Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần kỳ I năm học 2009-2010 môn: Ngữ văn 6

Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần kỳ I năm học 2009-2010 môn: Ngữ văn 6

Đề bài

Đề1:

câu1: 3đ

 Hãy nêu ý nghĩa hình tượng thanh guơm trong truyện “Sự tích Hồ gươm”

câu2:7đ

Hãy kể lại một chuyến ra thành phố

Đề 2

Câu 1: Vì sao khi đánh tan giặc ân Thánh Gióng lại bay về trời?

Câu 2: Hãy viết đoạn kết mới cho truyện “ Ông lão đámh cá và con cá vàng”

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần kỳ I năm học 2009-2010 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê khao thi
Trường THCS Mỹ Thịnh
Họ và tên: Ngô Thị Nga 
Tổ : KHXH
 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần kỳ I
 Năm học 2009-2010
 Môn: Ngữ văn 6
Đề bài
Đề1:
câu1: 3đ
 Hãy nêu ý nghĩa hình tượng thanh guơm trong truyện “Sự tích Hồ gươm”
câu2:7đ 
Hãy kể lại một chuyến ra thành phố
Đề 2
Câu 1: Vì sao khi đánh tan giặc ân Thánh Gióng lại bay về trời?
Câu 2: Hãy viết đoạn kết mới cho truyện “ Ông lão đámh cá và con cá vàng”
 đáp án và biểu điểm
Đề1
Câu 1: 3đ 
 Yêu cầu phải đảm bảo các ý sau:
- Hình tượng trung tâm của truyền thuyết về Hồ Gươm chính là thanh gươm (0,5đ)
- Thanh gươm trước hết là một vũ khí. Đất nước có giặc ngoại xâm thanh gươm được trao vào tay nghĩa quân; Thanh gươm biểu tượng cho sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa. Nghĩa quân nhận thanh gươm cũng là nhận lấy trách nhiệm nặng nề mà vinh quang do tổ tiên, do đất nước dân tộc giao phó (1,5đ)
- Thanh gươm còn biểu tượng cho sự đoàn kết, đồng tâm nhất trí của cả dân tộc trong sự nghiệp cứu nước cứu nhà (1đ)
Câu: 2(7đ) Đảm bảo các yêu cầu sau
a. Mở bài (0,5đ)
- Nêu được lý do thành phố, ra với ai?
- Những ấn tượng và cảm xúc chung khi được ra thành phố
b. Thân bài (6đ)
- Lòng háo hức khi ra thành phố: hồi hộp không ngủ được, mong chờ đến hôm sau.
- Quang cảnh chung của thành phố:
+ Vào giờ tan tầm, thành phố thật đông vui, xe cộ, từng dòng người nối đuôi nhau.
+ Quang cảnh phố Trần Hưng Đạo: Vua bán nhộ nhịp, các cửa hàng nối tiếp nhau thật sinh động.
+ Cảnh siêu thị Ngọc Bình: có rất nhiều các loại sách và đồ lưu niệm được bầy rất ngăn nắp và đẹp mắt.
+ Công viên nằm cạnh nhà văn hoá thiếu thi thành phố tràn ngập tiếng nói cười của trẻ nhỏ và có nhiều trò thú vị.
+ Cảnh hồ Vị Xuyên thiơ mộng với tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi
c. Kết bài: (0,5đ)
- Tạm biệt thành phố ra về trong tâm trạng lưu luyến và hẹn ngày trở lại
* Cho điểm phần thân bài
- Đảm bảo nội dung cơ bản phong phú và hấp dẫn (5-6đ)
- Đảm bảo nội dung xong còn chưa thật cảm xúcI( 3-4đ)
- Kể còn sơ sài, chi tiết nghèo nàn( 1-2đ)
- Không đúng yêu cầu của đề : ( 0đ)
Đề 2 :(3đ)
Câu1:
Đảm bảo các ý sau:
-Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân nên không màng vinh hoa phú quý.
Thánh Gióng là người anh hùng có sứ mệnh sinh ra để đánh giặc, giặc tan , Thánh Gióng đã hoàn thành thành sứ mệnh nên bay về trời
Câu 2: đảm bảo các yêu cầu sau
 a. Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu nhân vật.
- Tiếp nối sự việc đã được nêu trong câu truyện.
a. Thân bài:(6đ)
-Ông lão đánh cá đi ra biển, lão vừa đi vừa nghĩ và cho là mình không phải cá vàng. lão cứ bước , cứ bước và tới mép biển lúc nào không hay. Nhưng thật lạ thay, lão đi tới đâu nước biển rẽ ra tới đó như để nhường lối cho lão.Lão đi mãi vào lòng biển cả lúc nào không biết. Đột nhiên lão thấy trước mặt hiện ra trước mặt mình một cung điện nguy nga, tráng lệ.lão dụi mắt và nhận ra con cá vàng quen thuộc đang có mặt ở đây.
- Ông lão đánh cá làm khách của long Vương
+Cá vàng dẫn ông lão vào trong cung điện ra mắt Long Vương – cha mình. Long Vương ân cần đón ông và nói:
 -Từ nay ông sẽ là thượng khách của ta vì ông đã cứư tính mạng con ta. Ông không phải lo lắng bất kỳ điều gì. Ông cũng không cần phải nhớ thương gì mụ vợ độc ác của ông trên mặt đất nữa.
 Nghe Long Vương nói vậy, ông lão chỉ lặnglẽ gật đầu.
- Mụ vợ đi tìm ông lão: 
 + Ngày nào mụ cũng ngóng chồng từ biển khơi trở về. dù chỉ đánh bắt được dăm ba con cá nhỏ nhưng cả haivợ chồng đều cảm thất sung sướng. tiếng cười tiếng nói vẫn díu rít. Vậy mà giờ đây, người đem đến hạnh phúc, đem đến tiếng cười tiếng nói cho mụ đâu rồi. Mụ bật khcó nức nở mụ lao nhanh về phía biển cả. mụ vừa chạy vừa khóc, vừa khóc vừa gọi ông lão trở về.
- Ông lão đánh cá muốn trở về nhà:
+Lão vào yết kiến Long Vương và xin phép được trở lại đất liền.Trước sự năn nỉ của ông lão, Long Vương cũng phải chấp nhận nguyện vọng ấy.
c.Kết bài:(0,5)
- Cá vàng năm xưa lai rẽ sóng đưa lão lên trên mặt biển và từ đó, hai vợ chồng ông lão sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời. 
*Cho điểm phần thân bài:
- Đảm bảo đầy đủ các sự việc, kể theo trình tự hợp lý, lời kể sinh động , lôi cuốn người đọc (5-6đ)
-Đảm bảo đủ các sự việc, lời kể chưa hấp dẫn (3-4đ)
-Kể còn sơ sài (1-2đ)
- không đúng yêu cầu của đề: (0đ)
 trường THCS mỹ thịnh-mỹ lộc 
 Họ tên: ngô thị nga
 Tổ :khxh
 Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I
 Năm học 2008-2009
 Môn : ngữ văn 6
 Đề bài
Đề1
 Câu 1: Vì sao nhân vật chính trong truyện “Con hổ có nghĩa” được tác giả chọn lại là con hổ mà không phải là con người hay con vật khác? Sự lựa chon đó có ý nghĩa như thế nào? (3đ)
Câu 2: Mượn lời đồ vật hoặc con vật mà em gần gũi để giãi bầy tâm sự hoặc kể truyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
 Đề 2: 
câu 1: (3đ) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng10-15dòng), nội dung tự chọn trong đó có sử dụng danh từ chỉ đơn vị , động từ tình thái.
Câu 2: Kể một cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật trong truyện cổ tích.
 Đáp án và biểu điểm
Đề 1: 
Câu1: (3đ)
Yêu cầu nêu dược các ý:
- chọn con hổ làm nhân vật chính chứ không phải con vật khácthể hiện mục đchs giáo huấn của câu truyện 
+Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống ăn thịt người , là loài thú mạnh nhất 
+Trong quan hệ gia đình thì “hùm giữ chẳng ăn thịt con” (1,5đ)
-Trong câu truyện này, trong quan hệ xã hội , ta gặp nhữnh con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình có nghĩa,có lòng biết ơn sâu sắc – khiến cho những con người chúng ta, nhất là những kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn(1,5đ)
Câu2: Đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về con vật( hoặc đồ vật)
-Những điều con vật hoặc đồ vật tâm sự 
b. Thân bài: (6đ)
- Con vật( hoặc đồ vật) đã xuất hiện trong gia đình em như thế nào?
-Tình cảm của em với nó ra sao?( kể lại một vài hành động và việc làm cụ thể bộc lộ tình cảm của mình)
-Tình cảm của con vật ( hoặc đồ vật trong những ngày đầu đối với em )
-Tình cảm giữa em với nó ngày càng sâu sắc như thế nào ?
c. Kết luận:(1đ)
 -Khép lại câu truyện 
 - Nêu tình cảm của mình đối với con vật 
*Cho điểm thân thân bài :
- Đảm bảo đủ nội dung cơ bản, lời kể hấp dẫn Trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lý (5-6đ)
 -Đảm bảo đủ nội dung , lời kể chưa thật hấp dẫn ( 3-4đ)
 -kể còn sơ sài (1-2đ)
 -Không đúng yêu cầu của bài: (0đ)
Đề 2: 
Câu 1: (3đ) 
- Viết đoạn văn đúng yêu cầu :( cho 3đ)
- Viết đúng yêu cầu của một đoạn văn nhưng thiếu một yếu tố nghệ thuật: (cho 2đ)
- Viết đúng yêu cầu của một đoạn văn, không sử dụngyếu tố nghệ thuật: ( cho1đ)
- chưa biết đoạn: (0đ)
Câu2: (7đ): Đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Mở bài:(0,5đ)
- cuôc gặp gỡ với Lang Liêu.
- Tình huống xảy ra cuộc găp gỡ đó.
b. Thân bài:(6đ)
Cuộc trò truỵen giữa người xưa và người nay .
- Em hỏi lang liêu có việc gì mà tới đây? Trả lời.
-Lang liêu hỏi người naycòn thích bánh chưng, bánh giầy không? trả lời.
- Em hỏi về công phu sáng tao và tâm trạng của Lang Liêulúc đó. Lang Liêu tâm sự.
- Em bầy tỏ lòng yêu mến chàng.
c. Kết bài:(0,5)
 - Em được đánh thức , giấc mơ tan.
- Cảm nghĩ của em về bánh chưng ngày tết và công lao sáng tạo của người xưa.
 *Cho điểm phần thân bài
 -Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ các sự việc, lời kể giầu cảm xúc. (5-6đ) 
 -Bài viết đầy đủ các sự việc, diễn đạt còn vụng. (3-4đ).
 - Kể còn sơ sài, chưa biết tưởng tượng(1-2đ)
 - Không đúng yêu cầu của đề(0đ)
 Trường THCS Mỹ Thịnh
 Họ và tên : Ngô Thị Nga
 Tổ : KHXH
 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần Học kỳ I 
 Năm học 2008-2009
 Môn: lịch sử 7
I. Phần trắc nghiệm
Câu1: Nước Anh trứoc đây được gọi là vương quốc gì?
 A. Ăng-glô xắc- xông C. Đông Gốt
 B. Tây Gốt. D.Ph- răng
Câu 2. Lãnh chúa thời phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào?
 A. Nông dân tự do có nhièu ruộng đất.
 B.Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.
 C. Nô lệ được giải phóng.
 D. Tất cả các thành phần trên
Câu 3. Chủ nghĩa tư bản ở châu âu được hình thành trên cơ sở nào?
 A. Các thành thị trung đại 
 B. Thu vàng bạc , hương liệu từ ấn độ và phuơng đông .
 C. Sự phá sản của chế độ phong kiến.
 D. Vốn và công nhân làm thuê.
Câu 4. vì sao người công nhân phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
 A. Họ thấy voà xí nhgiệp tư bản dễ sống hơn.
 B. Họ bị tư bản và phong kiến cướp ruộng đất. 
 C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
 D. Tất cả những lý do trên.
Câu 5. Xã hội phong kiến Trung quốc được hình thành dần từ thế kỷ nào?
 A. Thế kỉ htứ nhất TCN.
 B. Thế kỷ thứ hai TCN.
 C. Thế kỷ thứ ba TCN.
 D. Hai nghìn năm TCN.
Câu 6. Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai thành lập 
 A. Lý Tự Thành C. Hốt Tất Liệt.
 B. Chu Nguyên Chương D. Lưu Bang.
Câu7. Các quốc gia Nông Nam á có một nét chung về điều kiện tự nhiên , đó là:
 A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
 B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới 
 C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới
 D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Câu 8. Đông Nam á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ dệt đó là:
 A. Mùa khô và mùa hanh.
 B. mùa khô và mùa mưa.
 C. Mùa đông và mùa xuân 
 D. Mùa thu và mùa hạ.
câu 9. Xã hội phong kiến phương đông phát triển trong khoảng thòi gian nào?
 A. từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XV. C. Thế kỷ X đến thế kỷ XV.
 B. Thế kỷ I X đến thế kỷ XV. D. thế kỷ XI đến thế kỷ XV.
Câu 10. Thế nào gọi là chế độ quân chủ?
A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.
C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay vua.
D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.
Phần II: Tự luận 
Đề 1: 
Câu 1. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ? ( 3đ )
Câu 2. Hãy nêu những nét giống nhau về quá trình hình thành , phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến đông nam á ? ( 4đ)
Đề 2.
Câu 1. Đôi fsống của nông nô trong các lãnh địa phong kiến như thế nào? ( 3đ)
Câu 2. Nền chuyên chế của các quốc gia phương đông có gì khác nền chuyên chế ở các quốc gia châu Âu? ( 4đ)
đáp án và biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm : Mỗi ý đúng đạt 0,5đ
Câu 1. A Câu 4: B Câu 7: A câu10 : A
câu 2. B Câu 5: C Câu 8 : B
Câu 3. D Câu 6: B Câu 9 : C
Phần II. Tự luận
Đề 1.
Câu1. Đảm bảo các ý sau:
Xã hội phong kiến Trung quốc đã được hình thành khi 
- Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt với kỹ thuật canh tác mới , giao thông thuỷ lợi ,năng suất lao động tăng(1đ)
-Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội , làm cho xã hội có sự biến đổi :
 + Giai cấp địa chủ xuất hiện.
 + Nông dân bị phân hoá - Nông dân lĩnh canh (1đ)
 - Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành , sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ với nông dân lĩnh canh
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành, sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ với nông dân lĩnh canh.
 Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỷ III TCN ( Thời Trần ) và được vào thời Hán.( 1đ) 
Câu 2. Đảm bảo các ý sau 
 -Đến thế kỷ đầu công nguyên , cư dân Đông Nam á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt và cũng chính thời điểm này các quốc gia đầu tiên ở đông Nam áđã bắt đầu xuất hiện. Trong khoảng 10 Thế kỷ đầu sau công nguyên , hàng loạt quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển.
- Khoảng nửa sau thế kỷ XVIII là thòi kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam á( 1đ)
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam á bước vào thòi kỳ suy yếu , Mặc dù xã hôi phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trỏ thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương tây.
Đề 2 
Câu1. Đảm bảo được các ý sau:
- Trong các lãnh địa phong kiến , nông nô là người sản xuất chính nuôi sống lãnh địa . Nhưng đời sống của họ vô cùng khốn khổ . Nông nô bị phụ thuộc thân phận vào lãnh chúa phong kiến . Họ không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa ( 1đ)
- Lãnh chúa phong kiến đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô như thuế thân , thuế cưới xin , thuế thừa kế tài sản,v,v..( 1đ)
- Ngưòi nông nô làm quần quật quang năm mà không đủ ăn . Họ sống trong những túp lều tồi tàn , bẩn thỉu . họ bị đói kém bệnh tật , bị đòn roi của bọn lãnh chúa phong kiến hàng ngày. (1đ)
Câu 2 . Đảm bảo được các ý sau
 - ở phương đông , nền chuyên đã đã có từ thời cổ đại . Sang xã hội phong kiến , nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện hơn , vua chuyên chế có thêm quyền lực , trở thành hoàng đế hay đại vương .( 2đ)
- ở châu âu, thời hy Lạp và Rôma cổ đại đã có các hình thức : (2đ)
 + Dân chủ cộng hoà và đế chế , Thực chất đều là chế độ quân chủ . Chế độ chuyên chế thời cổ đại tiếp tục tồn tại ở thời phong kién 
 + Song ở giai đoạn đầu , quyền lực của nhà vua rất hạn hẹp , thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi , đó là chế độ phong kiến tập quyền .
 + Mãi đến thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất , quyền hành mới được tập trung trong tay nhà vua.
 Trường THCS mỹ thịnh 
Họ và tên: Ngô Thị Nga 
Tổ : khoa học xã hội 
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I
 Năm học 2008-2009
 Môn lịch sử 7
I. Trắc nghiêm:
Câu 1. Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào?
 A. 905-907 C. 939-695
 B. 931-938 D.939-956
Câu 2 . Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào?
 A. cuối thời Ngô C. Cuối thời nhà Đinh
 B. Đầu thời nhà Đinh D. Đầu htòi nhà Tiền Lê
Câu 3. Nhà Đinh có mấy đời vua? Đời vua cuối cùng là ai?
 A. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Điền.
 B. Hai đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn.
 C. Ba đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Liễn.
 D. Bốn đời vua. Vua cuối cùng là Đinh Toàn.
Câu 4. Nhà đinh tồn tại trong thời gian bao lâu?
 A. 10 năm B. 15 năm C. 14 năm D. 12 năm
Câu 5. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?
 A. Cuối năm 1009 C. Cuối năm 1010
 B. Đầu năm 1009 D. Năm 1005
Câu 6. Kinh đô Thăng Long gắn liền vói vua nào của thời lý? 
 A. Lý Thái Tổ. C. Lý Nhân Tông. 
 B. Lý Thánh Tông. D. Lý Thái Tông. 
Câu 7. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào? để thờ ai?
 A. Năm1075-Thờ Chu Văn An C. Năm 1010- Thờ Lý Công Uẩn
 B. Năm 1070 –Thờ Khổng Tử D. Năm 1702-Thờ Mạnh Tử
Câu 8. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
 A. Trung ương tập quyền.
 B. Phong kiến tập quyền 
 C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến tập quyền.
 D. Câu a,b sa, câuc đúng .
Câu 9. “ Đầu thần chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
 A. Trần QuốcTuấn D. Trần Bình Trọng.
 C. Trần Quốc Toản C. Trân Thủ Độ.
Câu 10. Trần Quốc Tuấn Là tướng chỉ huy trong cuộc kháng chiến nào của thời trần ?
 A. Lần thứ nhất chống quân mông cổ( 1285).
 B. Lân thứ hai chống quân Nguyên (1285).
 C. Lần thứ ba chống quân Nguyên ( 1287-1288)
 D. Câu b và c đúng. 
Phần II. Tự luận
Đề 1. 
Câu 1. Tóm tắt vài nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn? ( 3đ)
Câu2. Hãy tường thuật lại trận đánh trên sông như nguyệt? ( 4đ)
Đề 2. 
Câu1.Quân đội nhà trần được tổ chưc như thế nào? (3đ)
Câu2. Trình bày tóm tắt diễn biễn của trận đánh bạch đằng năm 1288? ( 4đ )
Đáp án và biểu điểm
Phần I.:Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng được 0,5đ
Câu1 : D Câu 4: C Câu 7: B Câu 10: Đ
Câu 2: A Câu 5 :C Câu 8 : A
Câu3 : B Câu 6 :C Câu 9 : Đ
Phần II: Tự luận 
Đề 1
Câu1. Đảm bảo được các ý sau
- Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, Trong mộtgia đình nghèo khổ , bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm , Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên Lê hoàn đi theo đinh liễn lập được nhiều chiến công, khi Đinh tiên hoàng dẹp “ loạn 12 sứ quân”, Đinh tiên hoàng Phong cho Lê hoàn làm thập đạo tướng quân.( 1đ )
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất , Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, vua mới còn nhỏ , Lê hoàn được cử làm phụ chính . Nhân cơ hội đó nhà tống lâm le xâm lược bờ cõi Đại Cồ Việt .Trước tình thế hiểm nghèo , các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến . Vì lợi ích của dân tộc , Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi cho Lê Hoàn.( 1đ )
- Lê Hoàn lên ngôi xưng là Lê Đại Hành , đổi niên hiệu là Thiên Phúc, đóng đô ở Hoa Lư . chỉ trong một tháng , dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành , quân dân Đại Cồ Việt đã đánh tan quân xâm lược Tống ( 1đ )
Câu 2. Đảm bảo được các ý sau:
- Tháng 1 năm 1076, quân Tống tiến đến bờ sông như Nguyệt , quân Tống lúng túng vì trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là cả một chiến luỹ rất kiên cố . Lúc này Quách Quỳ phải đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ thuỷ quân đến . Nhưng thuỷ quân bị quân Lý Kế Nguyên chặn đánh không đến được.(1,5đ)
- Thất vọng , Quách Quỳ cho quân cố phòng thủ và tinh thần quân sỹ ngày càng mệt mỏi chán nản. (1đ)
- Cuối mùa xuân năm 1007, Lý Thường kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch . Đang đêm quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to. Lúc ấy ,Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị “ giảng hoà”. Quách Quỳ chấp nhận ngay và quân Tống vội vã rút quân về nước. ( 1.5đ)
Đề 2. 
Câu 1.
-Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành , triều đình và nhà vua. Cấm quân được tuyển chọ từ những trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương của nhà Trần.(0,5đ)
- ở làng xã có hương binh . Khi có chiến tranh , còn có quân đội của vương hầu(0,5đ).
- Quân đội cả nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ Ngụ binh ư nông”vì theo chủ trương “Quân lính cốt nhụê , không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoà kết trong quân đội.(0,5đ)
-Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc (0,5đ)
* Nhận xét (1đ)
- Tổ chức quân đội thống nhất từ trung ương đến địa phương 
- Mối quan hệ giữa quan, quân đồng nhất 
Câu 2.Đảm boả các ý sau:
-Tháng 1-1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây, ta thực hiện chủ truơng “ vườn không nhà trống”, khiến quân nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn. Thoát hoan quyết định rút quân về nước 
- Nhân cơ hội này vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phân cồng và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
-Tháng 4-1288, đoàn quân do Ô Mã Nhi chỉ huy rút theo đường thuỷ trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến đến gần bãi cọc, quân Trần khiêu khích rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống tổ chức phản công quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt 
- Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút qua Quảng Tây( Trung Quốc ) cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdekhaothi.doc