Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hàm Nghi

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)?

Câu 2: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính

 

doc 7 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Môn: Lịch sử 9
Thời gian :45 phút (không tính thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)?
Câu 2: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của hai miền Nam-Bắc sau đại thắng Xuân 1975?
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Đắk Tô-Tân Cảnh (xuân hè 1972)?
.........................................................Hết...............................................................
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Môn: Lịch sử 9
Thời gian :45 phút (không tính thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)?
Câu 2: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của hai miền Nam-Bắc sau đại thắng Xuân 1975?
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Đắk Tô-Tân Cảnh (xuân hè 1972)?
.........................................................Hết...............................................................
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Môn: Lịch sử 9
Thời gian :45 phút (không tính thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)?
Câu 2: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của hai miền Nam-Bắc sau đại thắng Xuân 1975?
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Đắk Tô-Tân Cảnh (xuân hè 1972)?
.........................................................Hết...............................................................
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Lịch sử 9
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
- Ba tổ chức Cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho phong trào cách mạng.
- Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải có một chính đảng thống nhất trong cả nước.
1 điểm
1 điểm
Câu 2
 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân vì:
- Đây là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, tiến bộ nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Cuộc kháng chiến đó do toàn dân tiến hành. Nó diễn ra trên tất cả các mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa.
1 điểm
1 điểm
Câu 3
* Ở miền Bắc: 
a/ Thuận lợi :
- Từ 1954-1975 đã đạt được những thành tựu lớn, toàn diện
- Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
b/ Khó khăn.
 + Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, bỏ hoang, nhiễm độc...
+ Vô số bom mìn còn vùi lấp trên đồng ruộng...
+ Hàng triệu người thất nghiệp;
+ Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.
* Ở miền Nam:
a/ Thuận lợi :
 -Hoàn toàn giải phóng. 
-Chính quyền cũ bị sụp đổ.
b/ Khó khăn;
- Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. 
- Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán là phổ biến,...
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
- Chiến thắng Đắc Tô-Tân Cảnh đã làm thay đổi cục diện trên chiến trường Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tiến công quyết định của ta vào thị xã.
- Làm rung động cả hệ thống phòng ngự của địch ở miền Nam, làm suy yếu ý chí chiến đấu của chúng,...góp phần đánh bại âm mưu phá hoại Hiệp định Pa-ri, tạo bàn đạp cho đại thắng xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1 điểm
1 điểm
GIÁO VIÊN RA ĐỀ, ĐÁP ÁN
Phạm Văn Hoan
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN 
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Môn: Lịch sử 8
Thời gian :45 phút (không tính thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
Câu 1. Chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914 diễn ra trong những lĩnh vực nào? Mục đích của những chính sách đó?
Câu 2: Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” trong hoàn cảnh nào? Mục đích của “Chiếu Cần vương” ?
Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các nhà yêu nước trước đó?
Câu 4: Nêu chính sách cai trị về văn hóa-xã hội của thực dân Pháp đối với Kon Tum.
.........................................................Hết...............................................................
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Lịch sử 8
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
 Chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914 diễn ra trong những lĩnh vực: 
* Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền.
* Công nghiệp: Tập trung khái thác than, kim loại; sản xuất xi năng, điện, gỗ...
* Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
* Thương nghiệp:
- Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Vịêt Nam.
- Đề ra những loại thuế mới.
=> Mục đích: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” trong hoàn cảnh khi cuộc tấn công của phái chủ chiến vào kinh thành Huế thất bại và phải chạy ra căn cứ Tân Sở - Quảng Trị.
- Mục đích của việc ban “Chiếu Cần vương” là nhằm kêu gọi các văn thân, nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
1 điểm
1 điểm
Câu 3
- Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp nổ ra liên tục nhưng không đi đến thắng lợi. 
- Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Con đường cúu nước của Nguyễn Tất Thành khác các vị tiền bối trước đó là Người đã sang châu Âu, sang nước Pháp, cái nôi của chủ nghĩa tư bản để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và hoạt động cách mạng.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 4
Chính sách cai trị về văn hoá-xã hội của Pháp đối với Kon Tum
- Thực hiện chính sách “ngu dân” để cai trị; hạn chế tối đa việc mở trường học.
- Sử dụng tôn giáo để xoá nhoà văn hoá truyền thống dân tộc.
- Khuyến khích các hủ tục lạc hậu phát triển.
=> Đời sống nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
GIÁO VIÊN RA ĐỀ, ĐÁP ÁN
Phạm Văn Hoan
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN 
PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Môn: Lịch sử 6
Thời gian :45 phút (không tính thời gian phát đề
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Nêu tình hình văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? 
Câu 2: Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Lý Bí năm 542? 
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 4: Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của các cư dân cổ ở Kon Tum ?
.........................................................Hết...............................................................
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Lịch sử 6
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
- Thế kỉ IV ngời Chăm có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. 
- Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. 
- Người Chăm có phong tục hỏa táng người chết. Họ có thói quen ăn trầu cau, ở nhà sàn. 
- Người Chăm sáng tạo nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng và các bức chạm nổi.
 0,75điểm
 0,75điểm
 0,75điểm
 0,75điểm
Câu 2
- Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Được hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. 
- Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã làm chủ các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ vội bỏ thành chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 – 542 nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía Bắc, đánh bại quân Lương và làm chủ Hoàng Châu. 
- Đầu năm 543 nhà Lương tổ chức tấn công đàn áp lần hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương bị thiệt hại nhiều.
1,25 điểm
1,25 điểm
1,25 điểm
1,25 điểm
Câu 3
 Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
1 điểm
Câu 4
- Cư dân cổ ở Kon Tum có khiếu thẩm mĩ, thích trang sức và làm đẹp.
- Người chết được chôn theo công cụ lao động, vật dùng, đồ trang sức.
( 0,5điểm)
( 0,5điểm)
GIÁO VIÊN RA ĐỀ, ĐÁP ÁN
Phạm Văn Hoan
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2.doc