): Thế nào là câu chủ động và câu bị động? Nêu mục đích của việc chuyển đổi đó? Câu2:(1đ): Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có trạng ngữ chỉ mục đích? Câu3:(1đ): Tìm câu bị động trong đoạn trích sau:“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm’’ Gải thích vì sao tác giả lại dùng như vậy? Câu4(4đ): Viết đoạn văn ngắn về mái trường trong đó có sử dụng câu rút gọn? ..........Hết.......... (Đề kiểm tra này có 2 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT TIẾT: 97 I/Trắc nghiêm khách quan:(3đ): Mỗi ý đúng được (0,5đ): Câu1:C; Câu2: B; Câu3: C; Câu4: C; Câu5:A; Câu6: D. II/ Tự luận: (7đ) Câu1:(1đ): Câu chủ động là câu chủ ngữ chỉ người, vvaatj thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác( chỉ chủ thể của hoạt động).(0,25đ) cậu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt đọng của người, vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt động).(0,25đ) Mục đích: Việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một đoạn văn thống nhất.(0,5đ). Câu2:(1đ): Đặt đúng câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian (0,5đ). Đặt đúng câu có thành phần trạng ngữ chỉ mục đích(0,5đ). Câu3:(1đ) Câu bị động: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.(0,5đ). Tác giả chọn cách viết như vậy nhằm tránh lăp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn văn..(0,5đ). Câu4:(4đ): Đảm bảo yêu cầu của môt đoạn văn, thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, có sử dụng ít nhất hai câu rut gon, không sai lôi câu, lỗi chính tả, lời văn trng sáng, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc. Cho điểm tối đa. .............Hết................
Tài liệu đính kèm: